Một vài chuyên gia tin rằng những cơn thèm ăn khi mang thai chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải tình trạng sức khỏe nhất định nào đó. Nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn những thứ mà thậm chí trước đây họ chưa bao giờ nghĩ đến, mà đôi khi những món ăn ấy chẳng mấy tốt lành cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm ăn mà vẫn giữ gìn được chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả bạn và bé? Hãy tham khảo 4 mẹo nhỏ sau đây.
1. Đừng cố ngăn cơn thèm ăn của chính mình
Sẽ chẳng ảnh hưởng gì nếu bạn nhượng bộ và chiều theo ý thích của bản thân vài lần. Thông thường, bạn sẽ không còn cảm giác thèm ăn vào cuối tháng thứ ba của thai kỳ. Cảm giác thèm ăn xuất hiện do cơ thể bạn cố gắng bù đắp các chất dinh dưỡng mà bạn bị mất đi bị ốm nghén. Với một số người bị cơn ốm nghén hành hạ, cơn thèm ăn là hy vọng duy nhất để họ có thể nạp thức ăn và chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vì vậy, miễn bạn không thèm ăn các loại thức phẩm không tốt cho sức khỏe, nếu không, bạn nên cho phép mình ăn uống các món yêu thích.
2. Ăn sáng đúng cách
Bạn hãy bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng giàu dinh dưỡng và lành mạnh để nạp đủ năng lượng chống chọi lại các cơn đói ập đến vào cuối ngày.
3. Ăn các loại thức ăn lành mạnh
Bạn nên tìm cách thay thế các món ăn khoái khẩu ít chất dinh dưỡng và kém lành mạnh bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn. Đôi khi bạn có thể thỉnh thoảng chiều theo sở thích của mình khi cơn thèm ăn ập tới, chỉ cần bạn nhớ kiểm soát và khống chế lượng thức ăn bạn đưa vào cơ thể một cách thích hợp.
4. Chia nhỏ khẩu phần ăn các món bạn để kiểm soát con thèm ăn
Nếu bạn đang thèm ăn sô-cô-la, hãy chọn cho mình một thanh sô-cô-la cỡ nhỏ thay vì ăn một thanh cỡ lớn. Bạn cũng có thể đông lạnh thanh kẹo này trước khi ăn để kéo dài thời gian thưởng thức vì bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để ăn hết thanh sô-cô-la cứng hơn. Nếu muốn ăn kem, bạn hãy chậm rãi thưởng thức từng muỗng kem thay vì ăn hết cả hộp cùng một lúc – hoặc bạn có thể chọn ăn kem que vì kem que cần nhiều thời gian để ăn hơn kem ly. Điều này cũng sẽ góp phần kiểm soát khẩu phần ăn của bạn.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn khẩu phần ăn hợp lý.