Mối nguy ở trẻ sơ sinh từ hội chứng hít nước ối phân su

(3.77) - 75 đánh giá

Phân su là cặn bã tích tụ trong ruột bé sơ sinh do nuốt phải nước ối có chứa chất nhầy từ lông tơ, muối mật, nước và tế bào vảy. Hội chứng hít nước ối phân su rất nguy hiểm cho bé nếu không điều trị kịp thời.

Phân su bình thường không gây nguy hiểm đến trẻ sơ sinh. Bạn có thể thấy phân trẻ sơ sinh có màu xanh lá cây, màu đen và có kết cấu dính. Khoảng 12 giờ sau sinh, nhờ bú sữa non của mẹ và hệ tiêu hóa trẻ bắt đầu hoạt động, phân su sẽ được tống ra khỏi ruột già. Liên quan đến phân su có rất nhiều hội chứng bệnh xảy ra, trong đó tiêu biểu nhất là hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su. Những tình trạng này có thể gây ngạt, khiến bé khó thở và gặp nhiều di chứng khác về sau.

Hội chứng hít nước ối phân su

1. Hội chứng hít nước ối phân su (MAS) là gì?

Đây là tình trạng bé hít phải hỗn hợp phân su và nước ối có trong phổi hay đường khí quản lúc mẹ chuyển dạ.

Trong hầu hết trường hợp, hội chứng hít nước ối phân su có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe cho trẻ sơ sinh như suy hô hấp, rối loạn trao đổi khí ở phổi. Nếu hội chứng này đặc biệt nghiêm trọng và trẻ không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng hít nước ối phân su

Hội chứng này có thể xuất hiện khi thai nhi gặp phải tình trạng căng thẳng hay một áp lực nào đó, nhất là lúc gần sinh. Căng thẳng xảy ra khi lượng oxy cung cấp cho bào thai suy giảm lúc mẹ chuyển dạ. Những nguyên nhân phổ biến của hội chứng này có thể kể đến:

  • Tình trạng vượt quá ngày dự sinh (thai nhi trên 40 tuần)
  • Sinh khó hay sinh lâu
  • Một số vấn đề sức khỏe sản phụ gặp phải trong lúc sinh như cao huyết áp hay tiêu chảy
  • Nhiễm trùng

Tuổi thai kéo dài hơn 40 tuần có thể dẫn đến tình trạng nhau thai lão hóa hay dân gian còn gọi là thai “già tuổi”. Nhau thai là cơ quan cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong dạ con. Khi nhau thai “lão hóa” do quá tuần, nó không thể cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Và lượng nước ối giảm càng kích thích phân su, chất nhầy tích tụ. Kết quả, hội chứng hít nước ối phân su phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh quá ngày dự sinh so với trẻ sinh non hoặc trẻ sinh đúng ngày đúng tháng.

3. Dấu hiệu của hội chứng hít nước ối phân su

Suy hô hấp là dấu hiệu điển hình của trẻ mắc phải hội chứng này. Trẻ sơ sinh có thể bị ngạt do đường khí thở bị phân su chèn ép gây tắc nghẽn. Trẻ sơ sinh còn gặp phải một số dấu hiệu sau:

  • Da ngả màu xanh, còn gọi là chứng xanh tím (cyanosis)
  • Trẻ hôn mê
  • Huyết áp thấp

4. Cách điều trị

Nếu được chẩn đoán mắc hội chứng hít nước ối phân su, bác sĩ sẽ phải ngay lập tức loại bỏ phân su ra khỏi đường hô hấp trên (khí quản) của trẻ. Sau khi mẹ sinh, bác sĩ sẽ nhanh chóng hút dịch nhầy ở mũi, miệng và cổ họng trẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một ống thông vào khí quản trẻ để hút phân su ra khỏi. Cứ như vậy cho đến khi phân su không còn trong phổi hay khí quản.

Nếu trẻ sơ sinh ngưng thở hoặc nhịp tim yếu, bác sĩ sẽ sử dụng túi và mặt nạ oxy để bé hít thở. Điều này giúp cung cấp oxy cho trẻ và bơm oxy vào phổi.

Sau quá trình cấp cứu kịp thời này, trẻ sẽ được chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Một số biện pháp điều trị khác bao gồm:

  • Dùng kháng sinh để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng
  • Máy thở oxy cho bé
  • Thiết bị oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO) nếu trẻ bị cao huyết áp, phổi ngưng hoạt động
  • Thiết bị sưởi cho bé

5. Phòng ngừa hội chứng hít nước ối ra sao?

Chẩn đoán sớm là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa hội chứng này. Siêu âm, theo dõi thai nhi trước khi sinh có thể giúp xác định trẻ có gặp phải tình trạng căng thẳng hay vấn đề gì không. Từ đó, bác sĩ có thể tiến hành các bước để loại bỏ yếu tố nguy cơ như thiếu oxy cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ hoặc chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu khi trẻ chào đời có các dấu hiệu của hội chứng hít nước ối phân su này.

Hội chứng tắc ruột phân su

1. Hội chứng tắc ruột phân su là gì?

Hội chứng này thường xảy ra trong khoảng 15 ngày đầu sau khi trẻ chào đời. Thông thường, trẻ sẽ đi ngoài ra phân su trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh. Nếu chậm hơn, chứng tỏ đường ruột trẻ gặp vấn đề.

Hội chứng tắc ruột phân su là sự tắc nghẽn lưu thông dịch và chất thải (phân su) trong đường ruột trẻ sơ sinh dẫn tới các biểu hiện như bí đại tiện, ọc sữa, nôn dịch vàng xanh…

2. Nguyên nhân tắc ruột phân su

Nguyên nhân gây hội chứng này có thể kể đến:

  • Phân su đặc quánh lấp đầy lòng ruột gây tắc trực tràng
  • Dị tật hậu môn trực tràng
  • Không có lỗ hậu môn
  • Teo trực tràng, hẹp hậu môn trực tràng.

3. Biến chứng của hội chứng tắc ruột

Khoảng 50% các ca mắc phải hội chứng tắc ruột phân su có kèm các vấn đề như tình trạng xoắn ruột (Malrotation – sự xoay bất thường của ruột lúc hình thành hệ tiêu hóa bào thai), thủng ruột, đi cầu máu…

Trẻ sơ sinh bị tắc ruột phân su cũng có nguy cơ cao bị chứng ứ mật trong gan.

4. Triệu chứng hội chứng tắc ruột phân su

  • Chậm đào thải phân su sau 12 – 24 giờ sau sinh, bí đại tiện
  • Bé ói ra dịch ruột (có màu như phân)
  • Bụng căng cứng

5. Điều trị hội chứng phân su

Bác sĩ sẽ quyết định biện pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của trẻ. Dưới đây là một số cách thông thường nhất:

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ chụp X-quang hình ảnh đường ruột
  • Thụt tháo đại tràng nếu chẩn đoán chắc chắn và trẻ chưa gặp biến chứng
  • Phẫu thuật nếu biện pháp trên thất bại và trẻ gặp phải các biến chứng như xoắn ruột, thủng ruột…

Hậu phẫu thuật trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt để mau chóng hồi phục. Bé cần được cung cấp đủ nước, chất điện giải, kháng sinh và thậm chí nhịn bú sữa.

Trên đây là 2 hội chứng điển hình có liên quan đến phân su mà bạn cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong hành trình vượt cạn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng khám phá “mặt tối” của món sinh tố rau và trái cây

(19)
Từ lâu, sinh tố rau và trái cây đã được biết đến với vô vàn lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thức uống “xanh” này vẫn có nguy ... [xem thêm]

Mách bạn các cách tẩy giun an toàn

(36)
Tẩy giun, hay còn gọi là sổ lãi, là quá trình loại bỏ ký sinh trùng đường ruột như giun. Cách tiếp xúc với ký sinh trùng phổ biến nhất là do ăn các loại ... [xem thêm]

4 thứ không nên đặt gần vùng kín

(58)
Âm đạo phụ nữ là một khu vực bí hiểm và tuyệt vời. Âm đạo có thể co giãn vừa cho em bé ra đời, và có thể tự chữa lành những vấn đề của riêng ... [xem thêm]

Lutein và zeaxanthin: Những sự thật ít người biết

(73)
Lutein và zeaxanthin là những carotenoid có nhiều ở các loại rau củ quả và trái cây. Đối với sức khỏe tổng thể, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo ... [xem thêm]

8 lợi ích khiến trứng cá tầm trở thành món ăn hoàng gia

(54)
Trứng cá tầm không chỉ có tác dụng trẻ hóa làn da mà còn giúp hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như trầm cảm, đau nửa đầu, đau tim, yếu sinh lý… ... [xem thêm]

3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(89)
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm người tiểu đường nên tránh xa

(43)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Cholesterol trong chế độ dinh dưỡng của bé

(96)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN