Đối phó với thực trạng stress ở giới trẻ

(3.5) - 99 đánh giá

Tìm hiểu chung

Căng thẳng thần kinh là tình trạng gì?

Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi bạn căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc bạn gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn (phản ứng chống căng thẳng).

Căng thẳng tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt, giúp chúng ta tập trung, đáp ứng các tình huống khó khăn, đây là phản ứng cần thiết trong cuộc sống. Căng thẳng tích cực buộc mỗi người phải hành động để có nhận thức và quan điểm mới thú vị hơn.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác động xấu. Căng thẳng có liên quan đến đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Nếu bạn đã mắc bệnh, căng thẳng có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn. Bạn cũng thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc và học tập.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng căng thẳng thần kinh là gì?

Stress có thể ảnh hưởng đến chúng ta về thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, đau ngực và buồn nôn;
  • Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất hài hước;
  • Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính;
  • Hành vi: hối hả, bồn chồn, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh?

Nguyên nhân gây ra căng thẳng gồm hai yếu tố: bên ngoài và bên trong.

  • Yếu tố bên ngoài: bao gồm các sự kiện lớn trong cuộc sống như mất việc, mất mát người thân hoặc do các môi trường sống như ánh sáng hoặc tiếng ồn quá mức;
  • Yếu tố bên trong: xảy ra trong cơ thể, do chính bản thân tự tạo áp lực vào cuộc sống, ví dụ như có những kỳ vọng không thực tế, tiêu cực với bản thân hoặc sử dụng quá mức caffeine hay rượu và thiếu ngủ liên tục.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng căng thẳng thần kinh?

Stress là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng tới mọi người bất kể độ tuổi, giới tính, chủng tộc. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng căng thẳng thần kinh?

Mức độ căng thẳng trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người. Ngoài ra, mong đợi từ bản thân hay xã hội, sự hỗ trợ từ người khác và những thay đổi về sức khỏe hay điều kiện sống cũng là những yếu tố gây stress.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căng thẳng. Những người có mối quan hệ xã hội rộng rãi (bao gồm gia đình, bạn bè, các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm xã hội) thường ít căng thẳng và có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với những người khác. Những người không ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc hoặc có thể chất không tốt cũng không thể kiểm soát áp lực và căng thẳng với mức độ cao trong cuộc sống hàng ngày. Một số yếu tố gây stress thường liên quan đến các nhóm tuổi nhất định hoặc các giai đoạn phát triển. Trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên, bố mẹ và người già là những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng do thay đổi trong cuộc sống.

Những người đang chăm sóc cho người thân lớn tuổi hoặc ốm yếu cũng có thể gặp rất nhiều căng thẳng. Nếu trong gia đình có một thành viên thường xuyên căng thẳng, thì mức độ căng thẳng của những người còn lại sẽ tăng lên.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng căng thẳng thần kinh?

Các bác sĩ sẽ loại trừ bất kỳ các nguyên nhân bệnh về thể chất hoặc tinh thần gây ra các triệu chứng. Bác sĩ cũng xem xét bệnh sử và hoàn cảnh của bạn, bao gồm bất kỳ yếu tố gây stress nào có thể xuất hiện trong cuộc sống và cố gắng xác định mức độ căng thẳng và khả năng bạn đối phó với căng thẳng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị căng thẳng thần kinh?

Để điều trị giảm stress, bạn cần kết hợp thay đổi lối sống, tư vấn bác sĩ, thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Các thuốc điều trị căng thẳng sẽ tùy thuộc vào loại triệu chứng bạn đang trải qua và mức độ nghiêm trọng của chúng. Việc điều trị có thể dao động từ chữa trị triệu chứng đơn giản đến chăm sóc và kiểm tra tình hình sức khỏe khi nhập viện.

Khi đã loại trừ các nguyên nhân bệnh gây ra các triệu chứng và xác định các yếu tố liên quan đến stress, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp giảm căng thẳng phụ thuộc vào tính cách và lối sống, bao gồm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng căng thẳng thần kinh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Biện pháp phòng tránh tai nạn mùa hè cho con của bạn

(61)
Trẻ em có thể gặp tai nạn ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ gặp tai nạn trong mùa hè sẽ tăng cao hơn các thời điểm khác vì ... [xem thêm]

6 nguyên nhân khó ngờ gây viêm gân gót chân

(31)
Bệnh viêm gân gót chân (viêm gân Achilles) thuộc các chứng đau bàn chân là tình trạng xảy ra khi gân gót chân của bạn bị tổn thương do phải làm việc quá ... [xem thêm]

Bí quyết nhận biết khi nào phụ nữ ham muốn “chuyện ấy”

(87)
Phụ nữ sẽ có những hành động, dấu hiệu riêng để báo động cho phái mạnh biết họ đang rất muốn “yêu”. Một chút nhạy cảm, tinh tế, để ý đến ... [xem thêm]

Dấu hiệu của chứng rối loạn tăng trưởng ở trẻ và cách chữa trị

(98)
Một vài trẻ phát triển chậm hơn hoặc nhanh hơn những trẻ khác do di truyền hoặc do được sống trong môi trường khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ được chẩn ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi sổ tiêm chủng của con bị mất?

(79)
Vì một lý do, bạn chẳng may làm mất sổ tiêm chủng của con và đang hoang mang không biết phải làm sao. Hãy cùng Chúng tôi tìm ra các biện pháp thích hợp để ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn cải thiện tâm trạng ngày đầu tuần

(86)
Bạn cảm thấy “sợ hãi” ngày thứ Hai? Hãy thử vài thay đổi nhỏ để cải thiện tâm trạng ngày đầu tuần giúp bạn luôn tràn đầy sức sống nhé!Những ... [xem thêm]

Bạn có dùng thuốc nhỏ tai đúng cách?

(98)
Thuốc nhỏ tai có thể được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng tai hoặc để loại bỏ ráy tai. Thuốc nhỏ tai có thể được mua không cần toa ... [xem thêm]

4 câu hỏi giúp bạn tìm ra huấn luyện viên “trong mơ”

(73)
Châu Á là mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn tìm kiếm cơ hội trong ngành thể dục thể hình. Lối sống thoải mái, phòng tập giá cả phải chăng cùng với các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN