Vitamin K có an toàn cho trẻ nhỏ không?

(4.32) - 87 đánh giá

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu của cơ thể. Thiếu loại vitamin này khiến máu không đông khi gặp một chấn thương nào đó là nguyên nhân hàng đầu có thể gây tử vong.

Vitamin K là khoáng chất thiết yếu nhằm giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường. Việc bố mẹ hiểu được tầm quan trọng của loại vitamin này để cung cấp đầy đủ cho con là điều không thể bỏ qua.

Tại sao trẻ em cần vitamin K?

Cơ thể của hầu hết trẻ sơ sinh đều có chứa một lượng vitamin K nhưng ở mức thấp. Mặc dù lượng vitamin này đã được cơ thể sử dụng ngay trong những ngày đầu tiên để ngăn cản tình trạng xuất huyết nhưng vẫn có một số ít trẻ sơ sinh (chiếm tỷ lệ 1/1000) vẫn mắc phải bệnh xuất huyết do thiếu vitamin K cho quá trình đông máu diễn ra tốt.

Thiếu loại vitamin này, cơ thể bé có thể bị bầm tím hoặc chảy máu một cách tự nhiên. Hiện tượng này có thể xảy ra trong 12 tuần đầu sau sinh. Máu có thể xảy ra từ mũi, miệng hoặc chảy máu từ gốc rốn. Thiếu vitamin K có 3 dạng là:

  • Vitamin K1: bé cơ thể bị xuất huyết trong 24 giờ đầu sau sinh;
  • Thiếu vitamin K2: chảy máu trong tuần đầu tiên sau sinh;
  • Thiếu vitamin K3: chảy máu khi con được 2−12 tuần tuổi.

Trường hợp thiếu vitamin K3 rất hiếm nhưng lại đáng lo ngại nhất vì tỷ lệ gây tử vong rất cao. Nếu bé bị thiếu vitamin K3, nhiều khả năng con sẽ bị chảy máu trong. Tình trạng này khó phát hiện và nguy hiểm vô cùng.

Trong hơn một nửa trường hợp khởi phát muộn, trẻ sơ sinh có xuất huyết não và tỷ lệ tử vong ở trẻ là 1%. Một số trẻ bị thiếu loại vitamin này không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, xuất huyết do thiếu loại vitamin này có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh giai đoạn bú sữa mẹ nếu:

  • Bé sinh non, trước 37 tuần mang thai;
  • Sản phụ sinh mổ để lấy thai;
  • Trẻ bị khó thở sau khi sinh ra;
  • Trẻ mắc phải các vấn đề về gan hay quá trình sinh nở không an toàn.

Trẻ sơ sinh giai đoạn bú sữa mẹ mang những đặc điểm kể trên dễ gặp tình trạng xuất huyết hơn những trẻ sơ sinh được uống sữa bột vì sữa bột được bổ sung vitamin K ở mức cao hơn so với sữa mẹ. Khẩu phần ăn gồm nhiều thực phẩm giàu vitamin K không tác động đến lượng vitamin này có trong sữa.

Vì vậy, các bé trong giai đoạn bú sữa mẹ cần được bảo vệ nhiều hơn từ việc bổ sung thêm loại vitamin này. Bé sẽ có được toàn bộ những lợi ích từ việc bú sữa mẹ cũng như được bảo vệ khỏi bệnh xuất huyết. Cho con bú ngay khi chào đời và khi trẻ đói sẽ giúp cơ thể tăng cường lượng vitamin K. Sữa non của mẹ chứa nhiều loại vitamin này hơn sữa mẹ tiết ra đợt sau và cho bé bú bất cứ khi nào con có nhu cầu sẽ giúp tối đa hóa lượng dinh dưỡng và vitamin K cơ thể bé hấp thụ.

Bố mẹ nên bổ sung vitamin K cho bé như thế nào?

Các bác sĩ khuyên nên bổ sung này cho bé bằng cách tiêm. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tình trạng xuất huyết. Tiêm vitamin K có thể gây đau cho bé và để lại vết bầm nhỏ nhưng chỉ mất vài giây là xong.

Nếu bạn quyết định bổ sung vitamin K cho con bằng đường uống thì cần đảm bảo rằng con bạn sẽ nhận được tất cả các liều. Các chuyên gia về y tế đã chỉ ra rằng, nếu bổ sung không đủ thì trẻ dễ mắc xuất huyết do thiếu vitamin K khởi phát muộn. Rất có thể những tuần đầu tiên bận rộn với công việc lần đầu làm cha mẹ khiến bạn quên đi liều lượng cho con dùng nên việc ghi chú để không quên là điều rất quan trọng.

Lượng vitamin K bé cần phụ thuộc vào việc bé đang bú bình hay bú sữa mẹ. Các bé sẽ cần:

  • 3 giọt vitamin K trực tiếp qua đường miệng nếu bé bú sữa mẹ. Trong tuần đầu tiên chào đời, bố mẹ cần bổ sung 2 giọt và 1 giọt còn lại khi con bạn được một tháng tuổi;
  • Nếu con bú bình, bạn có thể cho con uống trực tiếp hai liều trong tuần đầu tiên sau sinh. Tham khảo các bước tập cho trẻ bú bình thành công.

Vitamin K quả thực rất quan trọng trong việc giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường, tránh cho con mất máu quá nhiều nếu lỡ bị thương. Bố mẹ cần quan tâm, tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết về loại khoáng chất này để có thể bổ sung đầy đủ cho bé nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chọn phẫu thuật để điều trị đột quỵ – Liệu có tốt?

(63)
Hầu hết các cơn đột quỵ thường nhỏ và không gây ra phù não đáng kể. Tuy nhiên, một vài trường hợp đột quỵ gây ra phù não mức độ nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

9 lợi ích của dưa bở ruột xanh đối với sức khỏe

(64)
Ngày nay, không ít người bổ sung dưa bở ruột xanh vào chế độ ăn thường ngày với mục đích hấp thụ lượng dưỡng chất dồi dào từ loại trái cây này. ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ giúp vợ giảm đau cơ khi tập yoga

(26)
Có thể nói yoga là một bài tập luyện cho toàn bộ cơ thể. Bộ môn này có khả năng chữa lành cơ thể từ bên trong ra bên ngoài. Tuy nhiên, cũng như các hoạt ... [xem thêm]

4 lý do tại sao nước chanh không thực sự tốt như bạn nghĩ

(61)
Nghe nói nước chanh “rất tốt cho sức khỏe” nên bạn thay thế luôn nước lọc? Hãy cẩn thận vì uống nước chanh có thể không mang lại lợi ích thần kỳ ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chế độ ăn ít chất xơ

(60)
Chất xơ thường có trong rau củ quả và không bị tiêu hóa khi đi qua ruột non. Do đó, chế độ ăn ít chất xơ sẽ bao gồm những thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp ... [xem thêm]

Dùng mật ong trị mụn trứng cá thế nào cho hiệu quả?

(75)
Mật ong là loại nguyên liệu dưỡng da rất phổ biến vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Kể cả khi bị mụn trứng cá, bạn vẫn có thể dùng mật ... [xem thêm]

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40: 4 điều quan trọng để vẫn khỏe đẹp

(39)
Ở tuổi tứ tuần, phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi đáng kể về cả ngoại hình lẫn sức khỏe. Việc trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ nữ ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn kiêng đường hiệu quả

(55)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN