Bổ sung bao nhiêu vitamin C cho bé là đủ?

(4.09) - 92 đánh giá

Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng cách cung cấp vitamin C trong chế độ ăn uống của bé, bạn sẽ giúp củng cố hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ bé suốt đời.

Vai trò của vitamin C

Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể bé khỏi chứng cảm lạnh thông thường.

Ngoài ra, vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp, giúp cơ thể bé sử dụng hiệu quả các vi chất như chất sắt, canxi và axit folic.

Một trong những vai trò quan trọng của vitamin C đối với lứa tuổi từ 1 đến 6 là giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật, ví dụ như là chứng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng, thiếu máu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus…

Bên cạnh đó, thiếu vitamin C theo thời gian sẽ khiến collagen mới không thể hình thành. Điều này sẽ phá vỡ các mô khác nhau trong cơ thể bé và sức khỏe cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Việc thiếu vitamin C mãn tính kéo dài từ ba tháng trở lên có thể dẫn đến tình trạng còi cọc ở trẻ em.

Con bạn cần lượng vitamin C bao nhiêu mỗi ngày?

Trẻ từ 1-3 tuổi cần 15 mg vitamin C, trong khi trẻ từ 4 – 8 tuổi cần 25 mg hằng ngày. Nếu bạn đang lo lắng rằng con không nhận được đủ vitamin C, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xem bạn có cần phải đẩy mạnh việc hấp thụ loại vitamin này ở bé hay không.

Trường hợp thiếu hụt vitamin C ở trẻ em rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung vitamin C cho trẻ thường xuyên trong các trường hợp sau:

  • Khi trẻ không ăn đủ lượng rau xanh, quả chín để cung cấp đủ vitamin C;
  • Khi trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm virus, mẹ nên cho con bổ sung vitamin C để giúp nâng cao miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh;
  • Khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, bạn nên bổ sung vitamin C để tăng cường hấp thu chất sắt;
  • Khi trẻ buộc phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, trẻ cần nhiều vitamin C hơn để hồi phục các tế bào bị tổn thương.

Con bạn không nên bổ sung đủ lượng vitamin C theo ngày. Thay vì như vậy, bạn cần tập trung bổ sung một lượng vitamin C trung bình trong một tuần hoặc vài ngày cho bé.

Nguồn thực phẩm nào giàu vitamin C cho bé?

Trái cây và rau quả có màu tươi sáng là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin C cho bé. Bạn có thể tham khảo lượng miligam vitamin C có trong mỗi loại hoa quả thông dụng như sau:

  • 30 g ổi chứa 82,5 mg vitamin C;
  • 60 ml nước cam: 50 mg;
  • 30 g ớt chuông đỏ: 47,5 mg;
  • 60 g đu đủ: 47,5 mg;
  • 60 g kiwi: 41 mg;
  • 60 g cam: 30 mg;
  • 30 g bông cải xanh: 30 mg;
  • Ba quả dâu tây vừa: 21 mg;
  • 30 g bưởi hồng: 23 mg;
  • 30 g dưa đỏ: 17 mg;
  • 30 g xoài: 11 mg;
  • 30 g cà chua: 5 mg;
  • 30 g cải bó xôi: 4,5 mg;
  • 30 g khoai tây nấu chín không vỏ: 3 mg;
  • 30 g chuối: 2 mg.

Lượng vitamin C trong các thực phẩm khác nhau rất khác nhau, tùy thuộc vào kích thước của các loại rau quả.

Con của bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn những loại thực phẩm được liệt kê ở trên tùy thuộc độ tuổi và khẩu vị của mỗi bé, vậy nên bạn hãy nên ước tính hàm lượng dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé.

Trẻ em có thể bị dư vitamin C hay không?

Vitamin C có thể hòa tan trong nước, vì vậy bất kì lượng dư thừa nào đều bị thải ra khỏi cơ thể con bạn qua đường tiểu. Tuy nhiên, hấp thụ vitamin C quá nhiều có thể dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy, sỏi thận và viêm dạ dày. Trẻ em từ 1-3 tuổi không nên hấp thụ nhiều hơn 400 mg vitamin C mỗi ngày và trẻ từ 4-8 tuổi chỉ nên hấp thụ dưới 650 mg/ngày.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu thiếu hụt vitamin A?
  • 12 nguồn thực phẩm giàu vitamin C bạn cần biết
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ trong ngày đèn đỏ: Lợi ít mà hại nhiều!

(61)
Bạn có thể muốn quan hệ trong ngày đèn đỏ để tìm cảm giác “yêu” mới lạ và tăng trải nghiệm thú vị trong đời sống vợ chồng. Thế nhưng, liệu bạn ... [xem thêm]

Đồng tính nữ và bệnh lây qua đường tình dục

(21)
Phụ nữ đồng tính (Đồng tính nữ) hoặc lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD) không? Câu trả lời là có. Phụ nữ đồng tính hoặc ... [xem thêm]

Giảm thị lực sau khi sinh, phụ nữ cần làm gì?

(96)
Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Làm sao để bạn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Tự tử

(97)
Tìm hiểu chungTự tử là gì?Tự tử là một phản ứng bi thảm với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và bi thảm hơn nữa vì tự tử có thể được ... [xem thêm]

Gội đầu như thế nào để có mái tóc óng mượt? (Phần 1)

(42)
Có thể bạn đã từng nghe nói rằng gội đầu thường xuyên sẽ không tốt cho mái tóc của bạn. Nhưng đã bao giờ bạn từng nghĩ đến việc từ bỏ thói quen ... [xem thêm]

3 lý do giúp ion bạc trở thành yếu tố không thể thiếu trong các sản phẩm chăm sóc da

(99)
Hiện nay, ion bạc đang trở thành yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp bởi theo nghiên cứu, ion bạc có thể tiêu diệt ... [xem thêm]

Bạn sẽ có được 7 lợi ích sức khỏe này khi ăn trứng gà

(27)
Trứng gà là một trong số ít loại đồ ăn được giới dinh dưỡng xem là “siêu thực phẩm”.Mỗi quả trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng mà có thể các ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh galactosemia

(61)
Bệnh galactosemia là gì?Bệnh galactosemia là một bệnh làm cho cơ thể bạn không thể tiêu hóa được đường galactose, một loại đường đơn giản có trong các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN