Ngón tay cò súng (ngón tay bật)

(4.44) - 36 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ngón tay cò súng là bệnh gì?

Ngón tay cò súng hay còn gọi là hội chứng ngón tay bật. Đây là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng ở vị trí cong, gây khó khăn hoặc đau khi duỗi. Người bệnh không làm chủ được cách điều khiển nên ngón tay này có thể duỗi thẳng nhanh chóng sau khi uốn cong, do đó trông giống như thao tác kéo cò súng.

Ngón tay cò súng còn được biết đến do tình trạng viêm bao gân, xảy ra khi tình trạng viêm thu hẹp không gian bên trong lớp bao quanh gân ở ngón tay bị ảnh hưởng. Nếu hội chứng ngón tay bật nghiêm trọng, ngón tay có thể bị “khóa” ở tư thế cong, không thể duỗi thẳng trở lại.

Những người có đặc thù công việc hoặc sở thích liên quan đến các hành động nắm chặt lặp đi lặp lại có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn. Tình trạng bệnh cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và người mắc bệnh tiểu đường. Các phương pháp chữa ngón tay bật sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ngón tay cò súng

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngón tay cò súng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Cứng ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Cảm giác có tiếng bật hoặc tiếng click khi di chuyển ngón tay
  • Đau hoặc một có vết sưng (nốt u nhỏ) trong lòng bàn tay ở phần gốc ngón tay bị ảnh hưởng
  • Khi gập ngón tay như bị “khoá”, khi duỗi sẽ đột ngột bật thẳng, có trường hợp không thể duỗi thẳng lại và cần có người hỗ trợ
  • Người lớn thường bị ở ngón giữa còn bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em thường xuất hiện ở ngón cái

Thực tế, nhiều ngón tay có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc và cả hai tay đều có thể mắc hội chứng ngón tay bật.

Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu khớp ngón tay có cảm giác nóng và bị viêm, vì những dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần thăm khám nếu bị cứng, tê hoặc đau ở khớp ngón tay, hoặc nếu bạn không thể duỗi thẳng hoặc uốn cong một ngón tay như bình thường.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh ngón tay cò súng là gì?

Gân là những “sợi dây” kết nối cơ với xương. Mỗi sợi gân được bao bọc bởi một lớp vỏ bảo vệ. Nguyên nhân gây ra hội chứng ngón tay bật là do vỏ bọc gân của ngón tay bị kích thích và viêm, cản trở chuyển động trượt bình thường của gân qua vỏ bọc.

Sự kích thích kéo dài có thể tạo ra sẹo, dày lên và hình thành các nốt sần (xơ hoá) ở gân làm cản trở chuyển động của gân nhiều hơn.

Các yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc hội chứng ngón tay bật gồm:

  • Thao tác nắm chặt tay nhiều lần. Những nghề nghiệp và sở thích liên quan đến việc sử dụng tay nhiều lần và nắm chặt trong khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ngón tay cò súng.
  • Một số vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoặc viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ bệnh.
  • Giới tính. Hội chứng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
  • Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay. Ngón tay bật có thể là một biến chứng liên quan đến phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay, đặc biệt là trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh ngón tay cò súng

Chẩn đoán hội chứng này không cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm phức tạp nào. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám triệu chứng thực thể ở người bệnh. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh xoè và nắm bàn tay, kiểm tra các vùng bị đau, khả năng cử động cũng như bất kỳ khó khăn nào mà người bệnh gặp phải khi thao tác với bàn tay.

Bác sĩ có thể sờ vào lòng bàn tay người bệnh để kiểm tra dấu hiệu của khối u. Nếu khối u cũng di chuyển khi ngón tay cử động, rất có thể đó là tình trạng viêm bao gân, vì khối u là vùng sưng ở một phần của gân.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh siêu âm để xác nhận chẩn đoán hoặc loại trừ các nguyên nhân khác như viêm khớp.

Những phương pháp điều trị bệnh ngón tay cò súng

Cách chữa ngón tay cò súng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh.

  • Nội khoa. Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen có thể làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, thuốc này không có khả năng làm giảm sưng do co thắt bao gân hoặc “kẹt gân”.
  • Trị liệu. Các phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn có thể bao gồm:
    • Nghỉ ngơi. Tránh các hoạt động đòi hỏi phải lặp đi lặp lại thao tác cầm nắm hoặc sử dụng máy móc cầm tay có rung trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng bệnh được cải thiện. Nếu không thể tránh hoàn toàn những hoạt động này, hãy sử dụng găng tay có phần đệm lòng bàn tay để bảo vệ tay.
    • Dùng thanh nẹp. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh đeo nẹp vào ban đêm để cố định ngón tay bị ảnh hưởng trong tối đa sáu tuần. Phương pháp này có thể giúp gân được nghỉ ngơi.
    • Các bài tập kéo giãn. Người bệnh nên tập các bài tập nhẹ nhàng để giúp duy trì khả năng vận động của ngón tay.
  • Phẫu thuật và các thủ thuật khác. Nếu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hoặc nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị:
    • Tiêm steroid. Tiêm thuốc steroid gần hoặc vào vỏ bọc gân có thể làm giảm viêm và cho phép gân có khả năng trượt linh động trở lại. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất và nó thường có hiệu quả trong một năm hoặc hơn ở hầu hết những bệnh nhân được điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần phải tiêm nhiều hơn một lần. Đối với người bệnh tiểu đường, hiệu quả của tiêm steroid thường kém hơn.
    • Can thiệp tối thiểu qua da. Sau khi làm tê lòng bàn tay người bệnh, bác sĩ sẽ dùng một cây kim cứng đưa vào mô xung quanh gân bị ảnh hưởng. Di chuyển kim và ngón tay giúp phá vỡ sự co thắt đang cản trở chuyển động trơn tru của gân. Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện khi siêu âm, vì vậy bác sĩ có thể nhìn thấy đầu kim nằm dưới da, đảm bảo bao gân mở ra mà không làm tổn thương gân hoặc các dây thần kinh lân cận.
    • Phẫu thuật. Qua một vết rạch nhỏ gần gốc ngón tay bị ảnh hưởng, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt phần bị co thắt của vỏ bọc gân.

Phòng ngừa

Một bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng. Nguồn Style Craze.

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng

Có thể ngăn ngừa hội chứng ngón tay bật bằng cách tránh các hoạt động làm căng gân cơ gấp ngón tay. Ngoài ra, khi đã chẩn đoán bệnh, người bệnh cần tuân thủ đầy đủ các chỉ định từ bác sĩ, trong đó có cả luyện tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng. Vì bệnh cũng có thể là hậu quả kéo theo của tiểu đường, viêm khớp… nên cần thường xuyên thăm khám sức khoẻ định kỳ nếu bạn đang mắc các bệnh lý này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng bụng quả mận

(22)
Tìm hiểu chungHội chứng “bụng quả mận” là gì?Hội chứng “bụng quả mận” là một nhóm các dị tật bẩm sinh có liên quan đến 3 vấn đề chính:Các cơ ... [xem thêm]

Áp xe vú

(41)
Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ ... [xem thêm]

Đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)

(82)
Định nghĩaĐau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm) là bệnh gì?Đau đầu từng cụm hay còn gọi là đau đầu cụm hoặc nhức đầu cụm. Đây là ... [xem thêm]

Viêm hạch bạch huyết

(35)
Hệ bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, tế bào, ống dẫn và tuyến. Các tuyến cũng được gọi là hạch và có thể xuất hiện trên khắp nơi trên cơ ... [xem thêm]

Viêm dây thần kinh thị giác

(12)
Tìm hiểu chungViêm dây thần kinh thị giác là gì?Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm gây tổn thương dây thần kinh thị giác – bó sợi thần kinh ... [xem thêm]

Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)

(81)
Định nghĩaRung nhĩ (rung tâm nhĩ) là bệnh gì?Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập ... [xem thêm]

Thần kinh quay

(31)
Tìm hiểu chungBệnh thần kinh quay là bệnh gì?Thần kinh quay ở tay điều khiển các cơ ở cánh tay, cẳng tay, cổ tay và ngón tay làm động tác gấp duỗi cánh tay ... [xem thêm]

Cắt đại tràng

(90)
Tìm hiểu về cắt đại tràngCắt đại tràng là gì?Đại tràng, còn được gọi là ruột già hoặc ruột kết, là một cơ quan hình ống dài nằm cuối đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN