Triệu chứng bệnh gout: Những dấu hiệu nhận biết bệnh

(3.81) - 76 đánh giá

Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị, tránh được loạt biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.

Tổng quan về bệnh gout

Gout là một dạng bệnh viêm khớp rất đau đớn. Người ta từng cho rằng bệnh nhân mắc bệnh gout đơn giản là vì ăn quá nhiều và uống quá nhiều rượu. Điều này là có lý nhưng vẫn chưa thể là toàn bộ lý do.

Nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra bệnh gout là do axit uric tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài, dẫn đến việc các tinh thể urate hình thành trong và xung quanh khớp, gây ra những cơn gout kịch phát. Nếu không được điều trị, các cơn gout sẽ diễn ra thường xuyên hơn và với một phạm vi rộng hơn.

Triệu chứng bệnh gout

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh gout biểu hiện ở khớp.

Những vùng khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gout

Khi bị bệnh khớp, các tinh thể urate tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm một hoặc một vài vùng khớp. Nếu có không chỉ một mà nhiều khớp cùng lúc bị viêm thì người ta sẽ gọi là bệnh gout polyarticular (tạm dịch: bệnh gout đa khớp).

Cơn đau điển hình nhất của bệnh gout thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, những vùng khớp khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khớp ở:

  • Bàn chân
  • Mắt cá chân
  • Đầu gối
  • Khuỷu tay
  • Cổ tay
  • Ngón tay

Hiếm khi nào bệnh gout biểu hiện tại các khớp ở trung tâm cơ thể như cột sống, vai hoặc hông.

Những triệu chứng bệnh gout nổi bật nhất

Vùng khớp bị khó chịu kéo dài

Nhiều bệnh nhân gout thường bị thức giấc giữa đêm vì cơn đau nhói ở vùng khớp bị ảnh hưởng. Các triệu chứng nhanh chóng phát triển và trở nặng trong vòng 12-24 giờ kể từ khi cơn đau khi phát.

Cơn đau nghiêm trọng nhất có khả năng sẽ xuất hiện trong vòng 4-12 giờ đầu, sau đó giảm dần nhưng vẫn kéo dài dai dẳng từ vài ngày đến vài tuần và khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Càng về sau, các cơn gout sẽ càng kéo dài, với nhiều khớp bị ảnh hưởng hơn nữa.

Khớp bị viêm và đỏ

Các khớp bị ảnh hưởng viêm sưng, mềm, nóng ấm và tấy đỏ. Da bao bọc khớp trông sáng bóng, có khi bị bong tróc.

Sốt nhẹ, mệt mỏi

Người bị bệnh gout thường xuyên mệt mỏi và có triệu chứng sốt nhẹ.

Phát triển các nốt tophi

Nhiều bệnh nhân gout có các nốt u sần quanh khớp. Các nốt này được gọi là tophi. Chúng thường không gây đau đớn nhưng thi thoảng lại vỡ ra và tiết chất lỏng giống như mủ có chứa chất màu trắng đục, chính là các tinh thể urate tích tụ quanh khớp. Tophi phát triển ở các khớp có khả năng làm biến dạng khớp vĩnh viễn.

Phạm vi chuyển động hạn chế

Khi bệnh gout tiến triển, bệnh nhân khó mà cử động các khớp bình thường.

Duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh gout

Những thay đổi sau về lối sống sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh:

Giảm cân

Trọng lượng dư thừa có khả năng khiến người bệnh kháng insulin, và kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao. Giảm cân sẽ giúp cải thiện vấn đề này.

Tuy nhiên, người bệnh không nên nhịn ăn hoặc giảm cân thần tốc. Nghiên cứu cho thấy việc giảm cân quá đột ngột lại càng làm tăng nguy cơ bị các cơn gout tấn công. Hãy giảm cân một cách có khoa học, hợp lý và đúng cách.

Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn chặn các cơn gout, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ axit uric trong cơ thể ở mức thấp.

Uống đủ nước

Cơ thể được bổ sung đầy đủ nước s giúp loại bỏ axit uric dư thừa tốt hơn thông qua đường tiểu, giảm nguy cơ bị các cơn gout tấn công.

Chú trọng đến chế độ ăn uống

Hãy tránh xa bia, rượu hay bất cứ thức uống có cồn nào

Ngoài ra, bạn cần tránh ăn các thực phẩm như thịt đỏ, một số loại cá, nội tạng vì những thực phẩm này không tốt cho người bệnh gout.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dỗ con ngủ bằng cách cho trẻ uống melatonin

(25)
Nhiều bà mẹ có con bị chứng mất ngủ hay khó đi vào giấc ngủ thường muốn cho trẻ uống melatonin để con có thể ngủ dễ dàng và sâu giấc hơn. Thế nhưng ... [xem thêm]

Làm gì khi bị viêm quanh thân răng khôn?

(38)
Viêm quanh thân răng là một rối loạn nha khoa, khi đó các mô ở nướu bị sưng và nhiễm trùng, đặc biệt tình trạng này thường xảy ra ở các nướu quanh răng ... [xem thêm]

Giục sinh và những điều mà bạn nên biết

(87)
Hiện nay, giục sinh không còn là khái niệm quá xa lạ với nhiều người. Nếu bà bầu không thể chuyển dạ tự nhiên hoặc thai quá ngày dự sinh thì bác sĩ sẽ ... [xem thêm]

Lợi ích khi tắm bia cho trẻ nhỏ có thể khiến bạn bất ngờ

(54)
Lợi ích khi tắm bia cho trẻ đã được nhiều người lưu truyền trong dân gian, nhưng bạn có thể vẫn chưa hiểu rõ thực hư về vấn đề này. Hoa bia dùng để ... [xem thêm]

Đi cầu nhiều lần trong ngày báo hiệu bệnh gì?

(18)
Đi cầu là một nhu cầu bức thiết giúp bạn đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Thông thường, việc đi tiêu của bạn diễn ra với một tần suất ... [xem thêm]

13 tác dụng của yến mạch bạn sẽ muốn thêm vào thực đơn

(15)
Yến mạch là một trong những thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, rất nhiều tác dụng của yến mạch đã được kiểm chứng bằng các ... [xem thêm]

Tại sao bạn lại có cảm giác chán ăn?

(81)
Bạn muốn nâng cao sức khỏe và bồi dưỡng cơ thể nhưng lại cảm thấy không ngon miệng khi ăn? Cảm giác chán ăn có thể khiến bạn sụt cân nhanh chóng và gây ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cá trong thai kỳ: Nên hay không?

(26)
Bà bầu ăn cá rất tốt cho bé, tuy nhiên, khi chọn lựa cá, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh chọn phải những loại cá có hàm lượng thủy ngân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN