Mẹ cho con bú bị đau lưng: Truy tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục

(4.16) - 60 đánh giá

Hiện tượng các bà mẹ cho con bú bị đau lưng nằm trong những tình trạng phổ biến sau sinh. Thực tế là có khá nhiều cách đánh bay cảm giác khó chịu này để không ảnh hưởng đến bạn quá nhiều.

Hành động cho con bú mẹ là một mối liên kết đẹp đẽ và thiêng liêng. Tuy nhiên, đôi khi điều này không phải lúc nào cũng dễ chịu hay thoải mái bởi bạn có thể gặp một số cảm giác chẳng hạn như đau lưng xuất hiện mỗi lúc cho bé cưng bú.

Dẫu cho hiện tượng này rất phổ biến nhưng nếu không có biện pháp khắc phục, tình trạng sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn theo thời gian. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu lý do khiến mẹ cho con bú bị đau lưng cũng như những giải pháp giảm đau dễ thực hiện.

Nguyên nhân mẹ cho con bú bị đau lưng

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đau lưng khi cho con bú, chẳng hạn như:

  • Do trọng lượng cơ thể vẫn còn nặng nề bởi quá trình mang thai
  • Đôi khi, nâng vật nặng cũng gây ra đau lưng khi mẹ cho con bú
  • Bạn trải qua rất nhiều đau đớn khi mang thai hoặc chuyển dạ và những cảm giác này vẫn chưa hoàn toàn biến mất sau khi sinh con
  • Ngoài ra, đau ở lưng còn là di chứng từ những chấn thương trước kia mà bạn gặp phải, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động thường ngày
  • Nguyên nhân gây đau lưng phổ biến nhất có thể là do vị trí mẹ cho con bú không đúng cách. Bạn không những phải đặt con vào tư thế phù hợp mà còn phải chú ý đến vị trí của chính bản thân và những yếu tố hỗ trợ xung quanh.
  • Mời bạn tham khảo bài viết Mách bạn 4 cách cho con bú sữa mẹ tốt nhất

    9 cách giảm đau lưng khi mẹ cho con bú

    Một số mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng đau lưng khi cho con bú mà bạn có thể tham khảo gồm:

    1. Chú ý đến vị trí cho trẻ sơ sinh bú

    Tư thế bú sai là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng và nhiều bà mẹ vô tình có thể làm như vậy. Bạn không nên nghiêng người về phía trước hoặc buông thõng thân người. Người ta cũng thấy rằng có không ít phụ nữ cảm thấy không thoải mái với vài vị trí cho con bú nhất định. Do đó, bạn hãy thử cho con bú ở những tư thế khác nhau để tìm ra tư thế phù hợp và thoải mái nhất.

    2. Sử dụng gối đệm

    Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy bản thân hơi chúi người về phía trước để giúp bé yêu bú mẹ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến lưng chịu nhiều áp lực. Thay vào đó, nên dùng gối kê dưới lưng và mông con nhằm nâng bé đến gần bầu ngực của bạn hơn. Ngoài ra, hãy sử dụng gối đệm lưng những lúc cho bé bú.

    3. Sử dụng đúng loại ghế

    Nếu bạn ngồi trên ghế để cho bé bú, một điều quan trọng khác là nên chọn đúng loại ghế. Tránh ngồi trong một chiếc ghế đệm sâu bởi sẽ dễ gây đau lưng. Thay vào đó, hãy chọn một chiếc ghế chắc chắn và ngồi ở tư thế thẳng đứng.

    4. Đi bộ để giảm đau

    Đi bộ rất hiệu quả trong việc tăng cường cơ bắp ở lưng. Dẫu cho việc chăm sóc em bé có bận rộn đến đâu, bạn vẫn nên cố gắng dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để đi bộ.

    5. Nghỉ ngơi cùng lúc với em bé

    Việc được nghỉ ngơi đầy đủ sau sinh là điều quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ người mẹ nào, đặc biệt là nếu bạn vừa sinh con gần đây. Để có thể thoát khỏi cảm giác đau lưng những lúc cho con bú, hãy chú ý đến bản thân. Bạn nên tranh thủ chợp mắt vài phút những lúc bé ngủ thay vì cố gắng thức để làm việc nhà bởi điều này chỉ khiến tình trạng đau kéo dài hoặc thậm chí trầm trọng hơn theo thời gian.

    6. Cho con bú ở tư thế đứng

    Nếu mẹ cho con bú bị đau lưng khi ngồi thì sao không chuyển sang tư thế đứng? Có rất nhiều dụng cụ địu em bé được thiết kế với mục đích hỗ trợ người mẹ cảm thấy thoải mái hơn những lúc trẻ sơ sinh bú. Có một điều cần lưu ý khi cho con bú là bạn hãy chú ý đến việc bé có ngậm vú mẹ đúng cách hay không nữa nhé.

    7. Uống nhiều nước

    Khi mải mê với việc chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều bà mẹ dễ dàng quên đi nhu cầu uống nước của bản thân. Mất nước không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức mà còn có thể dẫn đến nhiều loại đau nhức khác nhau, chẳng hạn như đau lưng. Do đó, bạn nên uống ít nhất 6 – 8 ly nước mỗi ngày để tránh tình trạng này xảy ra.

    (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

    8. Chườm nóng lạnh luân phiên

    Bạn có thể lấy một túi nước đá và đặt lên vùng lưng bị đau trong khoảng 20 phút, nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút và sau đó tiến hành chườm nóng. Đây là một cách tuyệt vời để giảm đau vùng lưng dưới và đau lưng trên mỗi khi cho con bú.

    9. Hạn chế căng thẳng

    Những cảm giác tiêu cực như nóng giận, căng thẳng hoặc thậm chí trầm cảm sau sinh rất dễ xảy đến với những bà mẹ mới sinh con. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe, chẳng hạn như gây ra tình trạng mẹ cho con bú bị đau lưng. Nếu nhận thấy bản thân đang bị quá tải, hãy nhờ chồng hoặc người thân giúp trông chừng em bé để bạn có thể nghỉ ngơi thêm một chút và làm những gì cần thiết để cảm thấy thoải mái hơn.

    Các bài tập co giãn giảm đau lưng khi cho con bú

    Kéo giãn là bài tập rất tốt để giảm đau lưng những lúc cho bé bú mẹ và bạn có thể thực hiện những tư thế được gợi ý dưới đây:

    Tư thế con mèo

  • Chống 2 tay và 2 chân xuống sàn nhà
  • Nhìn về phía trước
  • Bắt đầu hít vào, nhìn xuống dưới sàn và cong lưng hướng lên trên đồng thời siết cơ hông
  • Giữ yên trong vài nhịp thở
  • Chậm rãi thở ra và trở lại tư thế ban đầu
  • Lặp lại 5 – 10 lần
  • Tư thế em bé

  • Ngồi lên gót chân
  • Từ từ gập người về phía trước, hít thở đều
  • Vươn tay sau cho thẳng hàng với đầu gối
  • Thả lỏng cơ vai
  • Giữ yên tư thế trong khả năng của bạn
  • Nếu muốn kết thúc tư thế, hãy hít thở đều và chậm rãi nâng người lên.
  • Kéo giãn cơ ngực

  • Lấy một chiếc khăn và cuộn theo chiều ngang
  • Đặt khăn lên sàn và nằm lên khăn
  • Mở rộng cánh tay ra phía ngoài, khuỷu tay chạm sàn, lòng bàn tay hướng lên trần nhà
  • Hít sâu
  • Khi thở ra, hãy để cơ thể đẩy về phía chiếc khăn.
  • Uốn cong về phía trước với khuỷu tay siết chặt ở phía sau

  • Đứng thẳng
  • Đưa tay về phía sau và nắm lấy khuỷu tay của bạn
  • Từ từ hít vào
  • Cúi người về phía trước trong khi thở ra
  • Giữ yên vị trí trong 10 – 15 giây
  • Thả lỏng về vị trí ban đầu.
  • Việc danh một chút thời gian để tập luyện mỗi ngày có thể đem đến cho bạn những lợi ích bất ngờ. Hy vọng những thông tin được cung cấp đã giúp bạn biết được nguyên nhân khiến mẹ cho con bú bị đau lưng cũng như giải pháp để cảm giác này không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc em bé.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu đã biết cách bảo quản trứng an toàn?

    (17)
    Trứng nhìn chung được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các thành phần trong trứng hầu như là có ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào loại trứng ... [xem thêm]

    Bệnh teo não ở trẻ em và những nguyên nhân bạn ít ngờ tới

    (27)
    Bệnh teo não ở trẻ em có thể xảy ra từ khi đứa bé còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra bị nhiều yếu tố tác động. Teo não là hội chứng mô não bị co rút ... [xem thêm]

    Mụn cóc và sùi mào gà: Làm sao để điều trị hiệu quả?

    (42)
    Mụn cóc và sùi mào gà là những tình trạng rất phổ biến, do virus HPV gây ra. Nếu phương pháp Tây y chưa có một loại thuốc đặc hiệu thì các thuốc Đông y ... [xem thêm]

    7 nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị viêm gan B

    (68)
    Viêm gan B kiêng ăn gì và nên ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Theo thống kê từ ... [xem thêm]

    Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay khi phát hiện con có vết thương nhiễm bẩn

    (27)
    Uốn ván là bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu không điều trị bệnh uốn ván ở trẻ nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong khi cơ hô hấp ngưng hoạt ... [xem thêm]

    Xơ nang ở trẻ nhỏ: Căn bệnh di truyền nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý

    (98)
    Xơ nang ở trẻ nhỏ là một bệnh di truyền có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị kịp thời ... [xem thêm]

    Thai nhi 23 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

    (48)
    Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổiThai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi 23 tuần tuổi, bé lúc này có kích thước cỡ một quả xoài lớn và ... [xem thêm]

    Những thông tin cần biết về thuốc trị nghẹt mũi Otrivin

    (44)
    Khi bị nghẹt mũi, bệnh nhân thường tìm đến thuốc Otrivin để điều trị. Bạn hãy tìm hiểu xem đây có phải là một thuốc trị nghẹt mũi công hiệu không ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN