Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe – bạn đã biết?

(3.93) - 11 đánh giá

Bạn thường nghe “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” nhưng cụ thể tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người như thế nào?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có nhiều nguy cơ gây tử vong do hút thuốc lá. Tác hại của thuốc lá không chỉ xảy ra với người sử dụng mà còn ở những người xung quanh. Điều đó có nghĩa là, bạn vô tình hít phải khói thuốc lá thì cũng bị hại không kém người hút.

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thống sinh sản, da và mắt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau. Cụ thể là:

1. Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe: tổn thương phổi

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến phổi, vì một người hút thuốc lá không chỉ hít vào nicotine mà còn nhiều loại hóa chất khác.

Thuốc lá làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Nguy cơ này cao gấp 25 lần đối với nam và 25,7 lần đối với nữ.

CDC báo cáo rằng có khoảng 9 trên 10 ca tử vong do ung thư phổi liên quan đến hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng gây nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ báo cáo rằng hút thuốc gây ra 80% trường hợp tử vong do COPD.

Thuốc lá còn làm gia tăng sự phát triển của bệnh khí phế thũng (giãn phế nang) và viêm phế quản mãn tính. Nó có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm các cơn hen.

2. Bệnh tim

Hút thuốc có thể phá hủy tim, mạch máu và các tế bào máu.

Các hóa chất và hắc ín trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch do sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Sự tích tụ này làm hạn chế lưu lượng máu, dẫn đến tắc nghẽn nguy hiểm.

Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD), xảy ra khi các động mạch đến cánh tay và chân bắt đầu thu hẹp làm hạn chế lưu lượng máu chảy qua.

Những người từng hút thuốc cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh PDA cao hơn những người chưa bao giờ hút thuốc.

Khi mắc PDA sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải:

  • Huyết khối (các cục máu đông)
  • Đau thắt ngực
  • Đột quỵ
  • Đau tim

3. Các vấn đề về sinh sản

Hút thuốc lá có thể làm hỏng hệ thống sinh sản của phụ nữ và làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Điều này là do thuốc lá và các hóa chất khác trong thuốc lá tác động đến các hormone trong cơ thể.

Đối với nam giới, một người hút thuốc lá càng nhiều và lâu thì nguy cơ rối loạn cương dương càng cao. Ngoài ra, hút thuốc cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng, do đó làm giảm khả năng sinh sản.

4. Biến chứng thai kỳ

Theo CDC, hút thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển như:

  • Làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
  • Giảm cân nặng của trẻ sau khi sinh
  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Gây tổn hại phổi, não và hệ thần kinh trung ương của thai nhi
  • Gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
  • Góp phần gây ra các dị tật bẩm sinh, như sứt môi hoặc hở hàm ếch

5. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Theo CDC, những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 30–40% so với người không hút thuốc.

Hút thuốc cũng gây ra khó khăn cho những người mắc bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.

6. Suy yếu hệ thống miễn dịch

Hút thuốc lá có thể làm suy giảm miễn dịch của một người, khiến họ dễ bị bệnh hơn.

Nó cũng làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.

7. Vấn đề về thị lực

Hút thuốc lá có thể gây ra các vấn đề về mắt, bao gồm bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, hút thuốc còn gây ra một số ảnh hưởng đến thị lực bao gồm:

  • Khô mắt
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Bệnh võng mạc tiểu đường (các bệnh lý về võng mạc do biến chứng của tiểu đường)

8. Vệ sinh răng miệng kém

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh về nướu cao gấp đôi. Nguy cơ này tăng theo số lượng thuốc lá họ sử dụng.

Ngoài ra, hút thuốc lá còn hạn chế khả năng nếm và ngửi mọi thứ. Nó cũng làm cho răng hoen ố, đổi màu.

9. Da và tóc không khỏe mạnh

Hút thuốc lá gây hại cho da và tóc. Một người hút thuốc dễ bị lão hóa sớm, da nhăn nheo. Họ cũng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn, đặc biệt là da ở môi.

Hút thuốc khiến tóc và da có mùi thuốc lá. Nó cũng góp phần gây ra tình trạng rụng tóc và hói đầu.

10. Nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác

Ngoài gây ra ung thư phổi, hút thuốc lá còn gây ra một số bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quan, ung thư dạ dày, ung thư miệng, thanh quản, vòm họng, thận, cổ tử cung, gan…

Vậy còn khói thuốc thì sao?

Dù bạn không hút thuốc lá nhưng việc hút thuốc thụ động hoặc hít khói thuốc thụ động cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể bị tăng nguy cơ cảm lạnh và nhiễm trùng tai, bệnh hen suyễn nặng hơn, tăng huyết áp, tổn thương tim mạch, giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao hay còn gọi là cholesterol tốt.

Bỏ thuốc lá cách nào?

Chẳng dễ dàng gì để cai thuốc lá nhưng không có gì là không thể làm. Nếu quyết tâm cao, bạn sẽ thành công trong việc bỏ thuốc lá hoàn toàn. Và đây là những lợi ích bạn sẽ nhận về khi cai được thuốc lá:

  • Sau 20 phút–12 giờ: Nhịp tim và carbon monoxide trong máu giảm xuống mức bình thường.
  • Sau 1 năm: Nguy cơ đau tim thấp hơn nhiều, huyết áp, ho và các vấn đề hô hấp trên bắt đầu cải thiện.
  • Sau 2–5 năm: Nguy cơ đột quỵ giảm xuống.
  • Sau 5–15 năm: Nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản và bàng quang giảm đi một nửa.
  • Sau 10 năm: Nguy cơ ung thư phổi và ung thư bàng quang cũng giảm đi một nửa.
  • Sau 15 năm: Nguy cơ mắc bệnh tim do hút thuốc lá không còn.

Cuối cùng, nếu bạn đã thử nhiều lần mà vẫn không bỏ được thuốc lá, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ đưa ra những phương cách hữu ích để giúp bạn cai thuốc thành công.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn gì khi bị kiệt sức? 3 loại thực phẩm cần tích cực bổ sung

(40)
Ăn gì khi bị kiệt sức để nhanh chóng lấy lại sức khỏe? Nếu áp dụng đúng chế độ ăn uống dành cho người bị kiệt sức, bạn sẽ không còn phải chịu ... [xem thêm]

Trị mụn bọc hiệu quả với 6 lời khuyên chuyên gia mách bạn

(53)
Mụn bọc luôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người không muốn gặp phải. Vì thế, mỗi khi chúng xuất hiện, bạn rất khổ sở và đau đầu đi tìm giải pháp và ... [xem thêm]

Hành trình nhận thức của thai nhi bên trong bụng mẹ

(35)
Giai đoạn trong bụng mẹ thai nhi phát triển không chỉ về thể chất mà cả về trí não và các giác quan. Muốn biết rõ hơn, bạn hãy xem bài viết của Chúng tôi ... [xem thêm]

Muốn sớm có con, đừng ngại đi làm tinh dịch đồ

(35)
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng vô sinh là vấn đề của phụ nữ, nhưng thật ra có đến 20% trường hợp các cặp vô sinh là hoàn toàn do nam giới, và khoảng 40% ... [xem thêm]

7 lý do khiến phụ nữ không muốn quan hệ tình dục

(26)
“Chuyện chăn gối” không phải lúc nào cũng thuận lợi, thăng hoa như bạn hằng mong muốn và đôi khi bạn chợt nhận ra rằng đã rất lâu mình không còn hứng ... [xem thêm]

Những cách đơn giản phòng ngừa ung thư vú mà không phải ai cũng biết

(75)
Ung thư vú là loại ung thư hình thành trong tế bào vú. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Ở dạng tế bào ung thư, các mô bất thường sẽ gây ung thư vú ... [xem thêm]

[Thực đơn mỗi ngày] Ăn rau sống có tốt không?

(22)
Bạn có thể ăn rau sống kèm các món mặn, chế biến thành món salad trộn hay làm các món chay bắt mắt. Rau sống là món ăn không thể thiếu trong thực đơn mỗi ... [xem thêm]

Các lợi ích của biotin: Làm dày tóc, đẹp da và móng

(19)
Các lợi ích của biotin, hay còn gọi là vitamin B7, gồm duy trì quá trình trao đổi chất, duy trì chức năng hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và tim mạch.Biotin là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN