10 cụm từ bố mẹ nên dùng khi con không nghe lời

(4.15) - 45 đánh giá

Nhiều bố mẹ cảm giác khó chịu khi con không nghe lời, ngang bướng và thường dùng quyền uy ra lệnh bắt ép con thực hiện theo ý mình, từ đó làm rạn nứt mối quan hệ bố mẹ và con. Thay vì vậy, bạn hãy ghi nhớ 10 câu nên nói với con theo gợi ý của Chúng tôi nhé.

Giao tiếp với con cái là cả một nghệ thuật, bạn luôn cần sự nhẫn nại và khéo léo. Tuy nhiên, điều này không phải bố mẹ nào cũng có thể làm được. Khi con làm điều gì sai trái, phản ứng phổ biến của nhiều bố mẹ là quát mắng và bắt ép con làm theo ý mình. Đây không phải là cách dạy con hay, mà chỉ làm khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Do đó, ngay từ giờ, bạn hãy chỉnh lại cách nói chuyện với con bằng cách nhớ 10 câu nên nói với con sau đây:

1. Con có nhớ con cần làm gì không?

Tình huống: Con chuẩn bị ra ngoài chơi

Thay vì ra lệnh con phải cẩn thận khi ra ngoài chơi, bạn hãy nói với con bằng câu trên để nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ tự bảo vệ bản thân. Hỏi con về những gì con cần nhớ thực hiện sẽ giúp con gợi lại những tình huống mà bạn đã hướng dẫn con cách xử lý và nhắc con cách giữ an toàn khi ra ngoài.

2. Suỵt! Con nói nhỏ chút nhe

Tình huống: Con chạy nhảy trong nhà gây ồn ào

Trẻ em thường sẽ rất ồn ào và không biết cách kiểm soát điều này khi đang chơi đùa với anh chị em hay bạn bè. Do đó, bạn hãy dạy con hiểu rằng la hét hay ồn ào không phải là việc làm tốt và con không nên cư xử như vậy.

Lúc con gây ồn ào, thay vì bảo con im lặng, bạn nên khuyên con nói nhỏ lại. Bằng cách này, bạn sẽ dạy con những hành vi tốt thay vì chỉ ra lệnh cho con làm theo ý mình.

3. Con có cần mẹ giúp không?

Tình huống: Bạn yêu cầu con làm một việc gì đó

Khi yêu cầu con làm một việc nào đó, bạn hãy hỏi trẻ có thể tự làm việc này không hay con có cần sự giúp đỡ của bố/mẹ không?

Điều này giúp bạn cổ vũ con và làm trẻ hiểu được những mong muốn của bạn; câu nói cũng gần gũi với con hơn thay vì cứ ra lệnh cho con phải làm việc này, việc kia.

4. Con có học được gì sau việc làm vừa rồi không?

Tình huống: Trẻ phạm phải sai lầm

Trẻ có thể mắc sai lầm và đó là điều thông thường trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ. Vì thế, thay vì cho biết con đã làm sai điều gì, bạn hãy hỏi câu này để trẻ chủ động suy nghĩ về hành động sai trái của mình và tự rút ra bài học để lần sau không tái phạm.

5. Dùng từ ngữ nhẹ nhàng khi muốn nhờ con làm gì

Tình huống: Bạn muốn con làm việc gì đó

Bạn cảm thấy thế nào nếu có người luôn lên giọng bảo bạn làm thế này, thế kia. Bạn chắc sẽ thấy khó chịu phải không?

Đó là lý do vì sao bạn nên nói với con thật nhỏ nhẹ khi muốn con làm việc gì đó. Ví dụ: “Con hãy nhặt đồ chơi lên nào” hay “Con hãy ăn hết bữa cơm đi nhé” thay vì nói “nhặt đồ chơi lên” hay “ăn cơm đi”.

Cách nói này còn giúp con bạn học được cách lễ phép khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.

6. Hãy xem chúng ta có thể làm những việc này nhanh như thế nào hôm nay!

Tình huống: Vào buổi sáng trước khi đến trường hay chuẩn bị đi du lịch cùng gia đình, bạn muốn con làm thật nhanh những việc như ăn sáng, mang giày, lấy cặp (hoặc hành lý).

Câu nói sẽ giúp con bạn hiểu rằng chúng cần nhanh hơn mà bạn không cần phải thúc giục con quá nhiều.

7. Con có cần đi ngay không hay 10 phút nữa?

Tình huống: Trẻ đang ngồi chơi, vẽ tranh, bạn muốn trẻ đi ăn trưa

Trẻ thích được làm việc mà chúng muốn. Do đó, hãy nói câu này với con thay vì ra lệnh con phải đi ngay. Câu hỏi trên làm trẻ cảm thấy mình có quyền lựa chọn và mình mới là người quyết định.

8. Con có thể nhận món đồ chơi đó vào sinh nhật

Tình huống: Con vòi vĩnh đòi mua những món đồ chơi.

Thay vì từ chối ngay, bạn hãy nói với trẻ câu trên. Bạn cũng có thể dùng món đồ chơi mà bé thích làm phần thưởng khi con làm việc tốt. Điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt tính đua đòi và biết kiên nhẫn chờ đợi nhận được quà từ bố mẹ.

9. Bình tĩnh nào, con muốn gì?

Tình huống: Con muốn điều gì đó nhưng không diễn đạt được hay tỏ ra tức giận quá mức

Giận dữ là điều không tốt chút nào. Vì vậy, khi con đang tức giận, bạn nên giúp con bình tĩnh lại và hỏi xem con muốn điều gì.

Cách này giúp con kiềm chế được bản thân, học cách nói chuyện ôn hòa hơn và con sẽ nghe lời hơn khi bạn yêu cầu một điều gì. Bạn cũng nên giữ bình tĩnh vì nếu cảm thấy bạn nóng giận, trẻ sẽ càng mất kiểm soát hơn.

10. Mẹ yêu con và điều đó chẳng bao giờ thay đổi

Tình huống: Khi trẻ phạm sai lầm hoặc không vâng lời bố mẹ

Lúc này, một số người thường nói với con là: “Mẹ không thương con nữa” hoặc “Không ai muốn ở bên cạnh con nếu con là người xấu”. Điều này sẽ làm con cảm thấy không cần thiết và không được yêu thương.

Trong tình huống này, bạn hãy nói câu trên để trấn an và cho con biết rằng bạn vẫn yêu chúng, nhưng sau đó, hãy nói về hành động sai trái của con và mong muốn con không vi phạm trong lần sau.

Hy vọng với những câu nên nói với con ở trên, bạn và con sẽ trở nên thân mật hơn, con bạn sẽ ngoan ngoãn và cư xử đúng đắn hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 lý do vì sao bạn nên nghỉ tập thể dục một thời gian

(51)
Quyết tâm duy trì thói quen rèn luyện sức khỏe là rất cần thiết nhưng có những trường hợp bạn nên nghỉ tập thể dục vài ngày để cơ thể có thời gian ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu TP HCM

(89)
Nhiều bệnh nhân lựa chọn đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM bởi đây là bệnh viện hàng đầu Việt Nam có chuyên môn khám chữa bệnh các vấn đề về da ... [xem thêm]

Phương pháp trị sẹo rỗ đáy vuông: Nỗi ám ảnh sau mụn

(55)
Sẹo rỗ đáy vuông là một biến thể nặng của sẹo rỗ, thường hình thành sau mụn. Điều trị sẹo rỗ đáy vuông tại nhà thường không đạt hiệu quả cao và ... [xem thêm]

Bà bầu ăn ngô có tốt không? Thắc mắc đã có lời giải đáp!

(67)
“Bà bầu ăn ngô có tốt không?”. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bà bầu thắc mắc. Thực tế, ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt ... [xem thêm]

Chứng đau xương cụt khi mang thai: Mẹ bầu cần biết điều gì?

(65)
Bên cạnh những triệu chứng đáng ghét như ốm nghén, ợ nóng, táo bón… thì suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng đau xương cụt ... [xem thêm]

15 tháng

(32)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Các hành vi trái ngược nhau của bé trong thời gian này cho thấy rằng con đang bắt đầu hiểu một khái niệm rất ... [xem thêm]

5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú

(77)
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ cho con bú khiến nhiều chị em trở nên mệt mỏi và trầm cảm vì nhiều vấn đề xảy ra như mẹ bị viêm vú, tắc tia sữa, bé bú ... [xem thêm]

Nhiễm virus tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm cơ tim

(66)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN