Thai nhi 1 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.52) - 25 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Thai nhi 1 tuần phát triển như thế nào?

Tuần này thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng đây vẫn được tính là một phần của quá trình hình thành thai nhi. Tuần đầu tiên của thai kỳ thực chất là tuần nguyệt san của mẹ. Ngày dự sinh thường sẽ được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ sinh muộn, thai kỳ có thể kéo dài đến 42 tuần.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 1

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Cơ thể mẹ đang chuẩn bị rụng trứng. Hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra vào khoảng ngày thứ 12 đến 14 tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối trước khi mang thai. Rụng trứng là hiện tượng trứng đã trưởng thành được thả ra từ buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng và sẵn sàng để được thụ thai. Nếu mẹ có kế hoạch mang thai, đây chính là thời điểm thích hợp để đánh dấu và dự đoán thời điểm rụng trứng của mẹ.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng có đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là axit folic. Phụ nữ đang muốn có thai nên hấp thụ khoảng 400 mg axit folic mỗi ngày. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị khuyết tật ống thần kinh (dị tật bẩm sinh gây ra bởi não phát triển không bình thường và ống tủy bị tổn thương), chẳng hạn như tật nứt cột sống. Để chắc chắn hơn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề bổ sung axit folic và một chế độ dinh dưỡng khi mẹ đang cố gắng thụ thai.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 1 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hãy cho bác sĩ biết về các loại thuốc mẹ đang dùng, dù chúng có được kê toa hay không. Mẹ sẽ cần phải đặc biệt cẩn thận khi uống thuốc bởi thuốc có thể gây hại đến thai nhi tuần đầu. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý đừng dừng uống thuốc theo toa mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp mẹ cân nhắc lợi ích và rủi ro của việc tạm ngưng sử dụng thuốc và từ đó giúp đưa ra một kết luận chính xác hơn.

Hãy hỏi bác sĩ:

  • Có nên tiếp tục uống thuốc theo toa và thuốc không được kê toa hay không?
  • Nên làm gì trước khi mang thai?
  • Có cần phải tiêm chủng phòng ngừa các loại bệnh gì trước khi mang thai hay không?

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên làm xét nghiệm kiểm tra ngày rụng trứng. Nếu mẹ đang có kế hoạch mang thai, xác định ngày rụng trứng sẽ giúp mẹ biết khi nào là thời điểm để thụ thai dễ dàng nhất. Vì chu kì kinh nguyệt của mỗi phụ nữ rất khác nhau, thông thường chu kì kinh nguyệt là 28 ngày, nhưng có người 21 ngày hoặc chu kì dài hơn với một số người.

Một điều nữa mẹ cần thực hiện là kiểm tra xem liệu mình có mang thai hay không. Một khi trứng đã được thụ tinh, mẹ cần phải chờ ít nhất hai tuần để thực hiện xét nghiệm này. Một vài phương pháp xét nghiệm có thể phát hiện ra mẹ có thai ngay ngày không còn kinh nguyệt, một vài phương pháp khác lại chỉ có thể phát hiện ra sau đó một tuần. Tốt nhất mẹ nên đi khám bác sĩ nếu mẹ cho rằng mình đã có những dấu hiệu của việc mang thai.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 1

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và em bé đang hình thành trong bụng mẹ. Các yếu tố ấy bao gồm một số loại thuốc, thức uống chứa cồn và thuốc lá. Sau đây là một trong những điều mà mẹ cần thực hiện trước khi mang thai vào tuần một để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho bé.

Trước khi mang thai, mẹ nên đi tiêm chủng bởi trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ yếu đi và mẹ có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh khác nhau. Sau đây là một số loại vắc xin mẹ nên suy xét:

1. Vắc xin ngừa sởi, quai bị và Rubella

Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm sốt, ho, chảy mũi, các đốm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên cơ thể sau đó vài ngày.

Quai bị là một chứng bệnh truyền nhiễm do virus gây sưng tuyến nước bọt gây ra.

Nếu mẹ bị nhiễm một trong hai bệnh trên trong thời kì mang thai, tỷ lệ sẩy thai của mẹ sẽ rất cao. Bệnh Rubella, hay còn gọi là sởi Đức, có triệu chứng khá giống với bệnh cảm cúm và thường kèm theo đó là các vết ban. Khoảng 85% em bé có mẹ mắc phải bệnh này sẽ bị dị tật bẩm sinh như khiếm thính hoặc thiểu năng. Thường mẹ phải chờ từ một đến ba tháng sau khi tiêm vắc xin tổng hợp sởi, quai bị và Rubella để bắt đầu thụ thai.

2. Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, có thể khiến mẹ bị sốt và nổi những vết ban gây ngứa ngáy và khó chịu. Khoảng 2% những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm thủy đậu vào 5 tháng đầu tiên khi mang thai sẽ bị dị tật bẩm sinh, dị hình và liệt chi dưới. Mẹ mắc bệnh thủy đậu trước khi chuyển dạ có khả năng lây bệnh truyền nhiễm và đe dọa tính mạng cho bé.

3. Vắc xin ngừa cúm

Bác sĩ và các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ nên tiêm ngừa cúm khi mang thai. Thuốc tiêm ngừa cúm được sản xuất từ các virus đã chết nên nó sẽ không gây hại cho thai nhi. Mẹ nên tránh dùng loại vắc xin ngừa cúm dưới dạng xịt có tên gọi là FluMist bởi nó được sản xuất ra từ virus còn sống.

Tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến và xin chỉ định của bác sĩ khi mẹ muốn tiêm ngừa trước khi bắt đầu mang thai.

Thời điểm mang thai chính là lúc mẹ nên tránh uống rượu, sử dụng ma túy và các sản phẩm thuốc lá. Những chất này có thể gây hại cho khả năng sinh sản của mẹ, gia tăng nguy cơ sẩy thai và gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một vài khuyết tật thường gặp bao gồm hội chứng thai nhi nhiễm độc rượu, các vấn đề hô hấp, nhẹ cân khi sinh và những bệnh khác.

Hãy khám và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi mẹ có bất cứ băn khoăn hay gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

3 phương pháp trị mụn trứng cá từ cơ bản đến chuyên sâu

(74)
Mụn trứng cá tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đôi khi chúng khiến nhiều người mang tâm lý căng thẳng, mất tự tin, lo âu kéo dài và ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa dị dạng mạch dạng hang và đột quỵ

(32)
Bệnh thoái hóa mạch máu não dạng bột là gì?Mặc dù sự tích tụ protein dạng bột trong não đã được mô tả ban đầu vào năm 1907, nhưng phải đến nhiều ... [xem thêm]

Các phương pháp điển hình giúp mẹ bạn vượt qua chứng viêm khớp

(44)
Viêm khớp là một bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thực tế, “viêm khớp” không phải là tên gọi của một căn bệnh duy nhất mà ... [xem thêm]

Mẹ bầu ăn lá lốt trong thời gian mang thai có an toàn không?

(51)
Lá lốt là một trong những loại lá gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Thế nên, trong thời gian mang thai, việc mẹ bầu ăn lá lốt có ... [xem thêm]

Tư thế sấm sét giúp bạn thư giãn và đẹp dáng

(70)
Khi tập tư thế sấm sét, bạn không những có thể luyện tập lưng, ngực và cơ trọng tâm mà cũng cải thiện vóc dáng chuẩn hơn khi hoạt động hằng ngày. Đây ... [xem thêm]

Tác dụng tuyệt vời của “thần dược” cỏ mực (Phần 2)

(33)
Cỏ mực (nhọ nồi) là loại cây quen thuộc, dễ tìm. Loại cây này có nhiều tác dụng chữa bệnh mà có thể bạn sẽ không ngờ tới. Từ xưa, người ta đã ... [xem thêm]

7 điều gây rối loạn cương dương

(41)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

8 tác dụng thần kỳ của nước đậu đen cho sức khỏe

(56)
Nước đậu đen không những giàu chất xơ, protein và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn có làn da mịn màng hơn. Đây là loại thức uống cực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN