5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết

(4.31) - 94 đánh giá

Các bệnh về gan đều có chung một quy trình phát triển. Để tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị, bạn nên sớm thực hiện chẩn đoán bệnh về gan ngay từ những giai đoạn đầu.

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã tìm ra hơn 100 căn bệnh về gan. Tuy chiếm số lượng lớn như vậy, nhưng hầu hết chúng đều có chung quy trình phát triển bệnh. Qua bài viết này, Chúng tôi sẽ mô tả chi tiết các giai đoạn bệnh về gan, đồng thời giúp bạn tìm hiểu xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe.

Giai đoạn đầu tiên: Gan vẫn khỏe mạnh

Ở giai đoạn này, gan vẫn đang thực hiện tốt nhiệm vụ của nó, bao gồm lọc độc tố ra khỏi máu và xử lý chất béo có trong cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh hai chức năng chính vừa được đề cập đến, gan còn chịu trách nhiệm khoảng 500 công việc khác, góp phần duy trì sức khỏe ổn định.

Bạn có thể không để ý, nhưng các tế bào gan sẽ bị tổn thương, dù ít hay nhiều, mỗi khi bạn sử dụng thức uống chứa cồn quá nhiều hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ từ thức ăn. Béo phì và lạm dụng bia, rượu là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh về gan.

Giai đoạn 2: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh về gan – viêm

Gan là một trong những cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể do đặc tính nhiệm vụ là xử lý độc tố hàng ngày. Nếu không để tâm vào vấn đề ăn uống, bên cạnh dạ dày, bạn còn có thể gây tổn hại cho cả gan. Dấu hiệu đầu tiên của gan bị tổn thương là viêm. Viêm gan xảy ra khi các tế bào gan đang cố gắng chống lại chấn thương hay nhiễm trùng. Bạn có thể nhận thấy kích thước gan có vẻ sưng lên ở kết quả xét nghiệm hình ảnh.

Viêm gan có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân. Chất béo dư thừa tích tụ trong gan, độc tố tích lũy quá nhiều hoặc nhiễm virus ở gan có thể khiến cơ quan này đau nhức và sưng lên. Các yếu tố này là điều kiện tiên quyết dẫn đến những bệnh về gan như:

  • Gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Gan nhiễm mỡ do rượu
  • Viêm gan, bao gồm cả viêm gan do virus hoặc viêm gan tự miễn

Trong phần lớn trường hợp, bạn có thể cảm giác được gan đang chịu tổn thương khi cơ thể phát đau ở khu vực gan (vùng bên phải và phía trên bụng). Đôi khi, bạn cũng sẽ cảm thấy nhiệt độ ở khu vực này cao hơn bình thường. Một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ không có triệu chứng nào rõ rệt.

Nếu bạn nhận ra các dấu hiệu bệnh gan nhanh chóng và sớm có kết quả chẩn đoán tình trạng ở giai đoạn này, tình trạng viêm có thể chấm dứt khi bạn tiến hành quá trình điều trị. Tế bào gan sẽ nhanh chóng phục hồi nhưng mô bị hư tổn.

Giai đoạn 3: Xơ hóa – Mô sẹo hình thành ở gan

Nếu viêm gan không được điều trị tận gốc, nó sẽ tiếp tục tổn thương gan, lâu ngày dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo. Mô sẹo xuất hiện đồng nghĩa với việc các tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế, từ đó gan sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn trước. Toàn bộ quá trình này được gọi là xơ hóa. Một khi chức năng gan suy yếu, độc tố và chất béo sẽ tích tụ trong gan. Ngoài việc ngăn chặn gan thực hiện nhiệm vụ của nó, các mô sẹo còn gây cản trở lưu lượng máu đến gan.

Ở giai đoạn này, bạn vẫn có thể tiếp nhận liệu pháp điều trị bằng thuốc và áp dụng lối sống lành mạnh. Nhờ khả năng tự chữa lành vết thương, gan vẫn có cơ hội phục hồi cao vào lúc này.

Giai đoạn 4: Mô sẹo tiến triển nặng, trở thành xơ gan

Nếu bỏ qua giai đoạn xơ hóa, nguy cơ bệnh phát triển thành xơ gan là rất cao. Khi đã tiến đến thời điểm này, các tế bào gan không còn khả năng tự chữa lành. Xơ gan cần đến 20–30 năm mới có thể phát triển.

Tuy nhiên, thời điểm bạn nhận ra gan đang gặp vấn đề nghiêm trọng thì cũng là lúc căn bệnh trở nặng vì lúc này các triệu chứng đã hoàn toàn rõ ràng. Xơ gan là tiền đề cho hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số dấu hiệu cũng như biến chứng phổ biến của xơ gan, bao gồm:

  • Mệt mỏi hay thậm chí kiệt sức
  • Suy nhược cơ thể
  • Ngứa
  • Mất khẩu vị
  • Sụt cân
  • Buồn nôn và nôn
  • Cổ trướng (chất lỏng tích tụ trong bụng)
  • Phù nề (tình trạng sưng do chất lỏng tích tụ) ở bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân
  • Tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện trên da
  • Vàng da và vàng mắt

Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan. Điều trị xơ gan là kiểm soát tiến trình phát triển của sẹo và điều trị mọi biến chứng cũng như triệu chứng do xơ gan gây ra.

Giai đoạn cuối của mọi căn bệnh về gan: Suy gan

Thời điểm những căn bệnh về gan bước vào giai đoạn cuối cũng là lúc gan đã hoàn toàn mất chức năng hoạt động, đồng thời khả năng tái tạo để chữa lành vết thương cũng vô hiệu. Suy gan có thể là một tình trạng sức khỏe mãn tính hoặc cấp tính.

Suy gan cấp tính tấn công nhanh chỉ trong vòng 48 giờ do phản ứng với độc tố có sẵn trong cơ thể hoặc do sử dụng thuốc quá nhiều. Trong khi đó, suy gan mạn tính lại phát triển từ xơ gan có khả năng đã hình thành và phát triển trong cơ thể bạn trong nhiều năm. Vào giai đoạn cuối của bệnh về gan, phương pháp điều trị tốt nhất chính là cấy ghép gan.

Suy gan chuyển biến xấu đi có nguy cơ tác động tiêu cực đến bạn về cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Bạn chớ nên xem nhẹ việc này vì sự ảnh hưởng lớn hơn bạn tưởng tượng rất nhiều. Lúc này, bối rối và mất phương hướng là điều chắc chắn xảy ra. Ngoài ra, bạn còn bắt gặp những triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Do đó, bạn khó có thể xác định bản thân có bị suy gan hay không chỉ từ khám tổng quát.

Khi đã chẩn đoán suy gan xong, các bác sĩ sẽ ngay lập tức tiến hành điều trị để cứu vãn tình hình của bạn. Nếu mọi biện pháp đều bất khả thi, bạn chỉ còn một lựa chọn là cấy ghép gan.

Kết luận

Điều quan trọng là bạn cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tốt nhất là tham gia đầy đủ chương trình khám bệnh định kỳ, vì các căn bệnh về gan có thể được chẩn đoán ngay từ giai đoạn viêm hoặc giai đoạn xơ hóa khi bạn thực hiện xét nghiệm siêu âm hoặc chụp X-quang dạ dày. Nếu được điều trị thành công ngay từ những giai đoạn đầu, gan có cơ hội tự phục hồi chức năng như cũ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 dấu hiệu bạn bị thiếu chất xơ

(20)
Chất xơ rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng bạn có thể chưa cung cấp đủ cho cơ thể. Vậy đâu là dấu hiệu thiếu chất xơ bạn nên chú ... [xem thêm]

5 loại sữa rửa mặt cho da khô với giá hạt dẻ

(20)
Bạn thuộc nhóm da khô? Bạn có biết rằng làn da khô luôn đi chung với sự nhạy cảm? Việc đầu tiên trong quy trình dưỡng da mà cô nàng nào cũng biết đó là ... [xem thêm]

Công dụng của mủ trôm và cách pha mủ trôm giải nhiệt cho cả nhà

(93)
Mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cảm giác no nên rất hữu ích trong việc giảm cân… là những công dụng của mủ trôm mà bạn không nên bỏ qua. Mủ ... [xem thêm]

Phụ nữ không làm tình lâu ngày có tốt không?

(96)
Làm tình cũng là một trong những cách giúp phụ nữ duy trì sức khỏe tình dục. Nếu phụ nữ lâu ngày không quan hệ có sao không? “Cô bé” sẽ chịu những ảnh ... [xem thêm]

Các câu hỏi thường gặp trong xét nghiệm tự kháng thể tầm soát tiểu đường

(67)
Các xét nghiệm tự kháng thể thông thường sẽ giúp bạn phân biệt được loại tiểu đường mà mình đang mắc phải. Đây cũng là cách giúp bạn kiểm tra ... [xem thêm]

Nổi mề đay do nước, đừng quá lo lắng!

(71)
Chứng nổi mề đay do nước có thể khiến bạn lo lắng khi bị phát ban, ngứa và sưng da chỉ vì đổ mồ hôi khi trời nóng. Bạn nên làm gì để tránh những ... [xem thêm]

Stress khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi

(69)
Căng thẳng là một điều rất bình thường trong cuộc sống, ngay cả khi mang thai bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy stress ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu chất sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày

(36)
Chứng thiếu hụt sắt chính là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – đặc biệt thường phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai, theo Trung tâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN