Bạn lo lắng khi mức đường huyết tăng cao vào mỗi sáng? Tình trạng này được gọi là “hiện tượng bình minh” hay “hiệu ứng bình minh” và thường xảy ra từ 2 đến 8 giờ sáng.
Bạn không biết nguyên nhân nào làm mức đường huyết cao đến vậy? Đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ lý giải nguyên nhân “hiện tượng bình minh” diễn ra như thế nào, cách phòng tránh.
1. Hiện tượng bình minh hoạt động như thế nào?
Vào buổi sáng, một số hormone trong cơ thể sẽ tác động làm cho mức đường huyết tăng cao, dù bạn có bị bệnh đái tháo đường hay không. Nếu bạn không mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để cân bằng mức đường huyết. Thực tế là bạn không nhận thấy rằng điều này đang xảy ra trong cơ thể.
Với những người mắc bệnh đái tháo đường thì lại khác. Do cơ thể không phản ứng với insulin giống như những người bình thường nên mức đường huyết sẽ tăng cao, ngay cả khi đang tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Hiện tượng lượng đường tăng cao là cách để cơ thể bạn đảm bảo đủ năng lượng thức dậy và bắt đầu một ngày mới. Nếu bị đái tháo đường, cơ thể bạn sẽ không đủ insulin chống lại các hormone này, dẫn đến phá vỡ sự cân bằng mà bạn vất vả đạt được cùng với chỉ số mức đường huyết có thể quá cao vào buổi sáng.
Những ảnh hưởng của “hiện tượng bình minh” có thể khác nhau giữa người này với người khác, thậm chí thay đổi từ ngày này qua ngày khác.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự giải phóng tự nhiên vào ban đêm của các hormone chống điều hòa như hormone tăng trưởng, cortisol, glucagon và epinephrine làm cho sức đề kháng insulin của bạn mạnh hơn. Điều này sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên.
Ngoài ra, mức đường huyết cao vào buổi sáng còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Bạn không có đủ insulin vào đêm hôm trước.
- Uống thuốc quá nhiều hoặc quá ít.
- Ăn bữa ăn nhẹ không đúng cách trước khi đi ngủ.
Bạn muốn sống khỏe mạnh?
2. Bạn có thể làm gì khi mức đường huyết tăng cao?
Nếu “hiện tượng bình minh” gây ảnh hưởng đến bạn, hãy thử áo dụng các biện pháp sau:
- Ăn tối sớm hơn vào buổi chiều.
- Vận động nhẹ nhàng sau bữa tối như đi bộ.
- Trao đổi với bác sĩ điều trị về các loại thuốc bạn đang dùng.
- Hãy ăn sáng đúng giờ. Đó chính là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể bạn kiềm chế các hormone chống insulin và giúp mức đường huyết trở lại bình thường.
- Ăn bữa ăn nhẹ với một số chất bột đường và chất đạm trước khi đi ngủ.
Bạn cũng nên tránh tất cả đồ uống ngọt có đường, như soda, trái cây dầm, nước trái cây và trà ngọt. Chỉ cần một khẩu phần ăn như vậy cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn và khiến bạn dư thừa hàng trăm calo.
Nếu bạn bị đái tháo đường, rất có thể lượng đường trong máu của bạn sẽ cao hơn vào buổi sáng. Đó không phải là điều đáng quan tâm. Nếu nó xảy ra trong nhiều buổi sáng liên tiếp, hãy kiểm tra một lần vào ban đêm, khoảng 2 hoặc 3 giờ sáng, thực hiện đều đặn như vậy trong vài ngày. Sau đó, đưa những con số ấy cho bác sĩ điều trị. Bác sĩ có thể nhận biết được bạn có bị “hiện tượng bình minh” hay không hoặc nguyên nhân gây nên hiện tượng đường huyết cao vào buổi sáng như vậy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường!