Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

(3.75) - 64 đánh giá

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Biết được những thực phẩm nào cho con ăn để mau hồi phục, thực phẩm nào nên tránh sẽ giúp cho bố mẹ dễ dang lựa chọn thực đơn cho con. Bạn hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy có thể ở dạng cấp tính và mãn tính. Nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota gây nên là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em. Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 3 – 10 ngày. Trẻ em từ 6 đến 32 tuần tuổi có thể được chích ngừa bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota bằng cách tiêm RotaTeq.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy:

  • Trẻ nhạy cảm với một số loại thức ăn nhất định;
  • Vi khuẩn;
  • Virus;
  • Ký sinh trùng;
  • Thuốc;
  • Rối loạn chức năng đường ruột.

Khi nào bé dễ mắc tiêu chảy do virus Rota?

Con bạn sẽ dễ mắc tiêu chảy do virus Rota khi:

  • Bé nhỏ hơn 2 tuổi.
  • Thời điểm giao mùa lạnh, đặc biệt là mùa đông và mùa xuân (từ tháng 10 đến hết tháng 4). Tuy nhiên những năm gần đây bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.
  • Sau đợt lụt lội: môi trường ô nhiễm, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để virus Rota gây bệnh.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Nếu bé bị tiêu chảy, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa của bé có thể làm việc từ từ và không quá sức. Ruột non và hệ thống tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu. Sẽ mất một thời gian để hệ tiêu hóa phục hồi và trở lại bình thường. Đừng lo lắng nếu phải mất 3 – 4 ngày phân của bé mới trở lại bình thường bởi điều trị tiêu chảy luôn cần thời gian.

Dưới đây là 4 loại thực phẩm bạn nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn:

1. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gừng

Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc. Gừng được xem là thần dược trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Gừng giúp kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng không gây sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, chống đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

2. Trẻ bị tiêu chảy nên uống nước chanh

Nước chanh tự nhiên có chứa nhiều axit citric và vitamin C, cả 2 đều có tính kháng khuẩn. Vitamin C có thể kích thích và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Uống một lượng vừa đủ nước chanh không đường sẽ tốt cho bệnh tiêu chảy liên quan đến vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trong điều trị tiêu chảy, chanh đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nước, chất điện giải và calo cho cơ thể. Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn hãy hòa nước chanh với nước ấm và một tí muối cho trẻ uống để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gạo trắng

Mặc dù thường bị nhiều bố mẹ bỏ qua, nhưng gạo là thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ, đặc biệt là khi bị tiêu chảy. Gạo giúp làm se và giúp cho phân của trẻ cứng hơn. Gạo là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời vì nó có chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích cho nhu động ruột bình thường. Bạn nên cho trẻ ăn gạo trắng thay vì gạo lứt, vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ khó tiêu khi bé bị tiêu chảy.

4. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn lựu

Nếu con đã lớn và có đủ răng để nhai, bạn hãy cho con ăn lựu hoặc bạn có thể cho con uống nước ép lựu pha loãng với nước. Bạn hãy cho bé uống mỗi ngày một lần để giúp giảm tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm mà trẻ bị tiêu chảy không nên ăn:

1. Sữa và các chế phẩm của sữa

Sữa công thức và sữa bò có thể gây tiêu chảy cho trẻ em. Các loại đường trong công thức có thể làm trẻ bị tiêu chảy nặng hơn, còn các protein trong sữa có thể làm trẻ khó tiêu hóa. Do đó, bạn nên tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa công thức hoặc sữa bò.

2. Một số loại trái cây và nước ép

Vì cơ thể bé có thể chưa có khả năng tiêu hóa các loại đường trong trái cây và những loại đường này có thể gây khó chịu cho trẻ. Do đó, trẻ em dưới 4 tháng tuổi có thể bị tiêu chảy khi sử dụng bất kỳ loại nước trái cây nào. Một số loại trái cây và nước trái cây bạn cần tránh cho trẻ dùng như nước ép táo, đào và lê.

3. Cá, tôm và các loại thủy sản

Trong nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng cho trẻ, gây cho trẻ bị đau bụng và nôn trớ. Hơn nữa, các loại thủy sản này có lớp chất nhày ở bề mặt, mùi tanh dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ, vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy bạn nên tránh cho trẻ ăn nhé!

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì, bố mẹ hãy chú ý khi con bị tiêu chảy nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà: 10 nguyên liệu dễ kiếm

(49)
Bệnh huyết trắng cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Mặc dù vậy, nếu biết kết hợp những cách trị huyết trắng tại nhà một cách ... [xem thêm]

5 mẹo giúp phái mạnh chăm sóc làn da

(15)
Chăm sóc da cũng rất quan trọng đối với cánh mày râu. Vì là nam giới nên bạn nghĩ rằng mình không cần phải quan tâm về làn da? Bạn nghĩ rằng chăm sóc da là ... [xem thêm]

Khám phá bí mật về khung xương cơ thể

(37)
Một trong những bộ phận quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể của bạn là khung xương. Nhiều người nghĩ rằng xương chỉ đơn thuần là một chất rất ... [xem thêm]

Hạ đường huyết ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ

(74)
Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường ... [xem thêm]

5 cách để đối phó với những sợi lông trên mặt

(12)
Bất cứ ai trong số chúng ta đều có những sợi lông không mong muốn mọc trên mặt – và đôi khi những sợi lông “dễ ghét” ấy có thể mọc ở những nơi ... [xem thêm]

Đồng tính: những sự thật cần biết cho thanh thiếu niên

(25)
Đồng tính nghĩa là gì? Một người được gọi là đồng tính nếu anh/cô ấy bị thu hút tính dục bởi người cùng giới tính. Điều này không có nghĩa rằng ... [xem thêm]

Bí quyết tập thể dục cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

(19)
Người tiểu đường tuýp 2 cần xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát đường huyết hiệu quả và duy trì sức khỏe ổn định. Thói quen tập ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thuốc

(76)
Tìm hiểu chungDị ứng thuốc là gì?Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN