Có bầu mệt quá đi thôi…nhưng vui…

(4.16) - 23 đánh giá
Giai đoạn mang thai là giai đoạn đặc biệt, nhiều điều thú vị, trừ những lúc “không mấy thú vị” vì:

1. Ốm nghén

60% bà mẹ mang thai sẽ bị nghén. Bạn sẽ nghĩ đến cảm giác nôn, buồn nôn thường xuất hiện vào buổi sáng – nhưng không – có khi cả ngày. Đôi khi cảm thấy muốn nôn đến nơi, nhưng chạy đến cửa nhà vệ sinh thì hết muốn nôn. Đang ăn ngon miệng thì ào một cái…sạch hết. Và cũng đừng tin “người ta nói” chỉ nghén ba tháng đầu, đôi khi bạn sẽ được nếm trải việc này suốt thai kỳ luôn, thật đấy. Nhưng mà, bĩnh tĩnh nha, mấy bà mẹ ốm nghén thường ít gặp bất trắc trong thai kỳ (ý là ít sẩy thai hơn), và một vài nghiên cứu nói em bé sẽ thông minh hơn. Vậy thì, hãy tự tin mà ốm nghén.
Cách giảm nghén:
  • Ăn thực phẩm giàu protein
  • Nhấm nháp một ít gừng hoặc nước uống chứa gừng
  • Đảm bảo đủ vitamin
  • Uống đủ nước
  • Sáng thức giấc đừng đứng dậy ra khỏi giường ngay.
Nếu nôn nhiều, liên tục, kéo dài, quá mệt…hãy đến bệnh viện hoặc liên lạc với bác sĩ theo dõi của bạn. Đôi khi có những em bé thông minh quá mức nên hành mẹ ra trò.

2. Mệt mỏi – hết năng lượng

Thông thường mẹ bầu sẽ mệt nhiều hơn vào ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ (ba tháng giữa là dễ chịu nhất, hãy tận hưởng nha). Khi mang thai, trong cơ thể bạn sẽ diễn ra nhiều thay đổi lớn lao, hoặc cảm thấy lo lắng nhiều mỗi khi nghĩ về chuyện “có con” cũng đủ làm bạn mệt mỏi. Thêm mấy chuyện nhỏ nhỏ như đi tiểu liên tục, chuột rút, cảm giác nặng nề nữa nè…Thế là bạn mất ngủ và mệt lại càng mệt!
Cách hạn chế:
  • Tranh thủ ngủ nhiều giấc ngắn trong ngày
  • Đi ngủ sớm
  • Hạn chế uống nước trước giờ ngủ khoảng 2 tiếng để giảm tiểu đêm, không ăn gì ngay trước khi đi ngủ. Tránh uống cà phê.
  • Ăn thực phẩm giàu Kali (như chuối, kiwi, rau lá xanh), giàu chất xơ.
  • Bổ sung sắt trong thai kỳ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng nếu có thể (như đi bộ)
  • Bớt lo lắng. Khó thực hiện điều này nhưng…trong sách khuyên vậy!

3. Ợ nóng

Hơn ½ mẹ bầu có cảm giác nóng rát vùng trên của bụng, phía sau xương ức, rất khó chịu, hoặc có thể thấy vị chua trong miệng, như vừa nôn. Cảm giác này nhiều khi làm bạn không muốn ăn, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé.
Cách hạn chế:
  • Chia nhỏ bữa ăn, thay vì ăn 3 bữa/ngày thì mình ăn 6 lần/ngày, nhưng giảm lượng thức ăn để dạ dày không quá đầy (đừng ăn 6 bữa no căng bụng).
  • Tránh ăn gần giờ đi ngủ
  • Nằm kê gối cho đầu cao hơn.
  • Không ăn thức ăn cay, đồ chiên, hoặc uống cà phê
  • Đừng tự ý uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

4. Táo bón

Bạn không đơn độc đâu, gần 2/3 mẹ bầu gặp vấn đề này. Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, ruột cũng “thư giãn” để tăng hấp thu vitamin và khoáng chất cho big boss trong bụng, thêm nhà của big boss (tử cung) ngày càng lấn chiếm xung quanh, chèn ép ruột non nên tiêu hoá trì trệ theo. Uống bổ sung sắt sẽ góp phần thêm cho những khó khăn sẵn có. Cơ thể hình như để dành “năng lượng” cho trận cuối là chuyển dạ, nên…khó đi tiêu.
Cách hạn chế:
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ
  • Uống 8 ly nước/ngày
  • Bổ sung probiotic
  • Tập thể dục

5. Mất ngủ

Phần này đã có hẳn một bài viết chi tiết. Bạn tìm đọc lại giúp mình.
Xem thêm bài: Mất ngủ trong thai kỳ

6. Chảy máu chân răng, đau răng

Bạn cần đi khám nha sĩ để được hướng dẫn. Nếu không có thói quen khám răng định kỳ, bạn nhất định phải kiểm tra trong thai kỳ. Viêm nha chu có thể ảnh hưởng đến em bé, chẳng hạn sinh non hoặc em bé nhẹ cân. Bạn đừng ngạc nhiên tại sao có mối liên quan này.
Bạn cần khám răng định kỳ mỗi 3 tháng trong thai kỳ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt cần súc miệng sau nôn.
Mệt thật…nhưng mà vui..

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/2912148268881738
  • americanpregnancy.org/home-page-featured/7-common-discomforts-pregnancy/
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Polyp cổ tử cung là gì?

    (78)
    Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Rô Pin Polyp cổ tử cung là những khối phát triển trên kênh cổ tử cung – chỗ nối giữa tử cung với âm đạo. Chúng ... [xem thêm]

    Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp: Viên uống, miếng dán và vòng âm đạo

    (90)
    Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp? Viên uống ngừa thai, miếng dán ngừa thai, và vòng ngừa thai âm đạo là những phương pháp ngừa thai nội ... [xem thêm]

    Bài 1 – Cho trẻ khởi đầu tốt đẹp

    (15)
    Mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ mang thai là làm sao để con chào đời khoẻ mạnh. Lúc không có thai, có thể chuyện ăn uống với bạn được xếp thứ ... [xem thêm]

    Đau bụng dưới kinh niên

    (32)
    Hình mô tả đau bụng dưới kinh niên Thế nào là đau bụng dưới kinh niên? Đau bụng dưới kinh niên, còn gọi là đau vùng chậu mãn tính (chronic pelvic pain). Là ... [xem thêm]

    Lựa chọn phương pháp ngừa thai sau sinh

    (83)
    Tại sao phải ngừa thai sau sinh? Nếu bạn không dùng biện pháp ngừa thai nào sau sinh, bạn có khả năng có thai lại rất sớm. Sử dụng một phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

    Gây tê tủy sống

    (42)
    Gây tê tủy sống là gì? Gây tê tủy sống còn được gọi là gây tê dưới nhện là một hình thức gây tê tại chỗ hay tê vùng , bằng việc tiêm thuốc gây tê ... [xem thêm]

    Bài 5 – Những thắc mắc khi đi khám hiếm muộn

    (50)
    Đi khám bệnh (tim, gan, phổi…) thì thấy bình thường rồi. Bạn “hiên ngang” gọi xin sếp và thông báo với bạn bè đồng nghiệp mình đi khám bệnh. Vậy thì ... [xem thêm]

    Các nguyên nhân thai lưu

    (50)
    Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được. Các nguyên nhân thai lưu Chức năng nhau thai ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN