Những câu hỏi thường gặp về viêm gan siêu vi C

(4.03) - 83 đánh giá

Viêm gan siêu vi C hay còn gọi viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn.

Viêm gan siêu vi C là bệnh cực kỳ phổ biến hiện nay. Nếu như được chẩn đoán bệnh, bạn có thể rất lo lắng và có nhiều câu hỏi muốn nói với bác sĩ. Tuy nhiên, với thời gian có hạn, bác sĩ chỉ trả lời một vài câu hỏi hoặc trả lời không chi tiết về bệnh, khiến bạn không hiểu rõ về bệnh. Đừng quá lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của bạn.

Viêm gan siêu vi C lây qua đường nào?

Virus viêm gan siêu vi C lây lan qua máu của người bị nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi dùng chung kim tiêm với người bị nhiễm viêm gan siêu vi C, như tiêm thuốc hoặc xăm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh lây lan virus với người khỏe mạnh bằng cách quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. Bạn không thể lây bệnh khi ôm hoặc hôn một người khác.

Viêm gan siêu vi C ảnh hưởng như thế nào đến gan?

Theo thời gian, viêm gan C có thể làm tổn thương gan và gây viêm, xơ gan (sẹo vĩnh viễn của gan) hoặc ung thư gan. Tuy nhiên, bạn không hề phát hiện nhiễm virus trong vòng nhiều năm vì bệnh ít khi gây ra triệu chứng. Do đó, rất khó cho bạn có thể phòng ngừa các biến chứng của viêm gan C.

Kết quả xét nghiệm viêm gan siêu vi C nói lên điều gì?

Có hai xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện viêm gan siêu vi C. Xét nghiệm đầu tiên để kiểm tra kháng thể viêm gan C, nói cách khác là kiểm tra dấu hiệu cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết bạn đã từng bị nhiễm virus viêm gan C chưa.

Sau xét nghiệm đầu tiên, bạn sẽ được làm xét nghiệm thứ hai để phát hiện số lượng virus trong máu. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành một loại xét nghiệm máu khác để xác định loại viêm gan C bạn có, điều này giúp cho việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Làm sao biết bạn bị viêm gan siêu vi C cấp hay mãn tính?

Nhiễm trùng cấp tính xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Bạn có thể phát hiện bệnh trong thời gian này nếu làm xét nghiệm. Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt, mệt mỏi và buồn nôn, nhưng khoảng 70–80% người bị viêm gan C không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.

Một số ít người có thể chống lại virus viêm gan siêu vi C. Tuy nhiên, khoảng 75–85% người nhiễm virus sẽ phát triển thành viêm gan C mãn tính mà không có bất cứ triệu chứng nào. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị viêm gan C mãn tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị.

Viêm gan siêu vi C có chữa được không?

Theo các chuyên gia, ngày nay có rất nhiều phương pháp giúp chữa khỏi viêm gan siêu vi C. Cùng với sự hỗ trợ của thuốc, gan sẽ hồi phục và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng nhiễm lại virus siêu vi C sau khi hết bệnh. Vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Các xét nghiệm nào giúp kiểm tra sức khỏe gan?

Nếu bị viêm gan C, bạn có thể cần xét nghiệm men gan hoặc siêu âm để biết bạn có bị xơ gan hay không. Điều này cực kỳ quan trọng để giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, người bị bệnh gan tiến triển cần làm nội soi và sàng lọc ung thư gan.

Bạn nên thay đổi lối sống như thế nào để sống khỏe mạnh?

Ngoài việc điều trị viêm gan siêu vi C bằng các loại thuốc theo toa, bạn nên tập thể dục, giảm cân nếu cần thiết, uống ít rượu và tránh sử dụng các chất gây nghiện. Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên Tạp chí Dinh dưỡng, chế độ ăn ít chất béo, ít calo trong 1 năm có thể cải thiện sức khỏe gan ở những người bị béo phì với bệnh viêm gan C mãn tính.

Một tin vui cho người mắc bệnh thích uống cà phê: uống cà phê có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của viêm gan C lên gan. Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Journal of Hepatology, uống cà phê hoặc trà thảo mộc có thể giúp bảo vệ gan không bị sẹo. Bạn cũng nên tiêm vắc xin viêm gan A và B.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Chuyện phòng the] Quan hệ bằng tay có thai không?

(68)
Không ít cặp đôi coi việc quan hệ tình dục bằng tay là một cách tránh thai hiệu quả vì tinh trùng sẽ không có cơ hội tiếp xúc với trứng để thụ thai. Thế ... [xem thêm]

Tại sao không nên tắm cho trẻ ngay khi mới sinh?

(66)
Tắm cho trẻ ngay khi mới sinh là điều không cần thiết. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa rõ lý do tại sao lại không nên tắm cho trẻ ngay khi chào đời. Chị ... [xem thêm]

7 cách làm trắng da siêu tốc tại nhà, an toàn hơn kem trộn

(50)
Da đen sạm lâu năm, không đều màu đều phải “nói lời tạm biệt” với 7 cách làm trắng da tại nhà được đúc kết từ bí quyết dưỡng trắng của các ... [xem thêm]

Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

(91)
Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến ... [xem thêm]

Stevia – chất làm ngọt tự nhiên không chưa calo

(23)
Stevia là gì? Từ “stevia” thật ra được dùng để chỉ cây Stevia rebaudiana , một loại cây họ Cúc ở vùng Nam Mỹ. Chỉ có vài bộ phận của cây có vị ... [xem thêm]

Bỏng ngô: Món vặt lành mạnh nếu bạn ăn đúng cách

(30)
Bạn thường e ngại bỏng ngô ở các rạp chiếu phim hay bán ngoài đường không tốt cho sức khỏe? Thật ra, nếu bạn có thể tự làm bỏng ngô tại nhà và giảm ... [xem thêm]

Các câu hỏi thường gặp trong xét nghiệm tự kháng thể tầm soát tiểu đường

(67)
Các xét nghiệm tự kháng thể thông thường sẽ giúp bạn phân biệt được loại tiểu đường mà mình đang mắc phải. Đây cũng là cách giúp bạn kiểm tra ... [xem thêm]

Ung thư gan còn bao nhiêu thời gian để sống?

(14)
Ung thư vú dạng viêm là một loại bệnh ung thư vú hiếm gặp và có xu hướng diễn biến xấu. Triệu chứng của nó là vú bị sưng đỏ, căng và sưng phù. Tại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN