10 cách ngăn ngừa chứng đau nửa đầu vô cùng hiệu quả

(4.17) - 96 đánh giá

Theo Tổ chức Nghiên cứu Migraine, khoảng 39 triệu người Mỹ mắc chứng đau nửa đầu. Nếu bạn cũng mắc chứng bệnh này, bạn sẽ biết một số triệu chứng suy nhược do bệnh bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.

Hãy đọc bài viết sau để tìm cách ngăn ngừa chứng đau nửa đầu trước khi chúng khởi phát bạn nhé.

1. Tránh tiếng ồn và ánh sáng chói

Tiếng ồn to, ánh sáng chói (như đèn nháy) và các yếu tố kích thích giác quan thường là tác nhân gây đau nửa đầu. Những tác nhân này khó ngăn ngừa, tuy nhiên biết về chúng sẽ giúp ích trong những trường hợp nhất định. Chúng bao gồm:

  • Lái xe buổi tối
  • Xem phim ở rạp
  • Tham gia câu lạc bộ hay chỗ đông người
  • Nhìn ánh sáng chói lọi từ mặt trời.

2. Chú ý đến thực phẩm

Một số thực phẩm và nước gây đau đầu như:

  • Sô cô la
  • Rượu vang
  • Thịt chế biến sẵn
  • Chất tạo ngọt
  • Phô mai.

Hãy tìm hiểu về các loại thực phẩm và chất phụ gia gây đau đầu và tránh chúng. Thực phẩm chứa caffeine và cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ và champagne, là nguyên nhân phổ biến. Hãy hạn chế dùng chúng và tránh xa chúng.

3. Ghi nhật ký đau đầu

Ghi nhật ký giúp bạn nhận ra các nguyên nhân gây đau nửa đầu. Sau đây là một vài thứ mà bạn nên ghi chú lại:

  • Thực phẩm đã ăn
  • Thói quen luyện tập
  • Thời tiết
  • Xuất hiện cảm xúc mạnh
  • Dược phẩm và tác dụng phụ của chúng
  • Thời gian và mức độ đau đầu.

4. Nhận thức sự thay đổi hormone

Hormone đóng vai trò quan trọng liên quan đến cơn đau đầu của bạn. Nhiều phụ nữ thường đau nửa đầu trong hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Các bạn nữ nên chú ý tới chế độ ăn và thói quen tập luyện trong thời gian này. Chúng giúp giảm các triệu chứng trước khi xuất hiện. Theo Mayo Clinic, thuốc ngừa thai và liệu pháp thay thế hormone (HRT) làm gia tăng và nghiêm trọng hơn cơn đau nửa đầu. Một vài phụ nữ cảm thấy dịu đi sau khi chuyển loại thuốc tránh thai, trong khi số khác lại thấy đau đầu khi dùng thuốc.

5. Thực phẩm bổ sung

Mặc dù đau nửa đầu có thể chữa trị mà không cần thuốc, tuy nhiên bạn vẫn nên cung cấp đủ dinh dưỡng. Dùng thảo dược và chất khoáng giúp ngăn ngừa đau nửa đầu. Thiếu magiê có thể gây đau nửa đầu, vì vậy hãy dùng thực phẩm bổ sung để tránh bệnh bùng phát. Hãy nói với bác sĩ về các phương pháp thảo dược và các loại thực phẩm bổ sung khác làm dịu các triệu chứng đau đầu.

6. Chú ý đến thời tiết

Thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến cơn đau nửa đầu. Độ ẩm cao và trời nóng sẽ kích thích cơn đau đầu, ngay cả trong trời mưa. Nếu thời tiết trở nên khó chịu, bạn nên tránh ra ngoài. Mặc dù bạn không thể ở mãi trong nhà được nhưng hãy cố hạn chế thời gian tiếp xúc với thời tiết gây đau đầu nhé.

7. Ăn và ngủ theo kế hoạch

Ăn nhanh hay bỏ bữa có thể gây đau nửa đầu. Hãy ăn trong vòng 1 tiếng từ khi thức giấc và bữa tiếp theo cách từ 3 đến 4 giờ. Đói và mất nước đều gây đau đầu. Vì vậy, hãy nhớ bổ sung đủ nước và tránh bỏ bữa bạn nhé.

Thiếu ngủ cũng gây đau đầu, vì vậy bạn hãy ngủ đủ 7 đến 8 tiếng, mặc dù vậy, ngủ quá nhiều cũng gây đau đầu nữa bạn nhé, tốt nhất là hãy ngủ đủ giấc thôi.

8. Tránh căng thẳng

Mặc dù chúng ta không thể tránh các trường hợp căng thẳng, tuy nhiên bạn nên kiểm soát cảm xúc của mình. Đau nửa đầu là kết quả phổ biến do căng thẳng gây ra. Các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, phản hồi sinh học có thể giúp giảm căng thẳng.

9. Chọn bài tập thư giãn

Tập luyện thông thường là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, các bài tập khó như nâng tạ có thể gây đau đầu.

Hãy chú ý đến phản ứng của cơ thể với các hoạt động cụ thể. Lựa chọn các hoạt động giúp giảm căng thẳng mà không cần kéo căng cơ thể quá nhiều như yoga, aerobic hay Thái Cực quyền. Dùng thuốc chống viêm cũng giúp giảm các triệu chứng.

10. Lên kế hoạch

Lên kế hoạch tránh xa các tác nhân gây đau đầu giúp bạn ngăn ngừa chúng hiệu quả. Bằng cách nhận biết chúng, bạn có thể tránh các triệu chứng đau nghiêm trọng dễ dàng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thủng màng nhĩ ở trẻ em có phải là điều đáng lo?

(79)
Theo nghiên cứu, tỷ lệ thủng màng nhĩ ở trẻ em thường cao hơn so với người lớn. Do đó, là cha mẹ, bạn cần hết sức chú ý đến việc chăm sóc tai cho ... [xem thêm]

Phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật” trong điều trị bệnh lý cột sống

(93)
Các bệnh lý cột sống ngày càng trở nên phổ biến ở mọi đối tượng. Nếu phẫu thuật và dùng thuốc khiến bạn e ngại về những tác dụng phụ xảy ra thì ... [xem thêm]

5 nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu

(38)
Nước tiểu sẫm màu có thể chỉ đơn giản là do bạn uống ít nước, song đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng. Nước tiểu ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?

(28)
Sau khi sinh con đầu lòng, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu lên kế hoạch cho việc sinh bé thứ hai và băn khoăn sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai lại. Dù việc ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

(60)
Nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường lo lắng vô cùng khi chỉ số đường huyết lên xuống thất thường mà chữa mãi chẳng khỏi. Thực tế, bệnh ... [xem thêm]

Đau đầu vú: Nguyên nhân không chỉ do rụng trứng!

(91)
Tham khảo: tính ngay ngày rụng trứng của bạn nhanh, chính xác Trong thời gian rụng trứng, bạn có thể thấy hơi ngứa hoặc đau đầu vú. Tuy nhiên, đau đầu nhũ ... [xem thêm]

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ăn đúng cách?

(58)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Vệ sinh giấc ngủ để tỉnh táo mỗi sáng mai

(48)
Nếu có thói quen “vệ sinh giấc ngủ” mỗi ngày, bạn không những sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn mà còn luôn cảm thấy tỉnh táo mỗi sáng mai thức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN