Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

(4.15) - 73 đánh giá

Rất nhiều người thường không rõ viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, dù đây là một trong những căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Trong một thập kỷ trở lại đây, viêm dạ dày tá tràng không còn là tình trạng sức khỏe hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không.

Vậy, thực tế viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Hãy cùng Chúng tôi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm dạ dày tá tràng là gì?

Tình trạng lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp giáp ruột non) chịu tổn thương do các vết loét gọi là viêm dạ dày tá tràng. Những vết thương xuất hiện khi lớp mô này bị bào mòn bởi các yếu tố như vi khuẩn Hp hay axit trong dịch dạ dày. Theo thống kê từ nhiều chuyên gia:

  • Vết loét hình thành ở dạ dày chiếm 60%
  • 95% trường hợp vết loét xuất hiện tại tá tràng

Viêm dạ dày tá tràng phát sinh do đâu?

Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, bạn cần biết bệnh lý này xuất phát từ đâu. Hai nguyên nhân chính dẫn đến viêm dạ dày tá tràng là nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori hay H. pylori) và lạm dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs). Ngoài ra, tình trạng viêm dạ dày tá tràng còn có nguy cơ phát triển từ những yếu tố dưới đây.

Bạn có thể quan tâm: Bạn đã biết vi khuẩn Hp lây qua đường nào chưa?

Căng thẳng

Những người gặp vấn đề với tâm lý, thường xuyên căng thẳng hay lo âu sẽ có khả năng cao mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng. Lý do vì tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều tiết axit trong dịch dạ dày, khiến nồng độ axit tăng cao hơn bình thường.

Mặt khác, yếu tố tâm lý còn gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm dạ dày tá tràng.

Thói quen, chế độ ăn uống không hợp lý

Ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya, ăn quá no hoặc để bụng rỗng quá lâu… là những yếu tố có nguy cơ trực tiếp dẫn đến viêm dạ dày tá tràng. Đồng thời, sở thích ăn uống cũng góp phần tạo nên tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Các món nhiều dầu mỡ: khoai tây chiên, thịt rán…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích xông khói, thịt nguội…
  • Những món có vị chua, cay đậm: lẩu Thái, mì cay, sườn nướng sa tế…

Lối sống không lành mạnh

Hút thuốc lá không chỉ tác động tiêu cực đến gan mà còn ảnh hưởng dạ dày. Các nhà khoa học đã chứng minh trong khói thuốc có hơn 200 độc tố gây tổn hại cho sức khỏe người hút và những người xung quanh. Đặc biệt, chất nicotine trong đó còn có khả năng kích hoạt quá trình sản sinh cortisol, một trong những tác nhân gây viêm dạ dày tá tràng.

Cùng với thuốc lá, chất cồn trong rượu, bia… cũng có thể cản trở quá trình chữa trị bằng cách làm chậm tốc độ hồi phục vết loét cũng như tạo đề kháng với điều trị.

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Để giúp bạn tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn về bốn biến chứng phổ biến của căn bệnh này:

Hẹp môn vị dạ dày

Viêm dạ dày tá tràng dễ dẫn đến hẹp môn vị dạ dày nếu bạn không sớm có biện pháp điều trị hiệu quả. Lúc này, bạn có thể cảm thấy vô cùng khó chịu bởi những triệu chứng như:

  • Đau bụng từng cơn, liên tục và kéo dài
  • Cường độ đau dữ dội
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Suy nhược cơ thể
  • Tinh thần suy giảm
  • Đổ nhiều mồ hôi

Chảy máu đường tiêu hóa

Theo thống kê từ một số nhà nghiên cứu, khoảng 15 – 20% người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng phát sinh tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có xu hướng:

  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu
  • Phân có màu hắc ín

Thủng dạ dày

Viêm dạ dày tá tràng kéo dài có nguy cơ hình thành vết thủng ngay tại cơ quan này. Người bị thủng dạ dày thường có những biểu hiện rất nguy kịch, bao gồm:

  • Cơn đau dữ dội xuất hiện đầu tiên ở vùng thượng vị, sau đó lan ra khắp khoang bụng rồi di chuyển đến ngực, vai và lưng
  • Không thể xoa dịu cơn đau bụng
  • Hít thở khó khăn do mỗi nhịp thở đều có thể gây đau đớn hơn
  • Suy nhược cơ thể (kiệt sức)
  • Mặt mũi tái xanh
  • Tay chân lạnh toát
  • Đổ rất nhiều mồ hôi
  • Hạ huyết áp

Nếu bạn đang phải đối mặt với viêm dạ dày tá tràng và bắt gặp các dấu hiệu trên, hãy lập tức đến bệnh viện để phẫu thuật ngay lập tức. Thủng dạ dày là trường hợp cần cấp cứu y tế, có khả năng lớn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm dạ dày tá tràng, là ung thư dạ dày. Thêm vào đó, đây cũng là dạng ung thư phổ biến trong số những loại ung thư đường tiêu hóa.

Các tế bào đột biến ban đầu chỉ phát sinh ở dạ dày. Lâu ngày, chúng sẽ hình thành khối u ác tính và bắt đầu di căn đến hạch bạch huyết cũng như nhiều cơ quan lân cận. Nếu bạn không phát hiện sớm, khối u có nguy cơ di căn toàn bộ cơ thể.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Điều trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả

Tương tự nhiều bệnh lý khác, viêm dạ dày tá tràng ở giai đoạn đầu rất dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn để vấn đề này phát triển đến giai đoạn mãn tính, quá trình chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn. Cụ thể, bạn sẽ khó điều trị tận gốc mầm bệnh. Đồng thời, một số biến chứng nguy hiểm cũng có khả năng xảy ra.

Sử dụng thuốc

Một liệu trình điều trị y tế cho tình trạng viêm dạ dày tá tràng thường bao gồm nhiều loại thuốc kết hợp, chủ yếu đến từ bốn nhóm sau:

Thuốc diệt vi khuẩn Hp

Nhiễm khuẩn Hp là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày tá tràng. Do đó, thông thường bạn sẽ nhận được kháng sinh trong đơn thuốc để đối phó với loại vi khuẩn đường ruột này, ví dụ như:

  • Amoxicillin
  • Clarithromycin

Thuốc trung hòa axit

Lượng axit quá cao trong dịch dạ dày có thể khiến triệu chứng viêm dạ dày tá tràng trở nên trầm trọng hơn, từ đó giảm hiệu quả của việc điều trị. Vì vậy, bạn sẽ cần dùng đến thuốc trung hòa axit (như stomafar, hydroxyd…) để trung hòa bớt lượng axit dư thừa này, từ đó tăng độ pH trong môi trường lên.

Thuốc giảm tiết axit

Một biện pháp khác nhằm giảm bớt nồng độ axit trong bao tử là điều tiết quá trình sản sinh chúng. Thuốc giảm tiết axit có thể đảm nhiệm công việc này với hai loại thuốc thông dụng gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng histamine H2

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngoài việc ngăn chặn những yếu tố gây hại cho dạ dày, bạn cũng cần đảm bảo sức khỏe của lớp niêm mạc dạ dày được bảo vệ tốt. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc có tác dụng này như sucralfate (Carafate) hay misoprostol (Cytotec).

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, bạn có thể sử dụng thêm một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ, chẳng hạn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có Nano Curcumin.

Mọi người đều biết tinh bột nghệ là một vị thuốc dân gian chuyên trị những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa nói chung và viêm dạ dày tá tràng nói riêng. Đặc tính chống oxy hóa cùng kháng viêm mạnh của hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ có khả năng giảm bớt các cơn đau khó chịu, đồng thời nhanh chóng làm lành vết loét. Tuy nhiên, phương pháp cổ truyền này không được áp dụng rộng rãi do tính không tan trong nước của curcumin, dẫn đến sinh khả dụng vô cùng thấp.

Trong nhiều năm trở lại đây, để giải quyết “bài toán” khó này, một số chuyên gia đã tìm ra giải pháp là Nano Curcumin, một chế phẩm cao cấp của phân tử curcumin thông thường. Lợi thế ưu việt của Nano Curcumin chính là kích thước phân tử được tính theo đơn vị nanometer. Nhờ đó, thời gian để loại “phiên bản hoàn hảo” này thẩm thấu vào máu và phát huy công dụng của mình rất ngắn.

Hiện tại, các sản phẩm Nano Curcumin dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam với nhiều thương hiệu khác nhau. Nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như nhận được lợi ích như mong đợi, bạn hãy cân nhắc lựa chọn thương hiệu uy tín nhé.

Phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng

Dù viêm dạ dày tá tràng thật sự nguy hiểm với những biến cố khôn lường cùng tính chất mãn tính, nhưng bạn vẫn có khả năng phòng ngừa căn bệnh này với lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:

Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Hãy tập thói quen gồm:

  • Ăn chậm và nhai kỹ
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa
  • Không nên ăn khuya, ăn quá no hoặc để bụng quá đói

Ngoài ra, bạn còn cần chú trọng hơn về vấn đề dinh dưỡng của mỗi bữa ăn. Đặc biệt, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh xa các loại thực phẩm không có lợi cho dạ dày như:

  • Vị chua hoặc cay nồng
  • Thực phẩm chế biến sẵn (đóng hộp)
  • Các món chiên, xào… nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như thức ăn nhanh
  • Thức uống chứa các chất kích thích như rượu, bia…

Không lạm dụng thuốc

Nếu bạn nhất định phải sử dụng thuốc, hãy dùng chúng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thêm thuốc không kê đơn hoặc các chất bổ sung như thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ đúng hạn để kiểm tra sức khỏe tổng thể kỹ càng.

Thường xuyên rèn luyện thể chất

Tập thể dùng đều đặn mỗi ngày góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó ngăn chặn những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm dạ dày tá tràng. Ngoài ra, kết hợp hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học còn giúp tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những nguy cơ khiến bạn bị lây nhiễm HIV

(76)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

10 mục tiêu năm mới giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

(82)
Bạn muốn đặt mục tiêu sống khỏe mỗi ngày nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Hãy thử với những điều đơn giản và dễ dàng nhất nhé!Năm mới ... [xem thêm]

Amiđan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P2)

(76)
Tìm hiểuAmidan phì đại gì?Phì đại amidan là một thuật ngữ được dùng khi một mô hạch hạnh nhân to bất thường. Trong trường hợp nặng, phì đại hạch ... [xem thêm]

Bé sẽ phát triển khỏe mạnh khi được bổ sung đủ vitamin A

(29)
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này ... [xem thêm]

5 cách để chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

(37)
Suy nghĩ tiêu cực làm tiêu hao năng lượng và khiến bạn không thể tập trung vào công việc. Vậy làm sao để bớt suy nghĩ tiêu cực hoặc làm sao để không suy ... [xem thêm]

Áp dụng ngay 5 cách giúp con yêu tăng vốn từ vựng

(56)
Giai đoạn trẻ 5 tuổi được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, kỹ năng, nhận thức, tạo dựng nền tảng cho sự hình thành ... [xem thêm]

Hiểu tường tận về trứng và tinh trùng

(42)
Bạn có biết chính xác trứng và tinh trùng đến từ đâu? Hoặc làm thế nào chúng tìm thấy nhau rồi kết hợp lại để thụ thai? Nào, hãy cùng Chúng tôi đi theo ... [xem thêm]

Vì sao bạn bị cơn đau đầu buổi sáng?

(38)
Cơn đau đầu buổi sáng có thể xảy ra vì nhiều lý do. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị nhức đầu sau một giấc ngủ kém, khi gặp căng thẳng hoặc bạn cũng có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN