Xơ gan gây giảm tiểu cầu và những điều bạn chưa biết

(4.13) - 18 đánh giá

Nếu bạn không có biện pháp kiểm soát bệnh tốt, tình trạng xơ gan gây giảm tiểu cầu rất dễ phát sinh. Điều này có thể dẫn đến xuất huyết, một biến chứng xơ gan khác.

Xơ gan là vấn đề sức khỏe phát sinh bởi sự hình thành của các mô sẹo ở gan. Đây không phải là bệnh lý có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm soát tốt căn bệnh này, một loạt biến chứng xơ gan có nguy cơ cao phát sinh, chẳng hạn như:

  • Ung thư gan
  • Suy gan
  • Bệnh não gan
  • Các vấn đề liên quan đến thận (hội chứng gan thận)

Bên cạnh đó, đôi khi xơ gan gây giảm tiểu cầu, một loại tế bào chịu trách nhiệm làm đông và cầm máu.

Xơ gan gây giảm tiểu cầu: Thực hư ra sao?

Hàng loạt chức năng của gan suy giảm đáng kể khi quá trình xơ hóa phát sinh ở cơ quan nội tạng lớn nhất này. Như vậy, khi đó, lá lách sẽ phải gánh một phần nhiệm vụ của gan. Khối lượng công việc quá tải kéo dài lâu ngày khiến lá lách sưng lên, gọi là lách to.

Mặt khác, lá lách còn đóng vai trò lưu trữ tiểu cầu. Vì vậy, nếu kích thước của bộ phận này đột nhiên lớn hơn, nó có thể chứa nhiều tế bào tiểu cầu hơn. Từ đó, mật độ tiểu cầu di chuyển trong cơ thể sẽ hao hụt đáng kể.

Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu, hầu hết trường hợp, người rơi vào tình huống trên đều có ít hơn 150 tiểu cầu trong 1 microlitre máu.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng xơ gan gây giảm tiểu cầu

Thông thường, xơ gan vốn đã là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến một loạt cơ quan khác nhau như não (bệnh não gan), thận (hội chứng gan thận), tim (tăng áp tĩnh mạch cửa)…

Ngoài ra, xuất huyết cũng là một biến chứng xơ gan thường thấy. Lúc này, nếu tình trạng xơ gan gây giảm tiểu cầu cũng phát sinh, vấn đề chảy máu sẽ lại càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết, vì số lượng tiểu cầu không đủ để cầm máu.

Số lượng tiểu cầu ít đi do xơ gan khiến việc ngăn chặn xuất huyết gặp trở ngại

Thêm vào đó, tình trạng xuất huyết có nguy cơ diễn ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, từ dạ dày, đường tiết niệu, đường hô hấp cho tới màng não hoặc nội sọ.

Làm gì để điều trị xơ gan gây giảm tiểu cầu?

Trước hết, bạn sẽ cần giải quyết vấn đề mật độ tiểu cầu thấp. Bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp cho bạn như sau:

  • Truyền tiểu cầu để bổ sung vào số lượng hao hụt
  • Sử dụng thuốc kê đơn
  • Phẫu thuật lá lách

Tuy nhiên, vì trong trường hợp này, giảm tiểu cầu bắt nguồn từ xơ gan, nên liệu pháp điều trị sẽ phải tập trung đối phó với xơ gan.

Mặc dù vậy, xơ gan không phải là bệnh lý có thể điều trị triệt để. Hiện nay, các biện pháp điều trị xơ gan chủ yếu kiểm soát tình trạng xơ hóa ở gan và ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Do đó, có thể nói rằng, phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng xơ gan gây giảm tiểu cầu là phòng ngừa bệnh xảy ra.

Phòng ngừa như thế nào mới hiệu quả?

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt vấn đề xơ gan

Áp dụng lối sinh hoạt lành mạnh là phương pháp kiểm soát xơ gan hữu hiệu nhất. Các thói quen tốt có thể bao gồm:

  • Thường xuyên rèn luyện thể chất
  • Tránh xa thức uống chứa cồn
  • Bỏ thuốc lá
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Đặc biệt, một chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe gan mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngăn chặn biến chứng phát sinh.

Xơ gan và giảm tiểu cầu có thể cùng lúc khiến bạn rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần kiểm soát tốt quá trình xơ hóa ở gan, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể cũng là yếu tố thiết yếu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách chữa các chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón chân

(68)
Bàn chân của một người bao gồm 28 xương, 30 khớp xương, hơn 100 tổ hợp cơ bắp, gân và dây chằng cùng nhau nâng đỡ, giữ thăng bằng cũng như giúp chân ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của tẩy sỏi trong gan và túi mật

(30)
Tẩy sỏi trong gan và túi mật là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, tính hiệu quả và an toàn của các phương pháp này với ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

(47)
Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập từ thời Pháp thuộc và ngày càng nâng cao trình độ phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về sản ... [xem thêm]

Hội chứng Galactorrhea: Ngực tiết sữa dù không mang thai

(43)
Theo thống kê, có khoảng 1 – 4% phụ nữ mắc phải hội chứng Galactorrhea và 33% trong số đó có ít nhất một lần sinh con.Thông thường, phụ nữ chỉ tiết sữa ... [xem thêm]

Viêm âm hộ

(46)
Tìm hiểu chungViêm âm hộ là gì?Viêm âm hộ là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm, nhiễm trùng ở âm hộ – bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Âm hộ ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn giảm nếp nhăn ở ngực

(62)
Làn da ở vùng ngực có thể xuất hiện nếp nhăn nếu bạn có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, tắm nước nóng hoặc quên dùng kem chống nắng. Liệu có cách nào ... [xem thêm]

Thai nhi 1 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(25)
Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổiThai nhi 1 tuần phát triển như thế nào?Tuần này thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng đây vẫn được tính là một ... [xem thêm]

Điều trị điếc đột ngột như thế nào cho đúng?

(29)
Thính giác là một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể. Khi bị mất thính lực, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp thông thường. Đặc biệt, nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN