Đồng tính: những sự thật cần biết cho thanh thiếu niên

(3.8) - 25 đánh giá

Đồng tính nghĩa là gì?

Một người được gọi là đồng tính nếu anh/cô ấy bị thu hút tính dục bởi người cùng giới tính. Điều này không có nghĩa rằng những người đồng tính bị thu hút bởi tất cả những người cùng giới cũng giống như không phải những người dị tính đều bị thu hút bởi người khác giới. Từ “gay” và “lesbian” thường được dùng để chỉ những người đồng tính nam hoặc nữ. Thuật ngữ “lưỡng tính” chỉ những người bị thu hút bởi cả 2 giới nam và nữ.

Các nhà nghiên cứu về giới tính con người tin rằng thiên hướng giới tính của một người phát triển và thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Có cảm xúc hoặc có trải nghiệm tình dục đối với một người cùng giới không nhất thiết nghĩa rằng người đó là đồng tính hay lưỡng tính. Việc thử giới tính, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên là hoàn toàn bình thường.

Điều gì gây ra đồng tính?

Không ai biết tại sao một số người là đồng tính. Một số người nghiên cứu về giới tính con người tin rằng, giới tính là kết quả của các nhân tố về di truyền, xã hội hoặc các yếu tố đặc biệt, tác động riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Một nhận thức sai lầm thường thấy đó là những bất ổn trong quan hệ gia đình có thể khiến con người đồng tính, nhưng không có một nghiên cứu khoa học xác đáng nào chứng minh lời nhận định này.

Có phải đồng tính là một bệnh?

Không, đồng tính không là bệnh. Tất cả những tổ chức sức khỏe tâm thần đứng đầu, bao gồm Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, đã khẳng định rằng đồng tính không phải là bệnh tâm thần. Cảm thấy không chắc chắn hoặc không thoải mái về cảm xúc của bạn có thể gây ra âu lo và căng thẳng, và nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như ngủ không ngon, buồn nôn và đau đầu. Trò chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc người bạn mà bạn tin tưởng có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu.

Liệu có thể ép hoặc thuyết phục một người chuyển từ đồng tính sang dị tính hoặc ngược lại?

Câu trả lời là không. Một số người cảm thấy sức ép phải “thay đổi” giới tính của họ, nhưng cố gắng trở thành thứ gì đó mà bạn không phải có thể dẫn đến căng thẳng, lo âu, suy sụp về tinh thần.

Chứng sợ người đồng tính là gì?

Chứng sợ người đồng tính chỉ nỗi sợ vô căn cứ, định kiến hoặc phân biệt đối xử đối với những người đồng tính. Chứng sợ người đồng tính có nhiều biểu hiện, từ gọi tên và chọc ghẹo cho đến những hành vi nghiêm trọng như hành hung hoặc giết người. Chứng sợ đồng tính thường có nguyên căn là sự sợ hãi và thiếu hiểu biết.

Tôi nghĩ tôi có thể là đồng tính. Làm thế nào để tôi biết chắc chắn?

Bạn cuối cùng cũng sẽ biết được. Bạn có thể cân nhắc nhiều phương án khác nhau hoặc cả trực tiếp thử để xác định điều mà bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Quá trình có thể tốn nhiều thời gian, và những quyết định bạn đưa ra có thể khó khăn đối với bạn và khó chấp nhận đối với người khác.

Công khai giới tính

Là quá trình tiết lộ cho người khác rằng mình là người đồng tính.

Làm thế nào để công khai giới tính và thời điểm nào là phù hợp?

Cũng giống như thông tin cá nhân, ai và khi nào bạn thông báo cho họ về giới tính của mình là quyết định của bạn. Điều quan trọng là bạn chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Cũng cần phải nhận thức rằng việc bạn thông báo với người khác – ngay cả với người bạn cho là ủng hộ – cũng có thể không mang đến một trải nghiệm tích cực. Nếu bạn cảm thấy không thể kể với cha mẹ, hãy trò chuyện với một người bạn hoặc ai đó bạn tin tưởng. Cũng có thể người kề cận bạn nhất đã biết và đang đợi bạn cảm thấy đủ thoải mái để nói về nó.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/puberty-sexuality/homosexuality-facts-for-teens.html

Biên dịch - Hiệu đính

Đỗ Kỳ Lâm - Ngô Xuân Trung
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có nên tránh làm chuyện ấy trước khi tập thể dục?

(18)
Thói quen tập thể dục luôn tốt cho sức khỏe và “chuyện ấy” cũng mang lại nhiều lợi ích không kém như cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ, ... [xem thêm]

Chuyện chăn gối: Nên nói gì trước, trong và sau khi “yêu”?

(57)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Hello Bacsi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thuốc lá điện tử

(49)
Biên dịch: Tâm Nhã Hiệu đính: Bác sỹ Jonathan Hoàng Lâm Lời giới thiệu Bài viết này có sử dụng thông tin được trích dịch từ hai trạng mạng UptoDate (trang ... [xem thêm]

10 điểm khoái cảm trên cơ thể nàng mà chàng nên biết

(66)
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã đưa ra danh sách những điểm nhạy cảm, dễ tạo khoái cảm trên cơ thể con người, đặc biệt là nữ giới. Nếu muốn ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách sử dụng vòng tránh thai?

(87)
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa dẻo được đặt vào tử cung của phụ nữ để ngăn ngừa mang thai. Vòng tránh thai có nhiều hình dạng khác ... [xem thêm]

Bệnh giang mai

(39)
Các triệu chứng giang mai khi được phát hiện sớm có thể được điều trị dễ dàng qua từng giai đoạn. Tuy vậy, nếu để chậm trễ sẽ gây nhiều biến ... [xem thêm]

Chuột rút sau khi quan hệ? Khắc phục ngay để không bị mất hứng

(85)
Đôi khi cảm giác thăng hoa vẫn còn lâng lâng mà bạn chưa kịp tận hưởng đã bị chuột rút sau khi quan hệ. Để chuyện ấy không trở thành trải nghiệm khó ... [xem thêm]

24 điểm nhạy cảm của đàn ông và phụ nữ khi làm chuyện ấy

(38)
Những điểm nhạy cảm của đàn ông và phụ nữ không chỉ tập trung ở vùng kín. Bạn có thể đã bỏ lỡ rất nhiều khu vực khác để khơi gợi chuyện ấy. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN