8 dấu hiệu ở móng tay mà bạn không thể xem thường

(4.35) - 94 đánh giá

Phái đẹp thường hiếm khi quan tâm tới tình trạng nguyên thủy của móng tay mình, trừ những lúc làm móng và sơn màu. Thế nhưng, nếu chú ý, có thể bạn sẽ thấy móng tay xuất hiện những thay đổi bất thường về màu sắc và hình dạng, báo hiệu tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Nếu một ngày bạn nhìn thấy 8 dấu hiệu ở móng tay được đề cập trong bài viết, thì rất có thể sức khỏe của bạn đang “lên tiếng” đấy.

1. Đốm trắng

Trên móng tay của bạn, có một lớp tế bào chịu trách nhiệm tạo nên lớp móng. Một khi lớp tế bào ấy bị tổn thương, các đốm trắng sẽ xuất hiện. Phổ biến nhất là hiện tượng đốm trắng xuất hiện ở đầu hoặc cuối móng. Chúng ta thường vẫn truyền tai nhau rằng, nguyên nhân gây ra những đốm trắng trên móng là do thiếu canxi. Nhưng trên thực tế, những đốm trắng này nói lên nhiều điều hơn thế về sức khỏe của bạn. Một nguyên nhân khác gây nên đốm trắng là do nước sơn móng phủ lên móng tay quá lâu làm gãy vỡ lớp bề mặt trên của móng. Nếu những đốm trắng của bạn lan đều khắp móng thì rất có thể bạn đang bị nhiễm nấm. Vì thế, tùy theo nguyên nhân gây nên hiện tượng đốm trắng, bạn có thể tự chăm sóc móng cho tới khi chúng trở lại bình thường hoặc đi khám bác sĩ và uống các loại thuốc đặc trị khác nhau.

2. Móng giòn dễ gãy

Nguyên nhân gây móng dễ giòn gãy chính là do lớp móng tay bị khô. Việc bạn sử dụng nước tẩy sơn móng tay quá nhiều, rửa chén hay đi bơi thường xuyên có thể gây nên hiện tượng này. Những người phải tiếp xúc tay thường xuyên với hóa chất (chẳng hạn như thợ rửa ảnh) cũng hay mắc phải hiện tượng này. Hiện tượng móng gãy giòn còn dễ xảy ra nếu bạn bị suy giáp, do thời tiết khô và nhiều gió. Cách chữa trị tình trạng này khá đơn giản, tất cả những gì bạn cần là dưỡng ẩm cho đôi tay của chính mình.

3. Móng vàng

Móng vàng vừa có thể là hậu quả của sơn móng tay vừa có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hiện tượng móng cứng lại, biến thành màu vàng và chậm mọc thường là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản.

4. Móng mọc cao bất thường

Đầu bếp, thợ pha chế nước hoặc những người làm trong ngành y tế thường có phần móng mọc rất nhanh. Đó là do họ tiếp xúc với hóa chất quá lâu. Bên cạnh đó, sự thay đổi màu sắc của móng (như chuyển sang màu trắng bệch, màu lục hay vàng) có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, vẩy nến, tổn thương và nhiễm trùng. Để ngăn chặn tình trạng móng mọc cao bất thường, bạn hãy tránh tiếp xúc với hóa chất một thời gian. Nếu bệnh của bạn trở nặng, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Móng có sọc dọc

Những đường sọc mỏng xuất hiện dọc thân móng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Chúng là dấu hiệu của sự lão hóa mà thôi.

6. Móng lõm hoặc có hình thìa

Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của việc thiếu sắt hoặc thiếu máu. Bạn có thể nhờ bác sĩ chỉ định thuốc bổ và thực hiện chế độ ăn phù hợp nhằm bù lại lượng dinh dưỡng bị thiếu. Tuy vậy bạn cũng cần lưu ý, móng mọc ngược cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh gan, tim và suy giáp.

7. Móng rỗ

Hiện tượng móng rỗ xảy ra ở 50% những người bị bệnh vẩy nến. Nó cũng có thể xảy ra ở những người bị rụng tóc từng vùng. Bạn có thể chữa trị móng rỗ bằng kem chứa vitamin A và vitamin D hoặc các loại kem steroid. Nếu bị bệnh vẩy nến, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị phù hợp.

8. Móng tay dùi trống

Nếu móng của bạn quá mềm ở phần đầu và mọc quá khổ khuôn móng tay, rất có thể bạn đang bị một bệnh liên quan tới phổi. Hiện tượng móng mọc quá khổ giống dùi trống xảy ra khi trong máu của bạn chứa quá ít oxy. Hiện tượng này còn xảy ra nếu bạn bị viêm nhiễm vùng chậu, bệnh tim mạch, AIDS và bệnh về gan. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện ra móng tay rơi vào tình trạng trên.

Những thay đổi ở móng tay cũng quan trọng không kém sự thay đổi màu da hay các vùng cơ thể khác trong việc báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, bạn hãy thường xuyên theo dõi những chuyển biến trên móng tay của mình để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Màn dạo đầu trước khi quan hệ giúp cả hai cùng lên đỉnh

(49)
Nếu bạn bỏ qua màn dạo đầu trước khi quan hệ, chuyện chăn gối sẽ ngày càng trở nên nhàm chán khi cả hai nhập cuộc quá nhanh. Bạn muốn chuyện ấy trở ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để xây dựng cơ bắp?

(27)
Bên cạnh một kế hoạch luyện tập hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng cơ bắp chắc khỏe và đạt ... [xem thêm]

17 tháng

(100)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

Chế độ ăn kiêng không có gluten

(64)
Gluten là gì? Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Hầu hết mọi người đều có thể ăn gluten mà ... [xem thêm]

Điểm mặt 10 tác hại của thức ăn nhanh đối với trẻ nhỏ

(66)
Trẻ nhỏ rất thích thức ăn nhanh như pizza, gà rán… Tuy nhiên, với 10 tác hại của thức ăn nhanh, bạn hãy cân nhắc việc có nên cho trẻ tiếp tục ăn thực ... [xem thêm]

Những cách giải quyết sự thay đổi và mất khẩu vị do bệnh ung thư vú

(69)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

Lên kế hoạch du lịch cho người bị xuất huyết giảm tiểu cầu

(78)
Khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần phải theo dõi công thức máu thường xuyên để đảm bảo các chỉ số luôn nằm trong phạm vi an toàn. Điều đó ... [xem thêm]

Liệu bạn có thể nuôi trẻ song sinh bằng sữa mẹ?

(32)
Một người mẹ hoàn toàn có thể cho nhiều trẻ bú một lúc. Nếu bạn có một cặp sinh đôi, bạn có thể cho mỗi trẻ bú một lúc hoặc bạn có thể cho cả hai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN