Viêm xoang trán – những điều bạn cần biết

(3.7) - 91 đánh giá

Viêm xoang là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Viêm xoang trán là một trong những chứng viêm xoang thường gặp.

Viêm xoang trán là gì?

Viêm xoang là tình trạng các màng nhầy kết nối các xoang bị viêm, gây ra những triệu chứng khó chịu.

Nếu phân loại viêm xoang dựa theo vị trí, ta có:

  • Viêm xoang hàm
  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang bướm

Người bệnh có thể viêm đa xoang, tức là viêm nhiều xoang một lúc.

Xoang trán nằm ở khu vực trán, vị trí ở khoảng giữa hai lông mày. Xoang trán thường tiết ra một ít chất nhầy, chất nhầy này chảy qua đường mũi.

Khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm, chất nhầy bị tắc lại trong xoang, không thoát được ra ngoài, hình thành dịch mủ tạo áp lực lên vùng trán và hốc mắt. Đây được gọi là tình trạng viêm xoang trán.

Viêm xoang trán là một trong những loại viêm xoang thường gặp nhất. Thời tiết khô hanh hoặc đột ngột trở lạnh là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát.

Viêm xoang trán cấp tính có các triệu chứng kéo dài không quá 4 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 12 tuần thì bệnh sẽ trở thành viêm xoang trán mạn tính.

Nguyên nhân gây viêm xoang trán

  • Dị ứng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp do virus
  • Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Xoang trán có u bướu (polyp)

Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Viêm xoang trán cấp tính nếu kéo dài dễ dẫn tới viêm xoang trán mạn tính. Người bị viêm xoang trán mạn tính khó mà chữa dứt bệnh, chỉ có thể tìm cách sống chung với nó.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Viêm xoang cấp tính là bệnh gì?

Ngoài ra, do xoang trán ở vị trí gần với hốc mắt, tai, hộp sọ nên nếu bị viêm xoang trán nặng thì người bệnh có khả năng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng trong ổ mắt

Viêm nhiễm ở xoang trán dễ lan tỏa đến hốc mắt, gây ra nhiều biến chứng như viêm mô liên kết ở hốc mắt, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mi mắt, áp xe túi lệ, phù nề mắt. Bệnh nhân bị đau nhức mắt, chảy dịch khóe mắt, giảm thị lực, thậm chí có trường hợp bị mất thị lực.

Áp xe nhãn cầu cũng là một biến chứng nguy hiểm của viêm xoang trán, có khả năng dẫn đến tử vong.

Biến chứng ở sọ não

Viêm não và nhiễm trùng huyết là những biến chứng rất nguy hiểm của viêm xoang trán. Trong các loại viêm xoang, viêm xoang trán dễ dẫn đến biến chứng nội sọ nhất. Các biến chứng nội sọ đó bao gồm viêm màng não, áp xe não, viêm ngoài màng cứng, viêm não và huyết khối tĩnh mạch xoang hang. Người bệnh khi gặp các biến chứng nội sọ này có khả năng biểu hiện sự rối loạn ý thức hoặc có các dấu hiệu liên quan đến thần kinh khu trú. Cần điều trị kịp thời vì đây là những biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong hoặc nhẹ hơn thì cũng để lại di chứng thần kinh.

Biến chứng ở các khu vực khác

Viêm nhiễm lan tỏa đến các vùng xung quanh (nhất là khu vực có niêm mạc mềm, ẩm ướt): Từ xoang trán, viêm nhiễm lan đến các khu vực khác của đường hô hấp gây viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, kéo xuống viêm phổi. Viêm nhiễm theo đó lan xa hơn, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị áp xe răng, viêm tắc tĩnh mạch hang, biến chứng ở xương.

Triệu chứng viêm xoang trán

Triệu chứng chung của viêm xoang trán

Nhìn chung, viêm xoang trán bao gồm các triệu chứng sau:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38,5 độ C
  • Chảy dịch mũi: Có dịch đặc, nhầy, dính màu vàng, xanh hoặc hơi ngả nâu, mùi hôi tanh do xoang bị viêm. Dịch này chảy xuống mũi hoặc cổ họng gây khó chịu cho người bệnh. Nếu bị viêm xoang lâu ngày, dịch đọng lại làm bít tắc khe mũi.
  • Ngạt mũi: Nhiều trường hợp dịch viêm quá đặc gây bít tắc lỗ thông xoang, gây hiện tượng ngạt mũi, khó thở. Nhiều người bị viêm xoang hay ngáy to lúc ngủ do dịch viêm gây khó khăn trong việc hít thở. Ngoài ra, mũi bị viêm, phù nề nhiều khiến người bệnh bị giảm khả năng nhận biết mùi và hương vị.
  • Đau nhức: Người bệnh bị đau nhức ở vùng trán, đặc biệt là vùng giữa hai lông mày lan rộng sang hai bên tới tận thái dương, thậm chí xuống cả hai hốc mắt. Một số người bệnh còn bị chảy nước mắt nhiều, lan cả sang vùng mắt, khi chạm nhẹ vùng quanh mắt cũng thấy đau. Cơn đau nhiều khi lan lên đỉnh đầu hoặc xuống cả phía hàm, các răng.

Những khi thời tiết thay đổi, cơn đau thường nặng nề hơn.

  • Tổn thương mắt: viêm xoang trán gây tổn thương thị giác, khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên đau đầu, mất thăng bằng, gây khó khăn khi đi lại.

Triệu chứng viêm xoang trán mạn tính

  • Không ngạt mũi, không chảy mủ mũi hoặc nếu có cũng không nhiều, không rõ rệt.
  • Vùng hốc mắt đau nhức. Cơn đau âm ỉ và thường xuất hiện vào buổi sáng gần trưa khoảng 9, 10 giờ.
  • Vùng trán cũng đau nhức âm ỉ khiến người bệnh không thể học hành, làm việc, có trường hợp còn cảm thấy sưng phồng vùng quanh trán.

Điều trị viêm xoang trán

Mục tiêu của việc điều trị

  • Làm sạch dịch mủ trong hốc xoang, giảm viêm và phù nề để tăng dẫn lưu xoang, giữ xoang được thông thoáng.
  • Giảm nhiễm trùng để phục hồi niêm mạc xoang, không để tình trạng nhiễm trùng lan tỏa đến các khu vực khác

Các phương pháp điều trị viêm xoang trán

Điều trị viêm xoang nội khoa

Sử dụng các loại thuốc:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc thông mũi dạng xịt, hít
  • Thuốc corticosteroid

Kết hợp với các biện pháp hỗ trợ:

  • Súc miệng, thông mũi rửa xoang là biện pháp đơn giản, ít tốn kém mà rất hiệu quả để điều trị viêm xoang. Rửa mũi đúng cách giúp làm sạch xoang, rửa sạch chất nhầy và các nhân tố gây dị ứng.
  • Tránh các thực phẩm, mùi hương và các tác nhân gây dị ứng, đồng thời tránh dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Dùng thuốc làm thông mũi: phenylephrine, alconefrin và corticoid dạng xịt như fluticasone, flonase.

Tuy nhiên, nếu dùng quá liều sẽ bị hoa mắt, nhức đầu, tăng nhịp tim, lo lắng bồn chồn, mất ngủ. Dùng thuốc thông mũi nhiều còn gây hại gan, thận và về lâu dài, người bệnh dễ bị phụ thuộc thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Người bị viêm xoang trán do vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh nhóm betalactam hoặc quilonone.

Người bị viêm xoang trán cấp tính do nhiễm virus có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng để dễ chịu hơn.

Nếu bị viêm xoang trán do dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, sử dụng thuốc kháng histamin.

Bạn có thể tham khảo thêm: Điều trị viêm xoang và những điều bạn cần biết

Điều trị viêm xoang ngoại khoa

Phẫu thuật xoang trán sẽ được cân nhắc thực hiện trong các trường hợp:

  • Cần ngăn ngừa biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh
  • Bệnh nhân đã điều trị theo phương pháp mạnh nhất bên nội khoa nhưng vẫn không đạt hiệu quả
  • Bị các vấn đề bất thường như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi phát triển quá to, phì đại cuống mũi.
  • Bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính tái phát (từ 3-4 lần/năm trở lên)

Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát (khoảng 30-40%). Khả năng tái phát này tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh và một vài yếu tố khác. Vậy nên, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn và phải cân nhắc kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật

Bạn có thể tham khảo thêm: Tạo hình mũi – Vách ngăn mũi

Phòng ngừa viêm xoang trán

  • Để phòng ngừa viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang trán, người bệnh nên điều trị sớm khi bị cảm cúm hoặc các bệnh cấp tính về đường hô hấp, không nên để tiến triển thành viêm xoang, viêm xoang mạn tính.
  • Một số biện pháp phòng ngừa cảm cúm bao gồm tiêm ngừa cúm mỗi năm, rửa tay thường xuyên, tránh đến nơi đông đúc, không khí ô nhiễm vào mùa bệnh dịch lây lan…
  • Bổ sung rau củ quả trong chế độ ăn, uống đủ nước, tránh căng thẳng mệt mỏi, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể lực, cải thiện hệ miễn dịch.
  • Không để tình trạng nghẹt mũi kéo dài, điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách. Không tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi.
  • Khi bị nghẹt mũi, sau khi đi bơi, đi ra đường nhiều khói bụi nên vệ sinh mũi bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn gì để cô bé thơm tho? 5 thực phẩm làm thơm vùng kín

(26)
Nếu cô bé có mùi thơm, trải nghiệm làm chuyện ấy sẽ khiến chàng cảm thấy thích thú hơn. Vậy các nàng nên ăn gì để cô bé thơm tho hấp dẫn?Vùng kín khỏe ... [xem thêm]

Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường

(82)
Bệnh vảy nến có lây không? Thật ra, đây là một bệnh mạn tính không lây. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu điều này nên nghĩ người bệnh sẽ lây cho mình, ... [xem thêm]

Chất độc AGE trong thức ăn là gì và cách để hạn chế nó

(67)
Mua các sản phẩm tươi sạch là một cách đảm bảo bạn đang có nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng đó khi bạn đã đem ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

Nạo phá thai có gây ung thư vú hay không?

(99)
Nạo phá thai là quyết định không hề dễ dàng đối với bất kỳ phụ nữ nào. Để đi đến lựa chọn này, họ cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố như ... [xem thêm]

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

(91)
Vàng da ở trẻ sơ sinh là vấn đề phổ biến và tình trạng này thường biến mất sau vài ngày. Tùy vào nguyên nhân vàng da, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm thế nào?

(63)
Hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc phá thai sẽ giúp các chị em kiểm soát rõ hơn những triệu chứng mà mình gặp phải và có những cách chăm sóc sức khỏe để ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

(55)
Người bệnh Parkinson với triệu chứng tay chân run rẩy, cầm cốc nước lóng ngóng, ăn uống không ngon miệng… dường như lúc nào cũng ám ảnh với những ý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN