Nấm móng

(4.16) - 44 đánh giá

Định nghĩa

Nấm móng là bệnh gì?

Nấm móng là tình trạng mà móng tay hoặc móng chân xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng. Đây là bệnh nhiễm trùng do nấm rất phổ biến. Điều trị nấm móng không khó nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận, bệnh sẽ tái phát.

Những ai thường mắc phải nấm móng?

Tất cả mọi người đều có khả năng bị nấm móng, đặc biệt là ở những người đang bị tiểu đường. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm móng là gì?

Các triệu chứng của nấm móng bao gồm:

  • Móng chuyển sang màu vàng, nâu hoặc trắng;
  • Móng dày hơn và thay đổi hình dạng;
  • Móng dễ gãy và dễ bong kèm theo nứt mẻ;
  • Tích tụ nấm và chất bẩn dưới móng gây ra mùi hôi;
  • Móng bị tách khỏi ngón chân hoặc ngón tay và hiếm khi xảy ra đau đớn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu tình trạng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu bạn bị bệnh tiểu đường và cho rằng bạn đang bị nấm móng tay. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nấm móng là gì?

Nguyên nhân thông thường nhất là do một loại nấm tên dermatophytes. Bệnh nhân thường mắc và lây truyền bệnh ở những nơi như hồ bơi, phòng thay đồ công cộng, nơi mà họ đi bằng chân trần. Những nơi này có điều kiện ấm và ẩm là nơi tốt nhất cho nấm phát triển.

Nhiễm trùng do nấm có thể lan truyền trong gia đình bằng việc dùng chung khăn tắm, giày dép và tất. Ngoài ra, những chấn thương ở móng cũng sẽ khiến móng dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nấm móng?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển nấm móng tay bao gồm:

  • Người lớn tuổi, do giảm lưu lượng máu, có nhiều năm tiếp xúc với nấm và móng phát triển chậm hơn.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Là nam giới, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử bị nhiễm nấm móng tay.
  • Làm việc trong một môi trường ẩm ướt hoặc làm công việc mà tay bạn thường bị ướt, như pha chế rượu hoặc dọn dẹp phòng.
  • Đeo vớ và giày quá chật hoặc hoặc ướt.
  • Sống chung với người từng bị nấm móng tay.
  • Đi chân đất trong khu vực ẩm ướt, như hồ bơi, phòng tập thể dục và phòng tắm.
  • Bị nấm chân.
  • Da hoặc móng tay bị vết thương nhỏ, hoặc có bệnh về da như bệnh vẩy nến.
  • Bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn, hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc hội chứng Down ở trẻ em.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nấm móng?

Thuốc trị nấm dạng uống như terbinafine, dùng trong 3 tháng cho nấm móng chân và 6 tuần cho nấm móng tay là phương pháp điều trị thông thường. Một số người không thể dùng các loại thuốc này do các vấn đề về thuốc và tình trạng sức khỏe khác có thể dùng thuốc trị nấm để bôi trực tiếp lên vùng móng nhiễm trùng. Bác sĩ cũng sẽ dùng phương pháp điều trị bằng laser để loại bỏ nấm hoặc bạn có thể phải loại bỏ móng bị nhiễm nấm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nấm móng?

Bác sĩ chẩn đoán bạn có bị nhiễm nấm móng dựa vào các triệu chứng của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra móng bằng cách lấy một mẫu móng và gởi đến các phòng xét nghiệm để xác định chẩn đoán.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nấm móng?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nấm móng:

  • Làm theo chỉ dẫn dùng thuốc trị nấm.
  • Báo bác sĩ các bệnh khác bạn mắc phải cũng như các loại thuốc đang dùng.
  • Mang giày vừa vặn và thoáng khí.
  • Mang vớ sạch và hút ẩm. Giặt sạch vớ, khăn tắm và thảm chùi chân.
  • Rửa sạch và kiểm tra chân mỗi ngày. Giữ chân khô ráo. Báo cáo dấu hiệu nhiễm trùng (sưng tấy, chảy mủ) cho bác sĩ.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu ngón tay hoặc ngón chân nứt nẻ quanh móng hoặc trở nên đỏ và nhạy cảm.
  • Tránh đi chân trần ở những nơi công cộng, đặc biệt là phòng tập thể hình, nhà tắm và phòng thay đồ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị rốn

(36)
Thoát vị rốn ở trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tình trạng phổ biến, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Vậy bệnh thoát vị rốn là ... [xem thêm]

Nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm histoplasma)

(68)
Định nghĩaNhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma) là bệnh gì?Nhiễm nấm Histoplasma (hay còn gọi là vi nấm Histoplasma) là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một ... [xem thêm]

Phình động mạch đùi

(97)
Tìm hiểu chungPhình động mạch đùi là gì?Động mạch đùi nằm ở háng. Chứng phình động mạch có thể xảy ra ở vị trí này. Phình động mạch đùi là thành ... [xem thêm]

Vảy cá

(33)
Tìm hiểu chungBệnh vảy cá là gì?Bệnh vảy cá hay còn gọi bệnh da vảy cá, là một tình trạng da di truyền hoặc mắc phải khi da không loại bỏ được các tế ... [xem thêm]

Lao kê

(27)
Tìm hiểu chungLao kê là bệnh gì?Hình ảnh lao kêBệnh lao kê là một dạng bệnh lao đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ với kích thước 1–5mm lan khắp cơ thể. ... [xem thêm]

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter)

(37)
Tìm hiểu chungViêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh gì?Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) ... [xem thêm]

Xơ cứng củ

(43)
Định nghĩaXơ cứng củ là bệnh gì?Bệnh xơ xứng củ là tình trạng các khối u nhỏ phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như da, thận, não, ... [xem thêm]

U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(59)
Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN