Tràng Phục Linh

(4.42) - 67 đánh giá

Tên hoạt chất: ImmuneGamma®, cao bạch truật, cao bạch phục linh…

Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợ.

Tên biệt dược: Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh Plus.

Tác dụng của Tràng Phục Linh

Tác dụng của Tràng Phục Linh là gì?

Các đối tượng viêm đại tràng cấp và mạn tính, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng có thể sử dụng Tràng Phục Linh với công dụng:

  • Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, phân sống, rối loạn tiêu hóa…
  • Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Bên cạnh đó, sản phẩm Tràng Phục Linh Plus bổ sung thêm một số thành phần dành cho các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích (hay viêm đại tràng kích thích, viêm đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh đại tràng, rối loạn chức năng đại tràng), viêm đại tràng cấp và mãn tính, các rối loạn tiêu hóa. Tràng Phục Linh Plus có công dụng:

  • Hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có ích, tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.

Liều dùng của Tràng Phục Linh

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng sản phẩm này.

Liều dùng Tràng Phục Linh cho người lớn như thế nào?

Hỗ trợ điều trị: uống 6 viên/ngày, chia thành 2 lần.

Phòng ngừa và tăng cường sức đề kháng: uống 4 viên/ngày, chia làm 2 lần sử dụng. Khi có kết quả tốt, bạn có thể sử dụng 2 viên/ngày.

Liều dùng thuốc Tràng Phục Linh cho trẻ em như thế nào?

Trẻ từ 2–12 tuổi: uống 1/2 liều so với người lớn.

Cách dùng Tràng Phục Linh

Bạn nên sử dụng Tràng Phục Linh như thế nào?

Bạn nên sử dụng sản phẩm trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Bên cạnh đó, bạn hãy dùng một liệu trình từ 1–3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của Tràng Phục Linh

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi sử dụng Tràng Phục Linh?

Sản phẩm Tràng Phục Linh với các thành phần chiết xuất tự nhiên nên ít gây ra tác dụng phụ. Hiện tại, sản phẩm vẫn chưa cho thấy tác dụng không mong muốn nào ở người sử dụng.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng Tràng Phục Linh

Trước khi dùng Tràng Phục Linh, bạn nên lưu ý những gì?

Trong khi sử dụng Tràng Phục Linh, giai đoạn đầu sản phẩm giúp giảm triệu chứng của bệnh nhờ tác dụng của bạch truật và bạch phục linh.

Tuy nhiên, cơ thể được tiếp nhận một lượng ImmuneGamma nhất định giúp tạo thêm nhiều bạch cầu ở các hạch bạch huyết dưới niêm mạc ruột, khiến các phản ứng miễn dịch nhiều lên, đường ruột trở nên dễ kích ứng hơn. Bên cạnh đó, việc đấu tranh giữa hệ vi khuẩn có lợi và có hại để tạo ra sự cân bằng đã dẫn đến những rối loạn nhất định trong việc tiêu hóa thức ăn.

Từ đó, sau một thời gian dùng Tràng Phục Linh, người bệnh trở lại những triệu chứng như ban đầu và cảm thấy sản phẩm không hiệu quả. Vì vậy, bạn cần phải kiên trì vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này. Khi hệ miễn dịch được củng cố và cân bằng, hệ vi khuẩn được xác lập thì cơ thể sẽ ổn định lâu dài và tránh tái phát.

Tương tác có thể xảy ra khi dùng Tràng Phục Linh

Tràng Phục Linh có thể tương tác với những thuốc nào?

Tràng Phục Linh có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn, bạn không tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của sản phẩm mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tràng Phục Linh có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại sản phẩm nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống Tràng Phục Linh cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Tràng Phục Linh?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản sản phẩm Tràng Phục Linh

Bạn nên bảo quản Tràng Phục Linh như thế nào?

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Dạng bào chế của Tràng Phục Linh

Tràng Phục Linh có những dạng bào chế và hàm lượng nào?

Sản phẩm Tràng Phục Linh được sản xuất dưới dạng viên nang hoặc viên nén với thành phần các hoạt chất như sau:

Thành phầnViên nangViên nén (Tràng Phục Linh New)Viên nén (Tràng Phục Linh Plus)
ImmuneGamma100mg200mg100mg
Cao bạch truật100mg200mg200mg
Cao bạch phục linh50mg100mg50mg
Cao bạch thược50mg
Cao hoàng bá50mg
5–HTP3mg

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Clindamycin là thuốc gì?

(75)
Phân nhóm: các loại kháng sinh khácTác dụngTác dụng của clindamycin là gì?Clindamycin được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và tình trạng nhiễm trùng ... [xem thêm]

Flagyl Oral®

(40)
Tên gốc: metronidazolePhân nhóm: thuốc diệt amib, thuốc tác dụng lên âm đạo, các loại kháng sinh khácTên biệt dược: Flagyl Oral®Tác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Topralsin

(27)
Tên hoạt chất: Oxomemazin, guaifenesin, paracetamol, natri benzoatPhân nhóm: Thuốc ho & cảmTên biệt dược: TopralsinTác dụng của thuốc TopralsinTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Novobedouze®

(68)
Tên gốc: hydroxocobalamine acetateTên biệt dược: Novobedouze®Phân nhóm: vitamin nhóm B/vitamin nhóm B, C kết hợpTác dụngTác dụng của thuốc Novobedouze® là ... [xem thêm]

Axit axetic

(66)
Tên gốc: axit axeticTên biệt dược: Acetasol®, Vasotate® Tác dụngTác dụng của axit axetic là gì?Axit axetic được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai ngoài ... [xem thêm]

Desoximetasone

(85)
Tác dụngTác dụng của desoximetasone là gì?Desoximetasone dùng để điều trị các bệnh về da như (bệnh chàm, viêm da, dị ứng, phát ban). Desoximetasone giúp giảm ... [xem thêm]

Thuốc Imipenem

(69)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc imipenem là gì?Thuốc imipenem được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng mẫn cảm, điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng do ... [xem thêm]

Alaway®

(60)
Tên gốc: ketotifenPhân nhóm: thuốc bôi trơn nhãn cầuTên biệt dược: Alaway®Tác dụngTác dụng của thuốc Alaway® là gì?Alaway® là loại thuốc thường được sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN