Scopolamine

(4.48) - 36 đánh giá

Tên gốc: scopolamine

Tên biệt dược: Scopace®, Transderm Scop®

Phân nhóm: thuốc chống co thắt

Tác dụng

Tác dụng của thuốc scopolamine là gì?

Thuốc scopolamine là một thuốc kháng cholinergic. Thuốc có nhiều tác dụng đối với cơ thể bao gồm giảm tiết dịch, làm chậm co bóp dạ dày và ruột, giảm giãn nở đồng tử.

Scopolamine được dùng để làm giảm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt do say tàu xe và phục hồi sau gây mê và phẫu thuật. Thuốc cũng có thể được dùng trong điều trị bệnh Parkinson, tình trạng co cứng cơ, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa và các bệnh khác.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc scopolamine cho người lớn là gì?

Liều thường dùng cho người lớn để điều trị buồn nôn/nôn mửa

Dùng để chống nôn thông thường: bạn được tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 0,3-0,65 mg, mỗi 6 đến 8 giờ khi cần thiết.

Dùng để chống buồn nôn và nôn mửa sau phẫu thuật: bạn dán một miếng dán thẩm thấu qua da scopolamine 1,5 mg ở phía sau tai vào buổi tối trước ngày phẫu thuật dự kiến. Các miếng dán nên giữ trong 24 giờ sau khi phẫu thuật trước khi vứt bỏ.

Nếu dùng scopolamine thẩm thấu qua da ở sản phụ, bạn dán miếng dán trước 1 giờ mổ lấy thai theo lịch trình để hạn chế phơi nhiễm cho trẻ sơ sinh.

Liều thông thường cho người lớn bị say tàu xe

Bạn dán một miếng dán thẩm thấu qua da scopolamine 1,5 mg ở phía sau tai ít nhất 4 giờ trước khi đi tàu xe và thay miếng dán mỗi 3 ngày khi cần thiết.

Liều thông thường cho người lớn bị lên cơn Parkinson

Bạn uống 0,4-0,8 mg mỗi 8 giờ khi cần thiết.

Liều dùng thuốc scopolamine cho trẻ em là gì?

Liều thường dùng cho trẻ em để điều trị buồn nôn/nôn mửa

Trẻ em 1-12 tuổi: trẻ được tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 6 mcg/kg/liều (liều tối đa: 0,3 mg/liều) mỗi 6-8 giờ khi cần thiết.

Liều thông thường cho trẻ em bị say tàu xe

Bạn dán cho trẻ một miếng dán thẩm thấu qua da scopolamine 1,5 mg phía sau tai ít nhất 4 giờ trước khi đi tàu xe và thay miếng dán mỗi 3 ngày khi cần thiết.

Cách dùng

Bạn dùng thuốc scopolamine như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc scopolamine?

Bạn nên gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Bạn cần tháo miếng dán scopolamine thẩm thấu qua da và gọi cho bác sĩ ngay nếu mắc bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đau mắt hoặc đỏ mắt, nhìn thấy vầng hào quang quanh ánh sáng;
  • Nhìn mờ và tăng nhạy cảm với ánh sáng;
  • Lẫn lộn, kích động, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
  • Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn ngủ, chóng mặt;
  • Khô miệng;
  • Khô hoặc ngứa mắt;
  • Cảm thấy bồn chồn;
  • Vấn đề về trí nhớ;
  • Ngứa hoặc phát ban da nhẹ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc scopolamine bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Tương tác thuốc

Thuốc scopolamine có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc bao gồm: thuốc chống trầm cảm, rượu, thuốc kháng histamin (bao gồm meclizine), thuốc an thần (được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ), thuốc giảm đau, thuốc giảm lo âu và thuốc giãn cơ.

Thuốc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc scopolamine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Glaucoma góc hẹp − không nên sử dụng ở những bệnh nhân mắc tình trạng này;
  • Glaucoma, góc mở (góc rộng);
  • Tắc ruột hoặc tắc nghẽn dạ dày;
  • Tiền sử bệnh thần kinh;
  • Tiền sử động kinh;
  • Vấn đề tiểu tiện (ví dụ tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc khó tiểu tiện) – sử dụng thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng này tồi tệ hơn;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận − sử dụng thận trọng. Tác dụng thuốc có thể tăng do quá trình đào thải thuốc khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản scopolamine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc scopolamine có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc scopolamine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm với hàm lượng 0,4 mg/ml, 1 mg/ml;
  • Viên nén, uống với hàm lượng 10 mg;
  • Miếng dán, thẩm thấu qua da với hàm lượng 1,5 mg scopolamine.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Meprobamate

(36)
Tên gốc: meprobamatePhân nhóm: thuốc giải lo âuTên biệt dược: Dopalipax®Tác dụng của meprobamateTác dụng của meprobamate là gì?Meprobamate được sử dụng ngắn ... [xem thêm]

Atoderm Intensive Gel Moussant®

(38)
Thành phần: cupric sulfate, lauryl glucoside, nicotinamide, PEG-200 hydrogenated glyceryl palmate Tên biệt dược: Atoderm Intensive Gel MoussantTác dụngTác dụng của Atoderm Intensive ... [xem thêm]

Raltegravir

(43)
Tên gốc: raltegravirPhân nhóm: thuốc kháng virusTác dụng của raltegravirTác dụng của raltegravir là gì?Raltegravir được sử dụng với các thuốc điều trị HIV khác ... [xem thêm]

Thiothixene

(31)
Tên gốc: thiothixenePhân nhóm: thuốc chống loạn thầnTác dụng của thiothixeneTác dụng của thiothixene là gì?Thiothixene được sử dụng để điều trị một số ... [xem thêm]

Vitamin D3 B.O.N®

(25)
Tên gốc: cholecalciferolTên biệt dược: Vitamin D3 B.O.N®Phân nhóm: vitamin A, D & ETác dụngTác dụng của Vitamin D3 B.O.N® là gì?Vitamin D3 B.O.N® thường được dùng ... [xem thêm]

Thuốc terpin hydrate

(27)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc terpin hydrate là gì?Terpin hydrate giúp làm loãng đờm. Hỗn hợp thuốc này được sử dụng để điều trị chứng ho có kèm theo ... [xem thêm]

Thuốc Gastropulgite®

(41)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc Gastropulgite® là gì?Bạn có thể dùng thuốc attapulgit + magie carbonat + nhôm hydroxide (Gastropulgite®) để điều trị triệu chứng ... [xem thêm]

Thuốc Clarityne®

(39)
Tên gốc: loratadineTên biệt dược: Clarityne®Phân nhóm: thuốc kháng histamine, thuốc chống dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Clarityne® là gì?Clarityne® được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN