Viêm âm đạo (Nhiễm trùng âm đạo)

(4.26) - 18 đánh giá

Biên dịch:

Trần Hoàng Nhật Anh

Đinh Hoàng Minh

Rất nhiều phụ nữ đã gặp tình trạng này. Bạn đang bị phân tâm và lúng túng tại chỗ ngồi của mình vì cảm thấy không ổn ở bên dưới. Có lẽ có một chút mùi kì lạ và khó chịu hơn bình thường. Bạn muốn làm gì đó để ngăn cản tình trạng này ngay lập tức. Mặc dù nó có thể gây khó chịu, nhưng vẫn chưa phải là ngày tận thế. Bạn có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm men hoặc virus. Hóa chất trong xà phòng, thuốc xịt, thậm chí trong quần áo có thể kích thích khi tiếp xúc với vùng da và mô nhạy cảm. Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được chuyện gì sẽ xảy ra. Có lẽ bạn cần sự trợ giúp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các thể viêm âm đạo

Các bác sĩ gọi những tình trạng khác nhau gây nên sự viêm nhiễm ở âm đạo là “viêm âm đạo”. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Candida hoặc nhiễm nấm âm đạo.
  • Chlamydia.
  • Bệnh lậu.
  • Phản ứng hoặc dị ứng (viêm âm đạo không nhiễm trùng).
  • Trichomoniasis (trùng roi âm đạo).
  • Viêm âm đạo do virus.

Có nhiều triệu chứng khác nhau và ngay cả các bác sĩ có kinh nghiệm cũng có thể gặp khó khăn khi chẩn đoán. Bạn có thể có đồng thời bị nhiều triệu chứng hoặc có thể bị nhiễm trùng mà không có bất kì triệu chứng nào.

Xem thêm bài Viêm âm đạo – Nhiễm nấm âm đạo – Nhiễm khuẩn âm đạo

Triệu chứng bình thường và bất thường của người phụ nữ

Dịch âm đạo tiết ra thường trong hoặc hơi đục. Đó là một phần cơ chế tự làm sạch của âm đạo. Dịch này không mùi và không gây ngứa cho bạn. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, lượng dịch, tính chất của dịch cũng như cảm giác của chúng ta có thể thay đổi. Tại một thời điểm nào đó, bạn chỉ có một lượng nhỏ dịch âm đạo loãng hoặc như nước, vào thời điểm khác trong tháng, lượng dịch tiết ra đặc và nhiều hơn. Điều này là bình thường. Dịch âm đạo có mùi hoặc có triệu chứng nóng, rát rất dễ nhận thấy, có vẻ như đã có vấn đề. Bạn có thể cảm thấy khó chịu bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường gặp hơn vào ban đêm. Quan hệ tình dục có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn. Bạn nên gặp bác sĩ khi:

  • Dịch tiết âm đạo đổi màu, đặc hơn, hoặc có mùi bất thường
  • Ngứa, bỏng rát, sưng, hay đau nhức xung quanh hoặc bên ngoài âm đạo.
  • Tiểu rát
  • Đau khi quan hệ

Nhiễm nấm hay Nhiễm khuẩn âm đạo?

Đây là hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất có liên quan đến những sinh vật trong âm đạo. Chúng có thể có các triệu chứng tương tự nhau. Nhiễm nấm là do nấm tăng sinh quá mức trong cơ thể. Nhiễm khuẩn xảy ra khi có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo. Trong cả hai trường hợp, dịch tiết âm đạo có thể trắng hoặc xám nhạt. Làm thế nào để có thể phân biệt chúng? Nếu dịch có mùi tanh, thì nghĩ nhiều đến viêm âm đạo do vi khuẩn. Nếu dịch đóng thành mảng như váng sữa (phô mai tươi), nguyên nhân có thể do nhiễm nấm. Ngoài ra, nhiễm nấm cũng có khả năng gây ngứa và rát âm đạo, mặc dù nhiễm khuẩn âm đạo cũng có thể gây ngứa. Và bạn cũng có thể nhiễm cả hai tác nhân cùng một lúc.

Lây truyền qua đường tình dục

Bạn có thể bị nhiễm trùng âm đạo thông qua đường tình dục, như:

  • Chlamydia.
  • Lậu cầu.
  • Virus herpes.
  • Human papilloma virus ( HPV) hoặc sùi mào gà.
  • Trichomoniasis (trùng roi âm đạo).

Phụ nữ có thể không có các triệu chứng rõ ràng của các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Nếu bạn có hoạt động tình dục (đặc biệt nếu có nhiều bạn tình), bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc xét nghiệm những tác nhân này trong đợt kiểm tra sức khỏe hằng năm. Nếu không điều trị, chúng có thể làm tổn

thương vĩnh viễn cơ quan sinh sản hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Bạn cũng có thể lây bệnh cho bạn tình của mình.

Viêm âm đạo không nhiễm trùng

Đôi khi các triệu chứng ngứa, rát, và thậm chí tiết dịch bất thường xuất hiện mà không có tình trạng nhiễm trùng. Thông thường, đó là một phản ứng dị ứng hoặc kích ứng bởi các sản phẩm như:·

  • Chất tẩy rửa.
  • Thụt rửa âm đạo.
  • Chất làm mềm vải.
  • Xà phòng thơm.
  • Thuốc diệt tinh trùng.
  • Thuốc xịt rửa âm đạo.

Nó cũng có thể là sự sụt giảm hormon sau mãn kinh hoặc khi buồng trứng đã bị cắt bỏ. Điều này có thể làm khô âm đạo, hay còn gọi là tình trạng viêm teo âm đạo. Bạn có thể đau khi quan hệ tình dục và cảm thấy ngứa kèm nóng rát âm đạo.

Điều trị

Chẩn đoán đúng là chìa khóa trong việc điều trị hiệu quả nhiễm trùng âm đạo. Cần chú ý đến những triệu chứng bạn gặp phải và thời điểm chúng xuất hiện cũng như màu sắc, tính chất, mùi và lượng dịch tiết ra. Không nên tự rửa âm đạo trước khi đi đến phòng khám vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Một số bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không quan hệ tình dục trong 24-48 giờ trước khi thăm khám. Tốt hơn là bạn nên gặp bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn, kể cả khi bạn biết khá rõ tình trạng của mình. Bạn có thể điều trị viêm âm đạo không do nhiễm trùng bằng cách xử lí những nguyên nhân có thể có. Cân nhắc liệu những sản phẩm bạn đang dùng có gây kích ứng làn da nhạy cảm của bạn. Đối với những thay đổi nội tiết tố, bác sĩ có thể kê estrogen để cải thiện triệu chứng.

Ngăn ngừa viêm âm đạo

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và giữ vùng kín khô ráo. Nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên dùng thuốc xịt âm đạo hay xà phòng thơm cho khu vực này. Thụt rửa cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng, và quan trọng hơn, điều này có thể che lấp hoặc làm lan rộng tình trạng nhiễm trùng và cũng có thể loại bỏ đi những lợi khuẩn có vai trò bảo vệ âm đạo của bạn. Do đó thụt rửa âm đạo không bao giờ được khuyến khích.

Tránh quần áo giữ nhiệt và hơi ẩm. Đồ lót làm từ vải ni lông, quần jean bó sát, quần short tập gym, quần legging không thoáng khí và quần tất không có lót cotton cũng có thể gây nhiễm nấm.

Ăn sữa chua men sống có thể giúp bạn ít bị nhiễm trùng hơn.

Bao cao su là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua đường tình dục.

Khám phụ khoa tổng quát hằng năm, bao gồm cả xét nghiệm Pap smear nếu bác sĩ của bạn yêu cầu

Xem thêm bài Hỏi đáp về viêm âm đạo và lộ tuyến cổ tử cung

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/women/guide/sexual-health-vaginal-infections#1

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích và nguy cơ các dụng cụ tránh thai

(55)
Các dụng cụ rào cản tránh thai là gì? Các dụng cụ rào cản tránh thai là các dụng cụ rào cản về mặt lý học hoặc hóa học có tác dụng ngăn cản tinh trùng ... [xem thêm]

Bài 47 – Đau lưng trong thai kỳ

(78)
Những nguyên nhân có thể Căng các cơ vùng lưng Cơ vùng bụng yếu Các nội tiết tố khi có thai Trong những nguyên nhân thường gặp kể trên thì căng dãn các cơ ... [xem thêm]

Cắt bỏ nội mạc tử cung

(67)
Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì? Cắt bỏ nội mạc tử cung nhằm phá hủy một lớp mỏng niêm mạc tử cung và ngăn tình trạng ra kinh ở nhiều phụ nữ mà ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

(78)
Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

Cho trứng trong buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

(85)
Cho trứng trong buồng trứng có sao không? Thưa bác sĩ, nếu như mình cho một quả trứng trong buồng trứng có sao không ạ? em mới có 22 tuổi thôi nhưng em có hai ... [xem thêm]

Xét nghiệm thường quy trong thai kì

(18)
Tại sao cần phải làm xét nghiệm khi đang mang thai? Những xét nghiệm được làm cho tất cả phụ nữ mang thai như là một phần của kế hoạch chăm sóc trước ... [xem thêm]

Có bầu mệt quá đi thôi…nhưng vui…

(23)
Giai đoạn mang thai là giai đoạn đặc biệt, nhiều điều thú vị, trừ những lúc “không mấy thú vị” vì: 1. Ốm nghén 60% bà mẹ mang thai sẽ bị nghén. Bạn ... [xem thêm]

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì? Nó ảnh hưởng tới việc mang thai không?

(75)
Nhân xơ tử cung là gì? Hay còn gọi là u xơ tử cung, là một dạng u xơ xuất phát từ cơ tử cung. Đây là u lành tính (không phải ung thư). Một bệnh nhân có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN