Các triệu chứng đau vùng thượng vị, khó tiêu, đầy trướng và ợ hơi khiến bà Thuận cứ ngỡ là bệnh dạ dày, không ngờ lại là viên sỏi 8 – 9mm trong túi mật! Rất nhiều người nhầm lẫn bệnh như bà Thuận, đến khi gặp biến chứng nguy hiểm nhập viện mới phát hiện mình bị sỏi mật thì việc chữa trị đã khó khăn hơn.
Chữa bệnh dạ dày vài tháng nhưng bệnh không thuyên giảm, bà Trần Kim Thuận (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) đi siêu âm lại thì ngỡ ngàng khi biết nguyên nhân gây đau, đầy trướng bụng, buồn nôn, lợm giọng là bệnh sỏi mật, chứ không phải đau dạ dày như kết quả thăm khám trước đây.
Mặc dù đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại có nhiều triệu chứng tương tự, nên dễ gây nhầm lẫn cho cả người bệnh và thầy thuốc. Vậy bệnh sỏi mật là gì và làm sao để nhận biết sớm triệu chứng để chữa trị?
Con đường hình thành sỏi mật
Sỏi mật là một trong các bệnh về đường tiêu hóa, cùng nhóm với bệnh dạ dày, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ.
Bình thường túi mật sẽ dự trữ dịch mật giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn từ gan. Khi chúng ta ăn, túi mật cũng sẽ thực hiện chức năng của mình bằng cách co bóp và tiết mật vào ruột non. Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm, vận động đường mật kém gây ứ mật hay có tình trạng viêm thì các thành phần trong dịch mật sẽ bị xáo trộn và kết tụ tạo thành sỏi mật. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, béo phì, tiểu đường, xơ gan…
Sự xuất hiện của sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật, tăng áp lực trong đường mật mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, tổn thương đường mật, túi mật. Đây cũng chính là nguồn cơn gây nên triệu chứng đau bụng, chậm tiêu, đầy trướng, nôn, sốt…
Hoạt động của túi mật và dạ dày đều bị chi phối bởi dây thần kinh phế vị. Do đó, triệu chứng sỏi mật khá dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh dạ dày.
Những triệu chứng sỏi mật dễ gây nhầm lẫn
Có 2 triệu chứng rất dễ khiến người bệnh và thầy thuốc nhầm lẫn bệnh sỏi mật và dạ dày:
1. Đau bụng vùng thượng vị
Phần lớn trường hợp sỏi mật có triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải, nhưng cũng không ít trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức), tương tự như bệnh dạ dày. Hai khu vực đau này cũng khá gần nhau càng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn hơn.
Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ. Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:
• Sỏi túi mật: Khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau bụng dữ dội vùng dưới sườn phải theo từng cơn.
• Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: Người bệnh đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị. Đây cũng là những dấu hiệu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với dạ dày.
Nếu thấy cơn đau bụng xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc đau không giảm sau nhiều giờ, kèm theo sốt, buồn nôn, đầy trướng bụng… thì rất có thể túi mật của bạn đã có sỏi gây viêm. Bạn cần tới bệnh viện siêu âm để được điều trị kịp thời.
2. Rối loạn tiêu hóa
Đây cũng là là một triệu chứng sỏi mật rất dễ khiến bạn bị nhầm với bệnh dạ dày. Nguyên nhân là do sỏi mật làm cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, sợ đồ dầu mỡ do thiếu dịch mật để tiêu hóa chất béo.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau bữa ăn, một số người còn có thể bị buồn nôn và nôn ói.
Phân biệt triệu chứng sỏi mật và bệnh dạ dày
Cách tốt nhất để chẩn đoán sỏi mật và phân biệt với bệnh dạ dày là siêu âm phát hiện sỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán dựa trên những khác biệt về triệu chứng.
Ngoài vị trí đau không giống nhau (sỏi mật đau vùng hạ sườn phải), sỏi mật thường xuất hiện kèm với các triệu chứng đặc trưng khác như:
• Sốt vã mồ hôi hoặc ớn lạnh: Người bệnh có thể sốt kèm vã mồ hôi hoặc ớn lạnh do bị nhiễm trùng đường mật, túi mật. Cùng với cơn sốt cao đến 38 – 39 độ C, người bệnh có thể bị đau bụng dữ dội, vã mồ hôi nhưng cũng có khi sốt nhẹ, kéo dài.
• Vàng da và vàng mắt: Đây là biểu hiện của tắc mật, mức độ vàng da ở mỗi người khác nhau tùy thuộc vào mức độ tắc mật. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác liên quan như đi ngoài phân trắng, ngứa da.
Nếu bạn bị đau kèm những dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện tái khám.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật
Ngay khi nhận biết những triệu chứng sỏi mật, bạn cần tìm cách giảm bớt cơn đau và chủ động điều trị sớm trước khi dẫn đến những biến chứng sỏi mật nguy hiểm hơn. Bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà, sau đó lên kế hoạch điều trị lâu dài.
Cách làm giảm cơn đau sỏi mật tạm thời
Nếu những cơn đau hạ sườn phải không quá dữ dội, bạn có thể thử giảm đau tại nhà theo các biện pháp sau đây:
• Chườm ấm bụng: Bạn chườm ấm vùng bụng bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm. Hãy đặt túi giữ nhiệt lên vùng bụng bị đau, xoa nhẹ nhàng, sức nóng tỏa ra sẽ giúp bạn dịu cơn đau.
• Uống nước hoa quả: Hãy thử uống nước cam, nước chanh hoặc nước ép rau củ. Các loại thức uống giàu vitamin này không những tốt cho sức khỏe mà còn rất ngon miệng, giúp làm tinh thần bạn phấn chấn hơn, dịu đi cơn đau do sỏi mật.
Các biện pháp tạm thời chỉ giúp bạn giảm đau trong một thời gian ngắn. Muốn ngăn ngừa triệu chứng lặp lại hoặc trở nặng, bạn cần lên kế hoạch điều trị dài hạn hơn.
Các giải pháp điều trị lâu dài
Nếu tình trạng của bạn đã trở nặng với các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Đồng thời, bạn cũng cần kết hợp với cả chế độ ăn uống và bổ sung thảo dược giúp tan sỏi để tăng cường hiệu quả điều trị.
1. Điều trị theo chỉ định bác sĩ
Bạn cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
- Đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ và không thuyên giảm dù có uống thuốc giảm đau.
- Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi.
- Buồn nôn và nôn kèm cảm giác đầy trướng.
- Ngứa da kết hợp vàng da hoặc vàng mắt.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp tùy theo tình trạng cụ thể, bạn có thể cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật hoặc can thiệp lấy sỏi trong trường hợp cần thiết.
2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng sỏi mật như đầy trướng, khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa một phần nguy cơ sỏi tăng kích thước. Bạn nên ăn nhiều loại rau quả tươi và uống đủ nước. Hãy hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh.
3. Sử dụng thảo dược giúp bài sỏi mật
Sợ hãi viễn cảnh phải phẫu thuật lấy sỏi, nhiều người đã tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang có chứa 8 loại thảo dược quý giúp làm tan sỏi một cách tự nhiên. Đây là bài thuốc Đông y có tác dụng lợi mật, tăng cường lưu thông dịch mật, làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật, giảm triệu chứng và phòng tái phát sỏi.
May mắn biết đến Kim Đởm Khang (*) qua một trang báo, bà Thuận vui mừng như người sắp chết đuối giữa dòng vớ được phao: “Uống xong tôi thấy đỡ chướng hơi, người khỏe hơn… Dùng được khoảng 6 tháng, tôi đi siêu âm thì viên sỏi từ 8 – 9mm giảm xuống còn 5 mm”.
Nỗi sợ hãi của bà Thuận phải vào phòng phẫu thuật cuối cùng đã tan dần cùng với viên sỏi trong túi mật. Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu giống như bệnh dạ dày, hãy cẩn thận kiểm tra thật kỹ để tránh nhầm lẫn với triệu chứng sỏi mật. Khi bạn chủ động nhận biết và điều trị, bệnh sẽ càng có cơ hội chữa khỏi!
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thảo Viên | HELLO BACSI