Thủy đậu và rubella không giống nhau như bạn nghĩ

(4.47) - 84 đánh giá

Thủy đậu và rubella là hai bệnh có triệu chứng tương tự nhau khiến mọi người rất dễ nhầm lẫn. Điểm khác nhau rõ rệt nhất trong triệu chứng hai bệnh chính là các nốt phát ban.

Khái niệm bệnh thủy đậu và rubella

Khái niệm bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do virus varicella zoster gây ra. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần.

Bệnh gây ra tình trạng phát ban trông giống như mụn nước, xuất hiện trên mặt và thân, sau lan ra khắp cơ thể. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thủy đậu có khả năng dẫn đến biến chứng.

Khái niệm bệnh rubella

Rubella là bệnh gây ra bởi virus rubella. Bệnh cũng có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn gây bệnh lưu trú trong đường mũi họng theo các dịch đường mũi, miệng phát tán ra không khí bên ngoài, khiến những người xung quanh vô tình hít phải và bị nhiễm bệnh.

Rubella khiến người bệnh phát ban, lúc đầu là ở mặt, sau lan xuống các phần khác của cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng giống cảm cúm.

Dấu hiệu của bệnh

Bệnh thủy đậu

Bệnh tiến triển thông qua các triệu chứng, biểu hiện khoảng 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus, bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Phát ban

Đốm ban nổi như mụn nước trên mặt và ngực đầu tiên, rồi dần lan ra khắp người.

Mụn nước khi vỡ ra sẽ hình thành vết loét, đóng mài. Người bị thủy đậu nên lưu ý chăm sóc da để tránh bị để lại sẹo sau này. Số lượng mụn nước thường ở khoảng 250 đến 500.

Một khi các mụn nước đã vỡ ra và đóng thành vảy khô, người bệnh không còn khả năng lây cho người khác nữa.

Bạn có thể tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh thủy đậu là gì? Khám phá cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi nhất

Bệnh rubella

Triệu chứng của rubella thường nhẹ, đôi khi khó nhận thấy:

  • Phát ban màu hồng hoặc đỏ từ trên mặt và lan xuống phần còn lại của cơ thể, đôi khi gây ngứa
  • Sốt nhẹ, thường dưới 38,3ºC
  • Sưng và đau hạch bạch huyết
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Chán ăn
  • Mắt bị viêm hoặc đỏ
  • Sưng khớp (chỉ thường gặp ở phụ nữ trẻ)

Nếu người bệnh sốt quá cao và bị đơ cứng cổ thì cần được đưa đến gặp bác sĩ.

Cách điều trị và chăm sóc người bị bệnh thủy đậu và rubella

Cả hai bệnh đều chưa có cách đặc trị. Đa phần người ta chú trọng vào việc chăm sóc người bệnh và chờ cho đến khi bệnh tự khỏi hoàn toàn.

Người bệnh thường nghỉ ngơi ở không gian riêng, hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan, đồng thời bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng.

Đối với người bị bệnh thủy đậu, cần lưu ý đến việc chăm sóc da khi các mụn nước bắt đầu lành lại để tránh sẹo. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc như acyclovir hoặc valacyclovir để chống lại virus và ngăn ngừa biến chứng.

Cách phòng ngừa bệnh ngoài việc tránh đến những nơi đông người (đặc biệt trong mùa dịch bệnh), tránh dùng chung, chia sẻ đồ ăn thức uống hoặc vật dụng cá nhân thì hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine. Vaccine dùng để tiêm ngừa rubella phổ biến là vaccine 3 trong 1 MMR, phòng được cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Đối với bệnh thủy đậu, cũng có vaccine thủy đậu riêng để phòng ngừa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cách chữa bệnh hắc lào tại nhà giúp bạn ngăn ngừa lây lan

(78)
Hắc lào thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Có nhiều cách chữa hắc lào khác nhau, trong đó, ... [xem thêm]

Chủ động lên kế hoạch hóa trị cho ung thư vú

(17)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Stevia – chất làm ngọt tự nhiên không chưa calo

(23)
Stevia là gì? Từ “stevia” thật ra được dùng để chỉ cây Stevia rebaudiana , một loại cây họ Cúc ở vùng Nam Mỹ. Chỉ có vài bộ phận của cây có vị ... [xem thêm]

Vitamin K có an toàn cho trẻ nhỏ không?

(87)
Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu của cơ thể. Thiếu loại vitamin này khiến máu không đông khi gặp một chấn thương nào đó là ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng xác sống (bệnh hoang tưởng ảo giác Cotard)?

(19)
Bệnh hoang tưởng ảo giác Cotard (còn được gọi với tên “hội chứng xác sống biết đi”) là hội chứng khiến người bệnh có cảm giác không còn nội tạng ... [xem thêm]

Giục sinh và những điều mà bạn nên biết

(87)
Hiện nay, giục sinh không còn là khái niệm quá xa lạ với nhiều người. Nếu bà bầu không thể chuyển dạ tự nhiên hoặc thai quá ngày dự sinh thì bác sĩ sẽ ... [xem thêm]

Mối nguy ở trẻ sơ sinh từ hội chứng hít nước ối phân su

(75)
Phân su là cặn bã tích tụ trong ruột bé sơ sinh do nuốt phải nước ối có chứa chất nhầy từ lông tơ, muối mật, nước và tế bào vảy. Hội chứng hít ... [xem thêm]

Uống tinh bột nghệ: 10 tác dụng thần kỳ rất đáng làm ngay!

(36)
Nếu bạn còn thắc mắc tại sao phải uống tinh bột nghệ thì 10 công dụng tinh bột nghệ Hello Bacsi giới thiệu sau đây sẽ khiến bạn muốn khám phá ngay tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN