Tìm hiểu về chất làm đầy da Restylane và Botox

(4.01) - 48 đánh giá

Restylane và Botox đều là hai chất làm đầy da dạng tiêm được FDA công nhận, giúp chữa trị các nếp nhăn trên khuôn mặt. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt giữa hai loại chất làm đầy này.

Botox và Restylane là hai loại chất làm đầy (filler) được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện khuôn mặt. Botox từng được sử dụng điều trị một vài triệu chứng như bàng quang hoạt động quá mức hay mắt lác. Botox chứa một loại độc tố của vi khuẩn là botulinum toxin type A làm tê liệt cơ bắp tạm thời.

Khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, các chất làm đầy giúp làm mờ và ngăn ngừa các nếp nhăn. Restylane được làm từ axit hyaluronic, giúp làm đầy các khu vực trên khuôn mặt và mu bàn tay. Khi da mặt đầy đặn sẽ làm giảm xuất hiện các nếp nhăn.

Đánh giá chung về Botox và Restylane

Tiêm Botox và Restylane đều là các phương pháp ít gây xâm lấn. Bạn có thể thực hiện trong một lần tại các cơ sở thẩm mỹ và không cần gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ tiêm chất làm đầy vào những vị trí trên mặt mà bạn muốn thay đổi.

Botox

Botox hoạt động nhờ vào độc tố botulinum của vi khuẩn, ngăn chặn sự hoạt động của cơ bắp. Tiêm Botox giúp giải quyết các vấn đề thẩm mỹ và một số tình trạng sức khỏe bao gồm:

  • Vết chân chim
  • Đổ mồ hôi quá mức
  • Các nếp nhăn ở giữa lông mày
  • Nếp nhăn trên trán
  • Mắt lé một bên, lệch vào trong (mắt lác)
  • Bàng quang hoạt động quá mức
  • Co thắt cổ thường xuyên

Hầu hết mọi người đều hoạt động bình thường sau khi thực hiện thủ thuật tiêm filler.

Restylane

Restylane là chất làm đầy dạng tiêm phổ biến thứ hai, sau Botox. Thành phần chính của Restylane là axit hyaluronic, một loại axit hình thành tự nhiên trong cơ thể.

Tiêm filler được sử dụng để làm mờ nếp nhăn. Thành phần axit hyaluronic thường được nuôi cấy từ vi khuẩn hoặc từ mào của gà trống.

Restylane có thể giúp làm đầy đặn khuôn mặt, thậm chí những bộ phận khác của cơ thể như:

  • Môi
  • Nếp gấp ở mũi
  • Mu bàn tay
  • Các nếp gấp quanh miệng

Sự lựa chọn loại chất làm đầy sử dụng tùy thuộc vào kết quả mà bạn mong muốn cũng như vị trí bạn muốn điều trị.

Thời gian điều trị

Các thủ thuật tiêm Botox và Restylane đều được thực hiện ngoại trú, bạn chỉ mất một thời gian ngắn để hoàn thành.

Botox

Tiêm Botox thường cần 3 – 5 mũi tiêm cho một lần điều trị. Quy trình này chỉ mất thời gian khoảng 10 phút và kết quả có thể thấy ngay sau 1 – 2 ngày.

Restylane

Tiêm Restylane nhìn chung sẽ mất khoảng dưới 1 giờ cho một lần thực hiện. Thời gian hồi phục ít hơn một ngày và bạn sẽ nhìn thấy được kết quả ngay lập tức. Sau đó, kết quả hoàn thiện sẽ xuất hiện đầy đủ sau khoảng 1 – 2 tuần.

Kết quả

Kết quả sau tiêm Botox hay Restylane đều tương tự như nhau. Bạn sẽ nhanh chóng thấy sự cải thiện như mong muốn và hiệu quả kéo dài nhiều tháng sau đó. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt về thời gian tác dụng của Botox và Restylane.

Botox

Tác dụng của Botox kéo dài khoảng 4 tháng. Theo một nghiên cứu vào tháng 8/2018, một nửa số người tiêm Botox đã cải thiện được nếp nhăn trên trán ít nhất 2 điểm trong thang điểm đánh giá sau 30 ngày.

Restylane

Kết quả sau khi tiêm Restylane kéo dài từ 6 – 18 tháng tùy thuộc vào loại Restylane sử dụng. Một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy 78% người tiêm Restylane có sự cải thiện từ vừa phải đến rõ rệt sau 8 tháng điều trị. Theo một nghiên cứu khác, 82% đối tượng vẫn tiếp tục thay đổi sau 12 tuần và 69% còn thay đổi sau 26 tuần.

Những ai nên sử dụng Botox và Restylane?

Mọi người từ nhiều màu da, chiều cao, cân nặng đều có thể sử dụng Botox và Restylane nếu muốn. Tuy vậy, bạn cần cân nhắc khi lựa chọn các chất làm đầy này.

Botox

Mặc dù Botox đã được FDA phê duyệt và chấp thuận nhưng các đối tượng dưới đây vẫn không nên sử dụng:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của Botox
  • Những người dễ bị nhiễm trùng tại chỗ tiêm
  • Người mắc phải rối loạn thần kinh cơ, chẳng hạn như nhược cơ

Restylane

Restylane cũng là một chất làm đầy da được FDA chấp thuận nhưng bạn không nên sử dụng nếu:

  • Đã từng có phản ứng dị ứng với một mũi tiêm Restylane trước đó
  • Bị bầm tím tại chỗ tiêm Restylane
  • Đang sử dụng thuốc làm loãng máu

Chi phí điều trị

Mức chi phí cho các thủ thuật tiêm filler khá dao động. Chúng phụ thuộc vào địa điểm bạn muốn thực hiện phẫu thuật, số lượng những vùng bạn muốn cải thiện và trình độ bác sĩ phẫu thuật bạn chọn.

Tác dụng phụ khi tiêm filler

Nhìn chung, các tác dụng phụ từ Botox và Restylane thường đơn giản và dễ dàng giải quyết. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng và cần được điều trị từ bác sĩ.

Botox

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Botox là xuất hiện vết bầm tím nhỏ và gây khó chịu. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

  • Mí mắt bị sưng hoặc cảm thấy nặng trĩu
  • Đau đầu
  • Đau cổ
  • Mệt mỏi
  • Tầm nhìn đôi (song thị)
  • Các phản ứng dị ứng như cảm thấy ngứa hoặc lên cơn hen suyễn
  • Khô mắt

Restylane

Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm Restylane là:

  • Sưng tấy
  • Đau hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Bầm tím
  • Nhạy cảm hơn
  • Đau đầu

Những tác dụng phụ trên nói chung sẽ được giải quyết trong vòng 7 – 18 ngày.

Tác dụng phụ hiếm gặp của Restylane bao gồm:

  • Dị ứng
  • Nhiễm trùng
  • Da săn chắc không đều
  • Chảy máu hoặc bầm tím tại chỗ tiêm

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào, bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Lựa chọn nơi điều trị

Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm được một cơ sở uy tín để cung cấp các sản phẩm chất làm đầy chất lượng. Bạn có thể truy cập vào website của các cơ sở, trung tâm thẩm mỹ để tham khảo cũng như xem giấy chứng nhận, đánh giá về các bác sĩ chuyên môn, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ… Bên cạnh đó, bạn hãy hỏi thăm bạn bè, người thân đã từng phẫu thuật nếu có.

Thậm chí, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ da liễu tin cậy để được tư vấn, hướng dẫn trước khi quyết định tiêm chất làm đầy da. Nếu bạn không cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn, bạn có thể gặp phải những bác sĩ không có kinh nghiệm và khiến bạn chịu những hậu quả nặng nề.

Tổng kết so sánh giữa Restylane và Botox

RestylaneBotox
Quy trìnhTiêm ít xâm lấnTiêm ít xâm lấn
Cảm nhậnCó thể khó chịu trong và sau khi tiêmCó thể khó chịu trong và sau khi tiêm
Thời gian điều trịMất ít hơn 1 giờ. Điều trị tiếp theo từ 4 tháng đến 1 năm
Thực hiện mất khoảng 30 phút. Điều trị tiếp theo từ 4 – 6 tháng
Kết quảCải thiện da tại vị trí tiêmTăng sự đầy đặn tại vị trí tiêm
Đối tượng không nên sử dụng
  • Đang dùng thuốc loãng máu
  • Từng dị ứng với Restylane trước đó
  • Bầm tím tại chỗ tiêm
  • Phụ nữ có thai, cho con bú
  • Dị ứng hay quá mẫn với thành phần Botox
  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm
  • Rối loạn thần kinh cơ, chẳng hạn như nhược cơ
Thời gian hồi phụcHoạt động bình thường sau 1 ngày
Có thể hoạt động bình thường ngay sau điều trị

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vitamin A có tác dụng gì trong việc trị mụn, trẻ hóa da?

(35)
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng tan trong chất béo, mang đến nhiều lợi ích thần kỳ cho làn da và sức khỏe. Thiếu hụt loại vitamin này, da sẽ gặp vấn ... [xem thêm]

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?

(70)
Bạn lo lắng khi mức đường huyết tăng cao vào mỗi sáng? Tình trạng này được gọi là “hiện tượng bình minh” hay “hiệu ứng bình minh” và thường xảy ra ... [xem thêm]

Hệ cơ hoạt động như thế nào, bạn đã biết?

(68)
Hệ cơ hoạt động như thế nào, bạn đã biết? Những thông tin cần thiết và bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình để lựa chọn ... [xem thêm]

Hiệu ứng FOMO là gì mà khiến bạn chạy theo đám đông?

(90)
Hiệu ứng FOMO có thể khiến bạn cập nhật Facebook liên tục, mua sắm theo xu hướng và thậm chí hẹn hò ai đó chỉ vì không muốn dán nhãn “ế lâu năm”. Nếu ... [xem thêm]

Con nấc cụt nhiều có phải là điều bạn cần lo lắng?

(28)
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng việc chứng kiến con gặp phải tình trạng này ... [xem thêm]

Mắc hội chứng cường giáp có nguy hiểm không?

(31)
Bệnh cường giáp là một hội chứng khá phổ biến, tập hợp các dấu hiệu do nhiều bệnh gây nên, trong đó có bướu giáp trạng, bệnh Basedow… Việc xác định ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú bị đau lưng: Truy tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục

(60)
Hiện tượng các bà mẹ cho con bú bị đau lưng nằm trong những tình trạng phổ biến sau sinh. Thực tế là có khá nhiều cách đánh bay cảm giác khó chịu này để ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe – bạn đã biết?

(11)
Bạn thường nghe “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” nhưng cụ thể tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người như thế nào?Theo Trung tâm kiểm soát và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN