Hậu bối (Carbuncle)

(4.43) - 67 đánh giá

Mới đây, Bệnh việt Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, liên tiếp tiếp nhận những ca mắc bệnh hậu bối. Những bệnh nhân này đều có bệnh lý nền (đái tháo đường), vùng tổn thương nằm ở gáy, lưng, đau và viêm tấy đỏ, đau. Sau đó các tổn thương vỡ mủ, rồi thành nhiều nốt nhỏ trông giống tổ ong hoặc gương sen, vô cùng đau nhức.

Tìm hiểu chung

Bệnh hậu bối (carbuncle) là gì?

Hậu bối (carbuncle) là một nhiễm trùng da có thể chứa đầy mủ. Nhiễm trùng thường xảy ra sâu trong da và liên quan đến các nang tóc. Nó còn được gọi là nhiễm trùng da staph.

Hậu bối chùm là tên được đặt cho tình trạng có nhiều hậu bối. Tình trạng này có thể gây sẹo da vĩnh viễn. Nó có thể dễ dàng lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể và những người khác.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng hậu bối (carbuncle) là gì?

Các triệu chứng rõ ràng nhất của hậu bối là một khối u đỏ, kích ứng dưới da. Chạm vào nó có thể gây đau đớn. Hậu bối có thể có kích thước bằng hạt đậu lăng đến kích thước của một loại nấm cỡ trung bình. Khối u chứa đầy mủ. Các khu vực lân cận cũng có thể bị sưng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ngứa trước khi cục u xuất hiện
  • Đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Da bị bong tróc hoặc rỉ mủ

Mủ thường xuất hiện trong vòng một ngày hình thành hậu bối.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn thường có thể tự điều trị khi có một hậu bối nhỏ. Nhưng hãy gặp bác sĩ nếu bạn có nhiều hơn một hậu bối (carbuncle) tại một thời điểm hoặc nếu hậu bối (carbuncle):

  • Mọc trên mặt
  • Xấu đi nhanh chóng hoặc cực kỳ đau đớn
  • Là nguyên nhân gây sốt
  • Đường kính hơn 5cm
  • Không chữa lành trong hai tuần
  • Tái phát

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nhân gây ra bệnh hậu bối là gì?

Hậu bối (carbuncle) thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Vi khuẩn này còn được gọi là “staph”. Da chết và da bị tổn thương giúp vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến một số hậu bối (carbuncle) chứa đầy dịch và mủ có chứa mô chết.

Các bộ phận ẩm ướt của cơ thể đặc biệt dễ mắc nhiễm trùng vì vi khuẩn phát triển mạnh ở những khu vực này. Đặc biệt trong trường hợp ở:

  • Mũi
  • Miệng
  • Họng
  • Đùi
  • Nách

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hậu bối là gì?

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với hậu bối (carbuncle) như:

  • Vệ sinh kém
  • Bệnh tiểu đường
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Viêm da
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Cạo râu và các hoạt động khác làm tổn thương da

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hậu bối (carbuncle)?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán hậu bối bằng cách quan sát da. Cũng có thể lấy mẫu mủ để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Điều quan trọng là bác sĩ phải theo dõi xem bạn đã có hậu bối bao lâu. Cho bác sĩ biết nếu nó kéo dài hơn hai tuần. Bạn cũng nên đề cập nếu đã có các triệu chứng tương tự trước đây.

Nếu bạn tiếp tục phát triển hậu bối, nó có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Những phương pháp dùng để điều trị hậu bối là gì?

Các phương pháp điều trị y tế sau đây có thể được sử dụng để điều trị hậu bối (carbuncle):

  • Thuốc kháng sinh dùng dạng uống hoặc bôi trên da.
  • Thuốc giảm đau. Thông thường, bạn sử dụng loại thuốc không cần toa là đủ.
  • Xà phòng kháng khuẩn để vệ sinh hàng ngày.
  • Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị một số hậu bối sâu hoặc lớn. Hậu bối có thể được tháo mủ bằng dao hoặc kim.

Bạn không bao giờ nên tự mình tháo mủ vì có nguy cơ lây lan bệnh. Bạn cũng có thể làm lây nhiễm máu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hậu bối (carbuncle)?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hậu bối (carbuncle):

  • Đắp một miếng vải sạch, ấm, ẩm lên hậu bối vài lần mỗi ngày. Để yên trong vòng 15 phút. Cách này sẽ giúp dịch thoát nhanh hơn.
  • Giữ cho da sạch bằng xà bông kháng khuẩn.
  • Thay băng thường xuyên nếu bạn đã phẫu thuật.
  • Rửa tay sau khi chạm vào hậu bối.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mề đay lạnh

(12)
Tìm hiểu chungMề đay lạnh là bệnh gì?Mề đay lạnh là tình trạng da phản ứng với không khí lạnh. Biểu hiện của bệnh là da sẽ nổi những mảng mề đay ... [xem thêm]

Khối u đốt sống

(14)
Tìm hiểu chungKhối u đốt sống là gì?Khối u đốt sống là những khối u phát triển trong ống đốt sống của cột sống. Khi các khối u phát triển, chúng có ... [xem thêm]

Xét nghiệm sùi mào gà

(84)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm sùi mào gàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Bộ phận sinh dục ở nam hoặc nữ, mẫu máu/dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm sùi mào ... [xem thêm]

Hội chứng kém hấp thu

(76)
Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thuHội chứng kém hấp thu là gì?Khi bạn ăn những thực phẩm lành mạnh, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin ... [xem thêm]

Chốc lở

(20)
Nếu con bạn có các vết loét đỏ, đặc biệt là ở quanh mũi và miệng, trẻ có thể bị chốc lở. Đây là một tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra và ... [xem thêm]

Đa xơ cứng tumefactive

(55)
Tìm hiểu chungBệnh đa xơ cứng tumefactive là gì?Bệnh đa xơ cứng tumefactive là một dạng hiếm của bệnh đa xơ cứng (MS). Đa xơ cứng là bệnh gây tàn tật và ... [xem thêm]

Polyp đại trực tràng

(60)
Polyp là những khối u lành tính. Khi có quá nhiều khối u dạng này xuất hiện trong ruột già thì bệnh mang tên là đa polyp đại trực tràng. Tuy đa số khối u là ... [xem thêm]

Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)

(79)
Nhiễm trùng là gì? Đây là một tình trạng rất phổ biến và có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Để hiểu rõ tình trạng này, mời bạn tham khảo bài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN