Điều trị điếc đột ngột như thế nào cho đúng?

(4.48) - 29 đánh giá

Thính giác là một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể. Khi bị mất thính lực, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp thông thường. Đặc biệt, nếu bị điếc đột ngột, bạn sẽ rất dễ bị sốc và khó chấp nhận tình trạng bệnh của mình. Vậy tại sao lại bị điếc đột ngột? Khi biết nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ có hướng điều trị đúng, tránh nguy cơ điếc vĩnh viễn.

Tháng 2/2017, ông Tô Viết Oanh, 68 tuổi (trú tại thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) bỗng bị điếc đột ngột. Vốn là người thích giao lưu bạn bè nên điếc tai, nghe kém khiến ông gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Ông không thể nghe được những âm thanh xung quanh, bạn bè người thân muốn trò chuyện với ông phải dùng giấy bút hoặc cố sức nói thật to, cố gắng diễn đạt bằng tay thì ông mới có thể hiểu… Những bất tiện này khiến ông Oanh sống thu mình, biệt lập với xung quanh.

Thực tế, tình trạng lãng tai, nặng tai hay điếc đột ngột như trường hợp của ông Oanh không hiếm gặp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh điếc đột ngột. Việc điều trị bệnh này cũng không đơn giản. Bạn hãy cùng tìm hiểu chứng bệnh này qua bài viết của Chúng tôi.

Điếc đột ngột là gì?

Mất thính giác thần kinh đột ngột hay còn gọi điếc đột ngột xảy ra khi bạn bỗng nhiên bị mất thính lực. Cứ 10 người bị điếc đột ngột thì có 9 người chỉ bị mất thính giác một bên tai. Tình trạng điếc đột ngột có thể xảy ra rất nhanh hoặc trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ, trước lúc đi ngủ, khả năng nghe của bạn hoàn toàn bình thường nhưng sáng hôm sau khi thức dậy, một hoặc cả hai tai của bạn không nghe được bất kỳ âm thanh nào. Đôi khi, khả năng nghe ở một bên tai bạn yếu dần trong vài ngày rồi mất hẳn thính lực.

Decibel (dB) là đơn vị đo cường độ hoặc độ lớn của âm thanh. Mức decibel (dB) thấp nhất là 0, ở mức này âm thanh gần như hoàn toàn im lặng. Lời thì thầm mà tai có thể nghe được là 30 dB, lời nói bình thường là 60 dB. Khi bị điếc đột ngột, bạn sẽ nghe những lời nói bình thường chỉ ở mức giống như họ đang nói chuyện thì thầm.

Điếc đột ngột thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 30 – 60. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 4.000 trường hợp mắc phải bệnh này. Theo thống kê:

  • Chỉ có khoảng 3,6% người có bị điếc đột ngột hoàn toàn sẽ phục hồi thính lực. Người lớn tuổi và người bị chóng mặt ít có cơ hội phục hồi.
  • Khoảng 54,5% bệnh nhân bị điếc đột ngột một bên tai có thể hồi phục thính lực trong vòng 10 – 14 ngày nếu được điều trị kịp thời.
  • Tình trạng điếc đột ngột trở nên tồi tệ hơn theo thời gian ở khoảng 15% bệnh nhân. Trong trường hợp này, máy trợ thính và cấy ghép ốc tai điện tử có thể hỗ trợ khả năng nghe cho người bệnh.

Điếc đột ngột là một tình trạng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc y tế kịp thời. Việc điều trị sớm có thể giúp thính lực của bạn được hồi phục. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu như ù tai, chóng mặt khi mới thức dậy, nghe kém, không nghe rõ âm thanh… bạn nên nên đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Dấu hiệu điếc đột ngột

Bạn có thể nhận thấy mình bị điếc đột ngột sau khi thức dậy vào buổi sáng hay khi nghe điện thoại ở bên tai bị điếc. Việc nghe âm thanh quá lớn (tiếng nổ) cũng có thể khiến bạn bị điếc đột ngột. Ngoài ra, điếc đột ngột còn có các dấu hiệu như:

  • Ù tai, khả năng nghe kém
  • Tai có cảm giác căng đầy, cảm tưởng như đút nút tai
  • Khả năng nghe bị giảm khi có nhiều tiếng ồn xung quanh
  • Khó nghe được âm thanh cao độ
  • Chóng mặt, mất thăng bằng
  • Tai bị nhiễm trùng
  • Không giật mình hay phản ứng với tiếng động lớn bất ngờ xảy ra
  • Đo thính lực đồ cho thấy thính lực giảm trên 30 dB.

Nguyên nhân điếc đột ngột

Hầu hết những người bị điếc đột ngột thường không dễ dàng tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này là:

  • Mắc bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị…
  • Tiếp xúc lâu với tiếng ồn có cường độ lớn
  • Chấn thương (chấn thương đầu)
  • Các bệnh tự miễn như hội chứng Cogan
  • Nhiễm độc tai gây ra bởi tình trạng sử dụng thuốc, rượu, hút thuốc lá…
  • Có vấn đề tuần hoàn máu
  • Có khối u trên dây thần kinh nối tai với não
  • Bệnh thần kinh và rối loạn (đa xơ cứng)
  • Rối loạn của tai trong (bệnh Meniere)
  • Bị rắn độc hay nhện độc cắn, côn trùng như ong vò vẽ đốt…
  • Lão hóa.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh điếc đột ngột như thế nào?

Khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng giúp xác định nguyên nhân gây bệnh điếc đột ngột

Các bác sĩ sẽ tiến hành đo thính lực của bạn. Nếu được chẩn đoán bị điếc đột ngột, bạn có thể phải làm các xét nghiệm khác nhằm giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp MRI để kiểm tra các bất thường trong tai
  • Nghiệm pháp thăng bằng.

Lưu ý: Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên cho bác sĩ biết và mang theo toa thuốc (nếu có) để bác sĩ xem.

Điều trị điếc đột ngột như thế nào?

“Bệnh điếc đột ngột có chữa được không?” hay “Điều trị điếc đột ngột thế nào cho đúng?” là những câu hỏi của ông Oanh cũng như hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này. Điếc đột ngột là một tình trạng nghiêm trọng nên việc điều trị sớm có thể làm tăng khả năng hồi phục thính lực hoàn toàn. Để điều trị bệnh điếc đột ngột, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng và nguyên nhân. Do đó, trước khi bắt đầu quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Điều trị triệu chứng

  • Thuốc giãn mạch ngoại biên
  • Thuốc tăng cường oxy máu
  • Thuốc chống phù nề mê nhĩ
  • Thuốc an thần
  • Vitamin nhóm B liều cao
  • Điều trị điếc đột ngột bằng oxy cao áp
  • Nghỉ ngơi.

Điều trị nguyên nhân

  • Sử dụng corticosteroid là cách điều trị phổ biến nhất. Loại thuốc này có thể giúp giảm tình trạng sưng, viêm. Thuốc đặc biệt hữu ích nếu bạn có bệnh về hệ miễn dịch như hội chứng Cogan.
  • Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng điếc đột ngột là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn dùng.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cấy máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử cho bạn. Việc cấy ghép ốc tai điện tử không giúp bạn phục hồi khả năng nghe hoàn toàn nhưng thiết bị này có thể khuếch đại âm thanh lên mức mà bạn nghe được.

Hành trình đi tìm lại thính lực của ông Lê Viết Oanh

Ông Oanh vui vẻ chia sẻ lại những thông tin đã tìm hiểu được trong thời gian bị điếc đột ngột

Nghe lời nhiều người mách, ông Oanh đến thầy lang để khấn vái, rồi dùng thuốc Đông y nhưng vẫn không khỏi bệnh. Không bỏ cuộc, ông tiếp tục tìm cách chữa bệnh điếc cho mình. Một lần, ông đọc cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” thì biết cây cối xay có thể chữa điếc tai, nghe kém cũng như các bệnh về tai khác hiệu quả. Đây là một loại thảo mộc có tính kháng viêm mạnh nên rất hữu hiệu trong việc điều trị viêm tuyến mang tai, tật điếc, ù tai hay chứng đau tai. Tìm hiểu thêm về cây cối xay, ông Oanh biết một nghiên cứu tại Ấn Độ còn cho thấy chiết xuất ethanol trong loại cây này có tác dụng chống viêm tương đương ibuprofen.

Sau đó, ông được bạn cho 1kg cối xay tươi để sắc uống trị bệnh. Tuy nhiên, do việc sắc thuốc phức tạp, tốn thời gian nên ông bỏ ngang khiến tình trạng điếc tai không được cải thiện.

Thấy việc tự điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, ông Oanh quyết định đến bệnh viện để khám. Tại bệnh viện, ông được bác sĩ thăm khám và cho làm các xét nghiệm, đo thính lực đồ… Cả ngày thăm khám, cuối cùng, bác sĩ cũng không thể xác định được nguyên nhân điếc tai nên chỉ khuyên ông dùng máy trợ thính. Điều này khiến ông Oanh vô cùng thất vọng vì nghĩ rằng, mình sẽ phải chịu cảnh điếc tai, nghễnh ngãng suốt phần đời còn lại.

Nghe lời bác sĩ khuyên, ông Oanh dùng máy trợ thính. Thế nhưng, thiết bị này khiến âm thanh đi vào tai bị chói khiến ông vừa bực vừa mệt. Không cam chịu bị điếc suốt đời, ông lên mạng tìm hiểu thì biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính (*). Ngoài thành phần chính là cây cối xay, Kim Thính còn có sự kết hợp của 7 thành phần khác gồm: Câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, vảy ốc và L-carnitine. Sự kết hợp của 7 thành phần này có tác dụng tăng cường thính lực, chống viêm nhiễm, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị điếc tai, ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực do mọi nguyên nhân hiệu quả, an toàn. Kim Thính đã vinh dự nhận được các giải thưởng như:

  • Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng
  • Thương hiệu gia đình tin dùng
  • Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em.
Kim Thính là sự kết hợp của các thảo dược từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị điếc tai hiệu quả

Nhận thấy Kim Thính là sản phẩm tốt, đã giúp nhiều người bị điếc tai nghe lại bình thường nên ông Oanh quyết định mua ngay sản phẩm này và uống đều đặn với liều lượng 2 viên/lần, 2 lần/ngày.

Với quyết tâm chữa bệnh điếc đột ngột, ông Oanh kiêng hẳn rượu bia, duy trì việc sử dụng Kim Thính và không dùng bất kỳ loại thuốc nào. Sau khoảng 3 tháng, điều kỳ diệu đã xảy ra khi ông bỗng nghe được âm thanh phát ra từ chiếc tivi. Một tuần tiếp theo, ông có thể nghe được mọi người trò chuyện bình thường.

Ông Oanh không phải là trường hợp duy nhất chữa điếc tai, nghe kém thành công. Ngoài ông Oanh, còn có bà Trần Thị Hoa (tên gọi ở nhà là cô Ba, 54 tuổi ở đường số 2, phường 1, thành phố Cà Mau) và chị Trịnh Thị Thúy An (Vĩnh Thuận, Kiên Giang)… cũng đã thoát khỏi ù tai, điếc tai nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thính.

Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh và sản phẩm Kim Thính, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6302 hoặc hotline (Zalo/Viber): 0916 751 651/ 0916 767 653.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh dịch có màu vàng, bạn đừng chủ quan!

(80)
Tình trạng tinh dịch có màu vàng đôi khi do tinh dịch bị lẫn nước tiểu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh mà bạn không nên chủ quan. ... [xem thêm]

4 giai đoạn của bệnh xơ gan, tìm hiểu ngay trước khi quá muộn

(48)
Trong lúc bạn say sưa nhậu nhẹt, hút thuốc… thì bệnh xơ gan vẫn đang âm thầm tiến triển đấy. Có rất nhiều người chủ quan về vấn đề sức khỏe của ... [xem thêm]

5 chất kháng sinh tự nhiên bạn có thể chuẩn bị sẵn ở nhà

(90)
Chất kháng sinh thường được sử dụng để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Có lẽ bạn nghĩ rằng thuốc kháng sinh chỉ được điều chế ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

(35)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của con bạn. Nhiều bậc ... [xem thêm]

Tại sao đàn ông khó cưỡng sức hấp dẫn của phụ nữ lớn tuổi hơn?

(39)
Vượt qua những cô nàng trẻ trung tuổi đôi mươi, sức hấp dẫn của phụ nữ lớn tuổi mặn mà hơn với cách ứng xử chín chắn và trải nghiệm sống sâu ... [xem thêm]

Meloxicam liệu có an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

(92)
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần cẩn trọng trong việc tiếp nạp bất kỳ loại thuốc nào, chẳng hạn như Meloxicam, để tránh các tác dụng phụ không mong ... [xem thêm]

Nỗi buồn biết tỏ cùng ai khi bị nhiễm khuẩn chlamydia

(92)
Nhiễm khuẩn chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe ... [xem thêm]

[Infographic] 8 cách giảm nghẹt mũi không cần dùng thuốc

(45)
Bạn bị nghẹt mũi và rất muốn có biện pháp nào đó để có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Tuy nhiên, bạn ngại dùng thuốc vì sợ các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN