Vì sao bạn bị cơn đau đầu buổi sáng?

(3.84) - 38 đánh giá

Cơn đau đầu buổi sáng có thể xảy ra vì nhiều lý do. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị nhức đầu sau một giấc ngủ kém, khi gặp căng thẳng hoặc bạn cũng có thể thường xuyên bị tình trạng này.

Theo thống kê, cứ trong 13 người sẽ có một người bị nhức đầu buổi sáng. Chúng có thể là kết quả của việc thay đổi sinh lý trong cơ thể của bạn. Vào lúc sáng sớm, mức độ giảm đau bên trong cơ thể có thể giảm xuống. Ngoài ra, cơ thể có thể tạo ra nhiều adrenalin hơn trong thời gian này, dẫn đến chứng đau nửa đầu.

Một giấc ngủ kém chất lượng hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có thể dẫn đến cơn đau đầu buổi sáng. Những người bị rối loạn giấc ngủ có khả năng bị đau đầu buổi sáng cao gấp 2 – 8 lần so với những người không bị rối loạn giấc ngủ.

Vậy những nguyên nhân nào gây ra cơn đau đầu buổi sáng? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây:

Chứng đau nửa đầu và cơn đau đầu buổi sáng

Chứng đau nửa đầu có thể là nguyên nhân khiến bạn đau đầu vào sáng sớm. Đau nửa đầu là loại đau đầu rất phổ biến. Loại đau đầu này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và thường dẫn đến đau đầu nhói. Một nửa trong số những cơn đau đầu này xảy ra trong khoảng thời gian từ 4 – 9 giờ sáng và 30 – 50% những người bị chứng đau nửa đầu đều có rối loạn giấc ngủ.

Các loại đau đầu

Nhức đầu có thể gây đau âm ỉ, sắc nét hoặc đau nhói. Bạn có thể trải qua cơn đau đầu trong một thời gian ngắn (khoảng một giờ hoặc ít hơn) hoặc kéo dài đến vài ngày.

Các loại đau đầu đôi khi liên quan đến cơn đau đầu buổi sáng bao gồm:

  • Đau nửa đầu
  • Đau đầu chùm
  • Đau đầu trong giấc ngủ
  • Chứng đau đầu do căng thẳng
  • Đau nửa đầu kịch phát
  • Đau đầu do lạm dụng thuốc

Mất ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra thiếu ngủ. Tình trạng này là một nguyên nhân phổ biến gây cơn đau đầu buổi sáng. Mất ngủ có thể khiến bạn không ngủ đủ giấc vì:

  • Bạn sẽ khó chìm vào giấc ngủ
  • Bạn hay thức giấc trong khi ngủ

Mất ngủ sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ, điều này cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

Mất ngủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau và bạn nên thảo luận điều này với bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi các tư thế ngủ của bạn để giúp chẩn đoán tình trạng. Điều trị chứng mất ngủ có thể bao gồm dùng thuốc, điều trị hoặc thử kết hợp thuốc và trị liệu. Việc điều trị chứng mất ngủ sẽ giúp bạn ngủ nhiều hơn và giảm cơn đau đầu vào buổi sáng.

Trầm cảm hoặc lo lắng

Trong một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các yếu tố quan trọng nhất gây cơn đau đầu buổi sáng mãn tính là lo lắng và trầm cảm. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ đau đầu buổi sáng.

Nếu bạn nghi ngờ mắc tình trạng sức khỏe tâm thần, hãy nói chuyện với bác sĩ. Thông thường, những tình trạng này có thể được kiểm soát bằng liệu pháp nói chuyện, thuốc hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. Kiểm soát các tình trạng này có thể giúp giảm tỷ lệ đau đầu vào buổi sáng.

Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ

Giấc ngủ bị gián đoạn do ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu buổi sáng sớm. Ngáy có thể là một tình trạng sức khỏe hoặc là một triệu chứng của ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở vài lần trong lúc ngủ. Nói chung, cơn đau đầu liên quan đến ngưng thở khi ngủ kéo dài dưới 30 phút. Bạn có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng thiết bị đặc biệt, chẳng hạn như máy áp lực dương liên tục.

Nghiến răng

Nghiến răng có thể xảy ra vào ban đêm như một rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến bạn đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng. Nhức đầu thường diễn ra âm ỉ gần khu vực thái dương.

Nghiến răng cũng liên quan đến các tình trạng giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ và nó có thể gây ra tổn thương răng và hàm. Điều trị có thể bao gồm bảo vệ miệng, kỹ thuật giảm căng thẳng hoặc thay đổi hành vi.

Căng cơ

Nhức đầu vào buổi sáng có thể là căng cơ cổ trong lúc ngủ. Bạn có thể cần được đánh giá tư thế ngủ và gối bạn sử dụng để giảm bớt cơn đau đầu buổi sáng sớm.

Gối giúp bạn duy trì tư thế ngủ, hỗ trợ cổ và cột sống ở đúng vị trí. Bạn hãy chọn mua chiếc gối phải giữ cho đầu và cổ ở vị trí tương tự như khi bạn đứng. Gối mềm có thể không giữ cổ và cột sống của bạn đúng cách và gối cứng có thể khiến cổ hơi cao hơn vị trí bình thường.

Sử dụng thuốc hoặc rượu

Nhức đầu vào sáng sớm có thể là do thuốc hoặc rượu gây ra. Thuốc có thể can thiệp vào giấc ngủ, khiến bạn thường thức giấc và đau đầu vào buổi sáng sớm. Uống nhiều rượu có thể khiến giấc ngủ không đều và đau đầu vào sáng sớm.

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ thuốc bạn đang dùng gây ra cơn đau đầu vào buổi sáng. Tránh uống quá nhiều rượu để ngăn ngừa tình trạng khó chịu sau khi ngủ dậy.

Các tình trạng sức khỏe khác

Bạn cũng có thể bị đau đầu vào sáng sớm vì một số tình trạng sức khỏe khác như tăng huyết áp và các bệnh cơ xương khớp.

Bạn hãy cho bác sĩ biết tất cả các triệu chứng bạn gặp phải để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

♦ Điều trị cơn đau đầu buổi sáng

Khi bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra cơn đau đầu vào buổi sáng, họ có thể nói chuyện với bạn để tạo ra một kế hoạch điều trị.

Nếu bạn không thường xuyên bị nhức đầu vào buổi sáng, nguyên nhân có thể do chất lượng giấc ngủ kém trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, bạn nên thực hành thói quen ngủ lành mạnh, bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc (khoảng 7 hoặc 8 giờ cho người lớn)
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày
  • Tạo môi trường ngủ lành mạnh
  • Hạn chế ngồi trước máy tính hoặc điện thoại trước khi đi ngủ

Nếu cơn đau đầu buổi sáng là do một tình trạng tiềm ẩn, việc điều trị tình trạng đó sẽ làm giảm tỷ lệ đau đầu. Nếu thuốc là nguyên nhân, bạn hãy gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc. Không tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cơn đau đầu buổi sáng nên được điều trị theo nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể tự kiểm soát cơn đau tại nhà hoặc nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ. Một khi bạn và bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị, bạn sẽ có cảm giác đỡ hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bổ sung bao nhiêu vitamin C cho bé là đủ?

(92)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

Bật mí 7 phương pháp chữa khô mắt thông dụng nhất

(82)
Khô mắt là vấn đề nhãn khoa phổ biến liên quan đến tình trạng mắt không được cung cấp đủ độ ẩm. Hiện nay, có khá nhiều biện pháp chữa khô mắt có ... [xem thêm]

Dụng cụ rửa mặt: Liệu có thần kỳ như những gì bạn nghĩ?

(10)
“Rửa mặt bằng tay là đủ, tại sao lại phải tốn cả triệu bạc cho 1 chiếc máy rửa mặt mà không rõ công dụng của nó đem lại thật sự là gì?, “Dùng ... [xem thêm]

4 mẹo giúp mẹ bầu kiểm soát cơn thèm ăn

(96)
Một vài chuyên gia tin rằng những cơn thèm ăn khi mang thai chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải tình trạng sức khỏe nhất định nào đó. ... [xem thêm]

Tác hại của phim sex: 7 điều kinh khủng nếu bị nghiện

(31)
Bên cạnh những mặt tích cực của Internet thì đây cũng là công cụ để nhiều người tìm đến những bộ phim khiêu dâm (còn gọi là phim sex hoặc phim đen) nhằm ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson

(15)
Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc chuyên dùng để ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn vượt qua áp lực công việc

(34)
Khi áp lực công việc trở nên nặng nề như những tảng đá, bạn có thể tưởng như mình là cái cây nhỏ bé phải tìm cách ngoi lên khỏi lớp gạch để tồn ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương

(95)
Thoái hóa khớp gối và loãng xương đều là hai dạng bệnh phổ biến mà hầu hết những người lớn tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Bạn nên tìm hiểu kỹ về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN