Chuột rút

(4.27) - 80 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chuột rút là tình trạng gì?

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Chuột rút xảy ra vào đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng chuột rút là gì?

Hầu hết trường hợp bị chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh việc xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác khó chịu;
  • Sưng chân, đỏ tấy hoặc màu da thay đổi;
  • Yếu cơ;
  • Xảy ra thường xuyên;
  • Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chuột rút?

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chuột rút bao gồm:

  • Tập thể dục, chấn thương hoặc vận dụng cơ bắp quá nhiều;
  • Mang thai: chuột rút xảy ra do sự thiếu hụt các khoáng chất như canxi và magie, đặc biệt ở những tháng cuối thai kì;
  • Tiếp xúc với nhiệt độ thấp, đặc biệt là nước lạnh;
  • Các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như vấn đề về lưu lượng máu (bệnh động mạch ngoại biên), bệnh thận, bệnh tuyến giáp và bệnh đa xơ cứng;
  • Đứng trên bề mặt cứng trong một thời gian dài, ngồi lâu hoặc để chân ở vị trí bất tiện trong khi bạn ngủ;
  • Không có đủ kali, canxi và các khoáng chất khác trong máu;
  • Bị mất nước;
  • Dùng các loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin và steroid.

Nguy cơ gây bệnh

Những ai thường mắc phải tình trạng chuột rút?

Chuột rút là tình trạng rất phổ biến, có thể tác động đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chuột rút?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Người lớn tuổi bị mất lượng lớn cơ bắp, vì vậy các cơ còn lại dễ hoạt động quá mức;
  • Mất nước. Vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước trong khi tham gia các môn thể thao vận động thường xuyên xuất hiện chuột rút;
  • Mang thai. Chuột rút cơ bắp thường xuất hiện trong thai kỳ;
  • Các vấn đề sức khỏe khác. Bạn dễ bị chuột rút nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về dây thần kinh, gan, rối loạn tuyến giáp.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng chuột rút?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng của bạn. Họ có thể hỏi bạn có những triệu chứng khác không, chẳng hạn như tê liệt hoặc sưng, đó có thể là dấu hiệu bạn bị chuột rút thứ cấp gây ra bởi các điều kiện tiềm ẩn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, để loại trừ các điều kiện khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị điều trị chuột rút?

Chuột rút thường kéo dài trong một vài giây đến vài phút. Hầu hết các trường hợp chuột rút ở chân có thể được thuyên giảm bằng cách thực hiện các bài tập ở cơ bắp bị ảnh hưởng. Tập thể dục chân thường xuyên trong ngày sẽ giúp giảm mức độ bị chuột rút.

Để căng cơ bắp chân, bạn hãy đứng bằng nửa bàn chân phía trước, nhón gót chân lên cao, từ từ hạ gót bàn chân để gót thấp hơn vị trí đang đứng, giữ một vài giây trước khi nâng gót chân lên trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại một vài lần động tác này.

Thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục. Nếu bạn bị chuột rút thứ cấp ở chân thì việc điều trị các nguyên nhân cơ bản có thể giúp giảm các triệu chứng.

Chuột rút ở chân xảy ra trong khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.

Việc điều trị chuột rút do bệnh gan có thể khó khăn hơn, kế hoạch điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc như thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, nếu chuột rút tái phát và gây ảnh hưởng đến bạn hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bác sĩ có thể kê toa thuốc làm thư giãn cơ bắp. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có thể gây ra chuột rút ở chân thì bác sĩ có thể kê toa thuốc khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chuột rút?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Trị liệu và mát xa các cơ;
  • Tắm nước ấm để thư giãn cơ. Đặt một miếng đệm nóng trên cơ cũng có thể giúp thư giãn cơ;
  • Sử dụng túi chườm đá. Luôn luôn để một miếng vải ngăn cách giữa da và túi chườm;
  • Sử dụng các loại thuốc không kê toa như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen. Bạn hãy đọc và làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc;
  • Nếu bác sĩ kê toa thuốc điều trị chuột rút cơ bắp thì bạn hãy thực hiện đúng và chính xác theo quy định, gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào với thuốc;
  • Uống nhiều nước. Nước uống thể thao để giúp giảm tình trạng chuột rút ở chân.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Áp xe não

(76)
Tim hiểu chungÁp xe não là bệnh gì?Não là một phần thuộc hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Nó hoạt động như là bộ nguồn trung tâm của máy tính, tiếp ... [xem thêm]

Hội chứng Guillain-Barre

(51)
Định nghĩaHội chứng Guillain-Barre (viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp, liệt Landry) là bệnh gì?Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ ... [xem thêm]

Thoái hóa hoàng điểm dạng khô

(88)
Tìm hiểu chungThoái hóa hoàng điểm loại khô là bệnh là gì?Thoái hóa hoàng điểm loại khô gây mờ hoặc giảm thị lực trung tâm, do điểm vàng bị mỏng đi. ... [xem thêm]

Giảm tiểu cầu

(32)
Đối với hầu hết người bệnh, giảm tiểu cầu không gây ra bất cứ vấn đề nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu mắc các dạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị ... [xem thêm]

Rối loạn khớp thái dương – hàm

(84)
Tìm hiểu chungRối loạn khớp thái dương – hàm là bệnh gì?Rối loạn khớp thái dương – hàm là tình trạng đau ở khớp xương thái dương – hàm. Khớp thái ... [xem thêm]

Thiếu phosphate

(75)
Tìm hiểu chungThiếu phosphate là bệnh gì?Thiếu phosphate (HPP) là một rối loạn di truyền hiếm gặp đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của xương và ... [xem thêm]

Bệnh tuyến giáp

(55)
Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần ... [xem thêm]

Viêm phổi bệnh viện

(42)
Tìm hiểu chungViêm phổi bệnh viện là gì?Viêm phổi bệnh viện thường xuất hiện ở những người đã nhập viện, thường khoảng 2 ngày trở lên. Viêm phổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN