Thuốc tránh thai có làm chị em giảm ham muốn?

(3.99) - 30 đánh giá

Bạn không muốn có con trong vài tháng tới nên đã sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, sau đó lại cảm thấy giảm ham muốn trong chuyện “giường chiếu” và bạn băn khoăn không biết liệu có phải là do tác động của thuốc tránh thai hay không. Bạn có thể tìm câu trả lời xác đáng trong bài viết này.

Có thực sự giảm ham muốn là do thuốc tránh thai?

Các nhà nghiên cứu đã quan sát hơn 8.400 phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong 33 năm và ghi nhận có 22% số người cảm thấy tăng ham muốn, 15% thì cảm thấy ngược lại, giảm ham muốn hơn trước và 63% thì không hề nhận thấy có sự thay đổi nào.

Đối với hầu hết phụ nữ, thuốc tránh thai hầu như không ảnh hưởng gì đến ham muốn. Nhưng nếu bạn cảm thấy ham muốn của bạn thực sự giảm một cách rõ rệt sau khi sử dụng thuốc, bạn nên theo dõi sự thay đổi đó để có cách xử trí thích hợp.

Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến ham muốn tình dục ở người nữ. Nếu bạn chỉ “kết tội” cho thuốc tránh thai thì có vẻ “bất công” cho nó. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến bao gồm tình trạng sức khoẻ, tuổi tác, cảm giác với đối phương, hoặc bạn đã uống rượu bia, bị stress. Thuốc tránh thai được làm từ estrogen và progesterone, hai loại hormone sinh dục ở nữ. Nồng độ hai chất này thay đổi tuỳ thuộc và từng loại thuốc. Phản ứng của cơ thể trong quá trình tránh thai lại phụ thuộc vào các phản ứng sinh hoá cơ thể (cơ địa của bạn) và nồng độ các chất này trong viên thuốc. Hơn nữa, thuốc tránh thai nhằm ngăn chặn sự rụng trứng, nên bạn sẽ ít cảm thấy ham muốn trong thời gian sử dụng thuốc.

Bạn nên làm gì nếu nhận thấy giảm ham muốn?

Bạn cần thăm khám bác sĩ hoặc các bệnh viện có chuyên khoa phụ khoa (hoặc phụ sản) để kiểm tra toàn diện các yếu tố tác động tới cơ thể. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có nên tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai hay sẽ chuyển qua phương pháp tránh thai khác.

Ngoài ra, trước khi khám, bạn cũng có thể tự rà soát lại các nguyên nhân khác có thể có ảnh hưởng lên nhu cầu của bạn thân như cảm giác với đối phương, chế độ ăn, giờ giấc nghỉ ngơi, stress. Nếu thực sự bạn có gặp bất cứ vấn đề nào kể trên, bạn chỉ cần thay đổi chúng và sẽ nhanh chóng có lại những cảm giác trước đây ngay thôi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm bánh trung thu thơm ngon và bổ dưỡng

(65)
Nếu biết cách làm bánh trung thu, bạn có thể an tâm vì các thành phần nguyên liệu tốt cho sức khỏe lại không chứa chất bảo quản. Đặc biệt, bạn còn có ... [xem thêm]

5 hiểu lầm về việc an toàn và không an toàn khi cho con bú

(97)
Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn sẽ muốn biết những bí quyết an toàn khi cho con bú để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Chúng tôi sẽ bật mí cho ... [xem thêm]

Trầm cảm ở sinh viên đại học: Chớ nên xem thường!

(29)
Bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng với những người thường xuyên gặp áp lực. Và căn bệnh trầm cảm ở sinh viên đại học đang ngày càng tệ hơn.Thiếu ngủ, ... [xem thêm]

5 cách tránh cho bé ăn vặt quá nhiều

(90)
Dù cho những bà mẹ vẫn thường hay căn dặn: “Con không được ăn trước bữa tối vì nó sẽ làm hư răng đấy!” thì nhiều bậc cha mẹ thỉnh thoảng vẫn ... [xem thêm]

Cách dùng dây tập gym giúp bạn nâng cao hiệu quả

(56)
Dây tập gym là trợ thủ đắc lực trong phòng tập giúp bạn có thể nâng cao hiệu quả của các bài tập mình thường thực hiện. Nếu bạn muốn vòng ba thêm ... [xem thêm]

7 việc bạn cần làm nếu bị đau cơ do sai tư thế

(71)
Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn 7 lời khuyên nếu bạn bị đau cơ do sai tư thế. Chúng sẽ giúp bạn duy trì được tư thế đúng và khỏe mạnh hơn. Những bí ... [xem thêm]

Tại sao bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi thường bị chẩn đoán sai và khó điều trị?

(70)
Hen suyễn ở người trưởng thành là hiện tượng hen suyễn khởi phát sau 20 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

12 sai lầm có thể khiến bạn thất bại ngay từ cuộc hẹn hò đầu tiên

(73)
Cuộc hẹn hò đầu tiên thành công hay thất bại không chỉ do ngoại hình mà còn phụ thuộc vào tính cách và lối ứng xử của bạn nữa. Liệu có sai lầm nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN