Cách chữa các chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón chân

(3.91) - 68 đánh giá

Bàn chân của một người bao gồm 28 xương, 30 khớp xương, hơn 100 tổ hợp cơ bắp, gân và dây chằng cùng nhau nâng đỡ, giữ thăng bằng cũng như giúp chân chuyển động. Do ngón chân tham gia trong nhiều cử động nên bạn có thể dễ gặp các chấn thương ở vùng này.

Những chấn thương và rối loạn ở ngón chân thường gặp

Có nhiều nguyên nhân khiến ngón chân bị chấn thương, chẳng hạn như chơi thể thao, va đập hay mang giày quá chật. Nếu là một vận động viên, bạn có nguy cơ bị chấn thương ngón chân cao hơn những người khác do bàn chân phải chịu áp lực cao. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn đọc được biết về những chấn thương, rối loạn thường gặp ở ngón chân và cách nhận biết.

Gãy ngón chân

Bạn có thể bị gãy hoặc nứt xương ngón chân khi bị vấp hay làm rớt vật nào đó lên ngón chân. Nếu vết nứt không quá lớn, bạn có thể ứng biến bằng cách cố định ngón bị gãy vào ngón chân khác cho tới khi lành. Trong trường hợp vết gãy lớn, bạn có thể cần nẹp cố định hoặc bó bột. Những dấu hiệu bị gãy ngón chân khá rõ ràng, bao gồm đau nhức, sưng tấy hay đổi màu ở vùng da có xương gãy. Ngoài ra, xương ở ngón chân bị gãy cũng có thể lòi ra hoặc bị biến dạng ở những ca nặng hơn.

Tật ngón chân đầu búa

Tật ngón chân đầu búa là một biến dạng xương xảy ra ở bàn chân và gây ảnh hưởng lên ngón chân thứ hai, ba, tư và ngón út. Các ngón chân bị cong và bị đè nén dữ dội hơn khi mang giày hay vận động.

Người mắc phải chứng bệnh này gặp khó khăn trong việc lựa chọn một đôi giày vừa chân và thoải mái. Các vết chai sẽ xuất hiện ở giữa các ngón chân hoặc ở ức bàn chân do sự cọ xát với giày. Một vài trường hợp còn khiến chân bị viêm và sưng tấy.

Tật cong ngón chân

Tật cong ngón chân thực chất là hiện tượng bong gân ở khớp ngón chân cái xuất hiện sau khi ngón cái bị gập bởi một lực rất mạnh. Tật cong ngón chân thường xuất hiện ở những người mang giày nhẹ đế mềm những người phải liên tục duỗi ngón cái quá mức ví dụ như các vũ công.

Các triệu chứng bao gồm cảm giác đau nhức và mẫn cảm ở khớp ngón cái. Bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng tia X quang để xác định bạn có gãy xương hay không. Nếu chỉ bị nhẹ thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi và chườm đá. Ngoài ra, bạn cũng có thể quấn băng vải hay mang giày có đệm lót cứng để hạn chế cử động.

Viêm tấy ở kẽ ngón chân cái

Hiện tượng này xảy ra khi ngón chân cái nghiêng về phía ngón chân thứ hai, khiến khớp ngón chân cái bị lòi ra.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác đau nhức và mẫn cảm ở ngón chân cái. Việc mang những đôi giày bó hay guốc nhọn có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì bạn chỉ cần ngừng mang những đôi giày nào quá chật kết hợp với việc chườm đá là đủ. Tuy vậy, trong những trường hợp nặng thì cần phải phẫu thuật để định hình lại ngón cái.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng chấn thương và rối loạn ở ngón chân?

Việc mang những đôi giày không thoải mái trong thời gian dài thường gây ra chấn thương và bất thường ở ngón chân. Để tránh tình trạng này, hãy lựa chọn một đôi giày thật thoải mái có mút lót đệm và có độ cong phù hợp.

Hãy bỏ những đôi giày sờn mòn do chúng không thể chịu lực tốt hay giúp bảo vệ chân bạn. Nếu bạn thường hay chạy bộ, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên thay giày mới sau mỗi ba tháng hoặc sau khi đã chạy được 800km. Bạn cũng nên mang vớ để tránh bị phồng rộp và hạn chế đi chân không ở ngoài đường hay công viên nơi mà bạn có thể dễ dàng đạp trúng những vật nguy hiểm.

Hạn chế hết mức có thể việc đứng hay vận động trên những bề mặt cứng. Sử dụng thảm để giảm áp lực lên bàn chân khi luyện tập thể dục. Bạn cũng có thể dùng băng quấn quanh bàn chân hay mắt cá để tránh nguy cơ chấn thương. Để an toàn khi luyện tập, bạn nên:

  • Thực hiện căng cơ kĩ trước và sau khi tập luyện;
  • Bắt đầu với những bài tập đơn giản như đi bộ trước khi chạy hoặc tăng dần khoảng cách chạy. Đừng dùng sức đột ngột ví dụ như khi chạy nước rút;
  • Loại bỏ mọi vật cản có thể khiến bạn bị vấp khi chạy hay khi tập thể dục.

Ngoài ra, bạn không được dùng lưỡi lam hay dao rọc giấy để cắt bỏ vết chai.

Làm thể nào để điều trị chấn thương ở ngón chân?

Chữa trị các vết cắt, vết cào, vết xước:

Nếu trên ngón chân bạn xuất hiện một vết cắt, vết cào hay vết xước thì bạn nên ấn chặt để ngăn chảy máu. Sau khi máu đã ngừng chảy, hãy nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch rồi dùng khăn lau khô. Dùng kéo sạch để cắt bỏ da thừa. Bạn cũng có thể thoa thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng cá nhân hoặc băng vải để che vết thương. Nhớ thay băng mỗi ngày.

Chữa trị ngón chân bị bầm:

Ngâm ngón chân trong nước lạnh 20 phút.

Chữa trị ngón chân bị căng cơ:

Dù bên ngoài ngón chân của bạn có thể trông bình thường nhưng không loại trừ khả năng xuất hiện nứt bên trong xương.

Do đó, bạn cần ngâm ngón chân trong nước lạnh khoảng 20 phút để chân được thư giãn. Nếu cơn đau nghiêm trọng thì hãy dùng băng dán ngón chân bị đau với ngón kề bên.

Chữa trị ngón chân bị dập:

Chườm túi đá ở ngón bị dập khoảng 20 phút. Sau đó, dùng xà phòng và nước để rửa sạch trong khoảng 5 phút. Dùng kéo được sát trùng để cắt bỏ các phần da chết bị rách rồi thoa thuốc mỡ lên vết cắt và dùng băng che lại. Nhớ thay băng mỗi ngày.

Chữa trị móng chân có máu bầm:

Chườm túi đá lên ngón chân bị bầm trong vòng 20 phút.

Chữa trị rách móng:

Nếu móng chân sắp bung ra, hãy dùng một cái kéo đã tiệt trùng để cắt dọc vết rách. Nếu viền móng chân không có cạnh nhọn nào thì không cần cắt. Thoa thuốc mỡ và dùng băng che lại. Nhớ thay băng mỗi ngày.

Phần thịt bên trong móng sẽ lên da non và hết đau nhức sau khoảng 7 ngày. Tuy vậy, cần khoảng 6 đến 12 tuần để móng chân mọc lại hoàn toàn.

Dùng thuốc để kiểm soát cơn đau

Bạn có thể dùng paracetamol hay ibuprofen để giảm đau.

Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng ibuprofen nếu bạn bị bệnh về dạ dày, thận, đang mang thai hoặc được bác sĩ khuyến nghị không sử dụng thuốc chống viêm. Không được tự ý dùng ibuprofen hơn 7 ngày mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không được phép sử dụng paracetamol nếu có bệnh về gan.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng kinh ngạc của kỹ thuật tái tạo bề mặt da

(56)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Ham muốn tình dục thay đổi thế nào khi bạn 20, 30 và 40?

(82)
Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

7 bài tập 1 phút giảm đau lưng nhanh chóng

(60)
Chúng tôi giới thiệu cho bạn danh sách với những bài tập 1 phút giảm đau lưng, giúp tăng cường cơ lưng và ngăn ngừa những cơn đau sắp tới. Và ưu điểm là ... [xem thêm]

Đo tim thai trong quá trình chuyển dạ

(76)
Tim thai thường xuyên được bác sĩ theo dõi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện ra các vấn đề nguy hiểm và có phương án chữa trị kịp thời.Bạn thắc ... [xem thêm]

Điều trị các biến chứng của suy thận mạn như thế nào?

(75)
Tìm hiểu chungBệnh suy thận mạn là gì?Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc ... [xem thêm]

10 ảnh hưởng của stress: Điều thứ 9 nghiêm trọng hơn bạn nghĩ!

(85)
Ở từng thời điểm trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua những áp lực riêng dẫn đến tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đó không chỉ là cảm xúc về ... [xem thêm]

Cường giáp và suy giáp khác nhau thế nào?

(50)
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Nhiều người cho rằng cường giáp và suy giáp là hai bệnh hoàn ... [xem thêm]

Biến chứng suy tim: Lưỡi dao vô hình dẫn đến cái chết thầm lặng

(68)
Nếu không theo dõi bệnh thường xuyên, những biến chứng suy tim thường xảy ra đột ngột có thể đẩy người bệnh vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Làm sao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN