Tự tin giao tiếp dù mắc bệnh vẩy nến

(4.3) - 56 đánh giá

Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào nên được lưu ý? Dưới đây là những câu trả lời cho một vài câu hỏi mà các bà mẹ mang thai hay thắc mắc.

Liệu tình trạng vẩy nến có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Không có bằng chứng nào cho thấy vẩy nến sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở. Tuy vậy, bạn cần lên kế hoạch từ trước. Một vài phương pháp điều trị bệnh vẩy nến không nên áp dụng trong thời kỳ mang thai và bạn cần chờ một thời gian sau khi quá trình điều trị chấm dứt thì mới tính đến chuyện mang thai. Tốt nhất, bạn nên liên hệ với bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Liệu những tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị vẩy nến có gây ảnh hưởng đến trẻ?

Có một vài loại thuốc không được khuyến nghị sử dụng trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Do vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ nếu bạn đã có thai ngoài ý muốn hay đang dự định có thai. Bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.

Một vài loại thuốc có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn vẫn sử dụng những loại thuốc này ở thời điểm thụ thai. Đó là lý do tại sao bạn cần có một khoảng thời gian không dùng thuốc để chắc chắn rằng cơ thể hoàn toàn “sạch sẽ” để trẻ có thể ra đời khỏe mạnh. Đây là điều lưu ý quan trọng để bạn có được một thai kỳ suôn sẻ.

Tuy vậy, bạn vẫn cần cẩn thận trong thời kỳ mang thai để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Một vài phương pháp điều trị cần ngưng lại trước khi có thai để tránh những vấn đề về sinh sản và hiếm muộn. Chẳng hạn, nên hạn chế áp dụng phương pháp PUVA (kết hợp giữa psoralens – một loại thuốc có tính cản quang và tia cực tím A) do có thể gây hại cho thai nhi.

Nếu bạn vẫn không thể thụ thai sau khi đã cố gắng trong thời gian dài, hãy thảo luận thẳng thắn với chồng do có thể có những vấn đề không liên quan khác từ cả hai phía cần được nghiên cứu kỹ hơn.

Tình trạng vẩy nến diễn tiến như thế nào sau khi mang thai?

Hãy thông báo cho bác sĩ khoa sản được biết về tình trạng vẩy nến hoặc viêm khớp vẩy nến của bạn. Nhiều phụ nữ cho hay họ bị nổi vẩy sau khi sinh. Cần thảo luận với bác sĩ khoa sản nếu bạn đang bị vẩy nến ở vùng sinh dục nhưng vẫn dự định muốn đẻ thường. Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ đẻ con nhẹ cân ở những phụ nữ bị vẩy nến dạng nặng là cao hơn những người không bị bệnh vẩy nến. Ngược lại, những phụ nữ bị vẩy nến dạng nhẹ không đối mặt với nguy cơ này.

Loại thuốc nào có thể sử dụng trong thời gian mang thai?

Có thể dễ dàng nhận thấy mối bận tâm chính nằm ở việc áp dụng phương pháp điều trị nào để kiểm soát vẩy nến trong giai đoạn thai kỳ. Nếu bạn đang có thai hoặc dự định có trong thời gian gần thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem phương pháp bạn đang áp dụng có an toàn cho bạn và thai nhi hay không. Nếu có thể, tránh sử dụng mọi loại thuốc trong giai đoạn thai kỳ, bao gồm những loại thuốc không theo toa nhưng có thể dùng một vài dạng điều trị khi cần thiết. Ngoài ra, bạn phải luôn đọc kỹ để xem loại thuốc đó hay liệu pháp này có phù hợp cho bạn trong giai đoạn thai kỳ hay không. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy không chắc chắn.

Các liệu pháp bổ sung có an toàn trong giai đoạn thai kỳ hay không?

Tất cả các phương pháp điều trị nên được xem xét dựa trên liệu pháp chuẩn trong suốt giai đoạn thai kỳ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn còn cảm thấy mơ hồ, chưa hiểu rõ ràng.

Sinh mổ có ảnh hưởng đến tình trạng vẩy nến hay không?

Khả năng là có. Vùng da ở khu vực phẫu thuật bị tổn thương sẽ cần được hồi phục. Điều này có thể gây ra hiện tượng Koebner – là hiện tượng vẩy nến nổi tại những chỗ bị tổn thương.

Bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không?

Nếu hai đầu vú trở nên đau nhức ở giai đoạn đầu khi cho bú và bạn bị nổi vẩy ở đó hoặc khu vực chung quanh thì cứ an tâm bởi điều đó sẽ không ảnh hưởng đến trẻ. Tuy vậy, đôi khi bạn đau nhức quá nhiều và dễ dàng bỏ cuộc. Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên lên đầu vú và khu vực xung quanh để giúp da bớt khó chịu. Để tránh những khó chịu và bất tiện khi cho con bú, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn tư thế phù hợp nhất cho bạn. Bạn có thể phải thử một vài sản phẩm dưỡng ẩm trước khi tìm ra loại nào phù hợp nhất cho con bạn.

Sử dụng các loại dược phẩm sinh học có an toàn khi cho con bú?

Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ dữ kiện để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu và cân nhắc những nguy cơ và lợi ích với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Còn có những loại thuốc nào khác gây hại khi nuôi con bằng sữa mẹ hay không?

Sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bạn cần nắm những điều dưới đây nếu quyết định cho con bú. Các loại thuốc bôi không nên thoa lên đầu vú để tránh trường hợp trẻ nuốt phải những hóa chất có hại. Nếu bạn chữa trị những vùng da lớn thì có khả năng rằng một vài loại thuốc có thể thẩm thấu vào máu và tồn tại trong sữa mẹ. Nếu được, nên tránh sử dụng các loại thuốc uống và thuốc tiêm dùng để điều trị toàn thân trong quá trình cho con bú do chất thuốc có thể được hấp thụ vào dòng sữa rồi truyền sang cho trẻ. Nếu bạn đang cân nhắc nuôi con bằng sữa mẹ, tốt nhất nên thảo luận mọi phương án với bác sĩ trước khi tiến hành phương pháp điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn dưa leo giảm cân, thật không?

(32)
Nếu là một tín đồ làm đẹp thì hẳn dưa leo sẽ xuất hiện không ít trong thực đơn ăn uống và công thức làm đẹp của bạn. Thế nhưng, câu chuyện ăn dưa ... [xem thêm]

6 hậu quả của thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic

(78)
Do hầu hết các trường hợp thiếu vitamin B12 hoặc axit folic có thể dễ dàng điều trị hiệu quả, nên biến chứng thường rất hiếm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Mang thai tuổi vị thành niên trẻ có thể gặp nhiều nguy cơ

(74)
Mang thai tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe mà còn làm mất đi tiềm năng, rút ngắn cơ hội học hành và hạn chế sự lựa ... [xem thêm]

5 dấu hiệu bạn bị thiếu chất xơ

(20)
Chất xơ rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng bạn có thể chưa cung cấp đủ cho cơ thể. Vậy đâu là dấu hiệu thiếu chất xơ bạn nên chú ... [xem thêm]

Ngứa núm vú: Dấu hiệu bạn không nên xem thường

(100)
Bạn có thể thấy ngứa núm vú hay ngứa tuyến vú trong thai kỳ, ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú hay khi bị dị ứng da. Thế nhưng, đôi khi cơn ngứa khó chịu ... [xem thêm]

15 bước cải thiện sức khỏe phụ nữ

(34)
Như bạn đã biết, phụ nữ và đàn ông về mặt sinh học rất khác nhau. Phụ nữ thường được gọi là “phái đẹp”, “phái yếu” vì thường có khung xương ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị gàu ở trẻ em

(73)
Không chỉ người lớn mới bị phiền toái bởi gàu mà trẻ nhỏ cũng bị nếu mẹ không chăm sóc trẻ cẩn thận. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và ... [xem thêm]

Cách trị mụn cám ở mũi đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

(19)
Mụn cám cứng đầu khó trị mà còn thường xuyên nổi ở mũi khiến bạn khó chịu, tự ti. Tuy nhiên, chỉ với những cách trị mụn cám ở mũi đơn giản ngay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN