Rối loạn tuyến vú

(3.73) - 60 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh lý rối loạn tuyến vú là gì?

Các rối loạn tuyến vú thường bao gồm bệnh lý không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính, có thể lây lan). Nếu không do ung thư thì thường rối loạn tuyến vú không đe dọa tính mạng, không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu rối loạn được chẩn đoán là ung thư vú thì người bệnh cần nhanh chóng có phác đồ điều trị phù hợp.

Một số bệnh lý tuyến vú phổ biến là:

  • Thay đổi sợi bọc tuyến vú khiến phụ nữ có cảm giác bầu vú sần, dày và sưng, thường xuất hiện ngay trước kỳ kinh của phụ nữ
  • U nang vú hoặc u vú lành tính là những túi chứa đầy dịch nằm bên trong vú
  • Bướu sợi tuyến là các tế bào bướu tăng sinh lành tính và có thể di chuyển khi bị xê dịch, xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ trẻ tuổi
  • U nhú trong ống tuyến vú – các khối u nhỏ tăng sinh tương tự như mụn cóc gần núm vú.
  • Tắc tia sữa
  • Tiết sữa dù không trong giai đoạn cho con bú
  • Nhiễm trùng vú và áp-xe vú
  • Viêm tuyến vú
  • Ung thư vú

Để kiểm soát và phát hiện sớm những bệnh lý rối loạn tuyến vú nguy hiểm, phụ nữ nên thường xuyên tự kiểm tra ngực, khám sức khỏe tổng quát định kỳ và chụp quang tuyến vú theo khuyến cáo. Nam giới cũng có thể mắc một số bệnh lý rối loạn tuyến vú nhưng không phổ biến như ở nữ.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý rối loạn tuyến vú

Các triệu chứng liên quan đến bệnh tuyến vú thường phổ biến, bao gồm:

  • Đau vú
  • Khối u ở vú
  • Đầu vú tiết dịch trắng hoặc vàng
  • Xuất hiện những thay đổi nhìn thấy được trên vùng da ngực (rỗ, nhăn, đỏ, dày sừng hoặc vết lõm như lúm đồng tiền)

Mặc dù bạn có thể gặp phải các triệu chứng như trên nhưng không có nghĩa đó là dấu hiệu của ung thư vú hay một bệnh tuyến vú nghiêm trọng khác. Chẳng hạn như cảm giác đau vú hàng tháng thường có liên quan đến thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt nên không phải là một bệnh lý rối loạn nguy hiểm.

Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu quan sát thấy bất kỳ thay đổi nào ở vú, đặc biệt là những dấu hiệu như:

  • Một khối u khác biệt rõ rệt so với các mô vú khác
  • Một khối u dính liền vào da hoặc thành ngực, sờ vào không di chuyển
  • Khối u hoặc vùng da sưng tấy đột ngột xuất hiện và không biến mất
  • Các thay đổi khác thường trên vùng da ngực
  • Da quanh núm vú hình thành các lớp vảy
  • Bầu ngực thay đổi hình dạng, kích thước 2 bầu ngực không đều
  • Núm vú thay đổi hình dạng, chẳng hạn như bị thụt vào trong
  • Núm vú đột ngột tiết dịch bất thường, thậm chí có máu

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh lý rối loạn tuyến vú là gì?

Nguyên nhân gây ra các bệnh lý rối loạn tuyến vú sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán bệnh. Thông thường, các rối loạn tuyến vú là do:

  • Cơ thể thay đổi theo độ tuổi hoặc nồng độ hormone
  • Dị tật bẩm sinh của vú, bệnh lý di truyền
  • Nhiễm trùng
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh lý rối loạn tuyến vú

Bước đầu tiên trong chẩn đoán bất kỳ loại rối loạn tuyến vú nào là kiểm tra thể chất (khám vú) và các triệu chứng thực thể. Bác sĩ có thể đặt các câu hỏi như:

  • Triệu chứng bạn gặp phải là gì? Đã xuất hiện trong bao lâu?
  • Triệu chứng có xảy ra vào những thời điểm nhất định trong tháng (liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt) hay không?
  • Bạn có đang mang thai không?
  • Bạn đang sử dụng các loại thuốc gì?
  • Gia đình hoặc người thân có tiền sử mắc ung thư vú hay không?
  • Bạn đã từng chụp nhũ ảnh chưa, kết quả lần chụp gần nhất là gì?

Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện những xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Chụp quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh). Kỹ thuật này dùng tia X để kiểm tra các bất thường ở cả 2 vú với bức xạ liều thấp. Chỉ có khoảng 10-15% các bất thường được phát hiện bởi chụp nhũ ảnh là do ung thư. Phương pháp chẩn đoán này chính xác hơn ở phụ nữ lớn tuổi vì khi phụ nữ có tuổi, lượng mô mỡ tăng lên, mô bất thường dễ phân biệt với mô mỡ hơn các loại mô khác trong vú.
  • Siêu âm giúp chẩn đoán bất thường vú, cung cấp thêm thông tin về các bất thường được phát hiện bởi chụp quang tuyến vú như u nang. Hiếm khi ung thư phát hiện được khi thực hiện siêu âm.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI có thể chẩn đoán các bất thường ở vú, đặc biệt là ở nữ giới có mô vú dày đặc hoặc đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư vú (gen BRCA). Sau khi chẩn đoán ung thư vú, MRI giúp bác sĩ nắm được kích thước và số lượng khối u, các hạch bạch huyết bất thường để xác định giai đoạn của ung thư vú. Từ đó, bác sĩ có thể lên kế hoạch phẫu thuật hoặc phác đồ điều trị khác phù hợp.
  • Sinh thiết vú là phương pháp lấy mẫu mô tế bào vú, kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu ung thư. Sinh thiết vú thường thực hiện nếu có nghi ngờ ung thư từ kết quả của chụp quang tuyến vú hay MRI.

Những phương pháp điều trị bệnh lý rối loạn tuyến vú

Các phương pháp điều trị bệnh lý rối loạn tuyến vú thường tùy thuộc vào loại bệnh lý tuyến vú của người bệnh, trong đó nhiều loại thuộc dạng lành tính và không cần điều trị.

  • Nhiễm trùng và áp xe vú thường được điều trị dẫn lưu bằng kim và dùng kháng sinh.
  • Một số tế bào tăng sinh cần phải loại bỏ bằng phẫu thuật, trong đó ung thư vú có thể cần áp dụng thêm hóa trị liệu.
  • Đối với khối u ở vú, phương pháp điều trị cần phụ thuộc vào chẩn đoán. Các khối u lành tính vẫn cần được theo dõi lâm sàng, trong 1-2 năm để đánh giá sự ổn định.
  • Tiết dịch núm vú thường do sử dụng thuốc (phenothiazine, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc tránh thai) do đó khi ngừng sử dụng thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng. Nếu do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh có thể được điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý rối loạn tuyến vú

Bệnh lý về tuyến vú đa phần là lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Để phòng ngừa, bạn cần thường xuyên tự khám vú tại nhà, theo dõi những triệu chứng bất thường trên cơ thể nói chung và ở vú nói riêng, không nên xem nhẹ tình trạng đau vú. Ngoài ra, bạn nên định kỳ khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư vú nếu trong gia đình có người có tiền sử ung thư.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rôm sảy

(95)
Tìm hiểu chungRôm sảy là bệnh gì?Rôm sảy hay phát ban nhiệt là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Rôm sảy thường không gây đau đớn ... [xem thêm]

Viêm phổi vi khuẩn

(35)
Định nghĩaViêm phổi vi khuẩn là bệnh gì?Viêm phổi vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn ... [xem thêm]

Nhiễm trùng tai

(60)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng tai là gì?Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình ... [xem thêm]

Hội chứng tăng thông khí phổi

(76)
Tìm hiểu chungHội chứng tăng thông khí phổi là gì?Hội chứng tăng thông khí phổi còn được gọi là:Thở nhanh sâuThở quá nhiềuNhịp hô hấp (hoặc thở) – ... [xem thêm]

U dây thần kinh Morton

(34)
Tìm hiểu chungU dây thần kinh Morton là bệnh gì?U dây thần kinh Morton là bệnh ảnh hưởng đến sự phì đại dây thần kinh của bàn chân và thường xảy ra ở khu ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin (ung thư hạch Hodgkin)

(66)
Tìm hiểu chungU lympho Hodgkin (ung thư hạch Hodgkin) là bệnh gì?Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ... [xem thêm]

Đông máu nội mạch lan tỏa

(78)
Tìm hiểu chungBệnh đông máu nội mạch lan tỏa là gì?Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa là tình trạng các cục máu đông hình thành trong các mạch máu nhỏ của ... [xem thêm]

Tăng tiểu cầu

(28)
Tìm hiểu chungBệnh tăng tiểu cầu là gì?Tăng tiểu cầu là một tình trạng trong đó số lượng tiểu cầu trong máu quá nhiều. Tiểu cầu là các tế bào máu trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN