Thuốc giãn mạch điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?

(4.26) - 72 đánh giá

Thuốc giãn mạch điều trị tăng huyết áp bằng cách nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuốc để sử dụng khi điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Khi điều trị tăng huyết áp, bác sĩ thường kê toa nhiều loại thuốc khác nhau cho bạn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về thuốc giãn mạch, một loại thuốc rất thường gặp nhằm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Các loại thuốc giãn mạch

Thuốc giãn mạch là một nhóm các loại thuốc bao gồm hydralazine hydrocholoride (apresoline) và minoxidil (loniten).

Công dụng của thuốc giãn mạch

Thuốc được kê toa nhằm ngăn ngừa một số tình trạng bệnh lý nhất định, bao gồm:

  • Huyết áp cao;
  • Tiền sản giật hoặc sản giật (tăng huyết áp trong khi mang thai hoặc sinh);
  • Tăng áp phổi (huyết áp cao ảnh hưởng đến mạch máu trong phổi);
  • Suy tim.

Thuốc giãn mạch hoạt động theo cơ chế nào?

Thuốc làm giãn các thành động mạch và tĩnh mạch, ngăn ngừa co thắt mạch máu. Điều này giúp làm giãn nở các mạch máu. Do đó, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn và giúp làm hạ huyết áp. Thuốc được sử dụng khi các loại thuốc khác không thể kiểm soát được huyết áp.

Thuốc làm giãn mạch tác động trực tiếp lên các thành mạch.

Tác dụng phụ của thuốc

Giống như các loại thuốc khác, thuốc giãn mạch cũng có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này sẽ có mức độ từ nhẹ đến nặng và cần sự quan sát của bác sĩ.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc gồm có:

  • Hydralazine gây nhức đầu, rối loạn nhịp tim, phù quanh mắt hoặc đau khớp;
  • Minoxidil làm dịch tích tụ trong cơ thể (trọng lượng của bạn sẽ tăng đáng kể) và tóc, lông mọc nhanh quá mức;
  • Các phản ứng phụ khác gồm khó thở, buồn nôn, nôn ói, đau ngực hoặc đỏ bừng mặt.

Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và thường biến mất sau vài ngày. Bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc hẳn mà cần tham vấn thêm bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thuốc giãn mạch được sử dụng để hỗ trợ các thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp. Chúng thường không phải là thuốc ưu tiên. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để hỗ trợ quá trình điều trị huyết áp của mình thêm hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấm hải sản (nấm shimeji): Nhiều ưu điểm tốt cho sức khỏe

(14)
Nấm hải sản (nấm shimeji) là thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau mà không gây ngán.Bài ... [xem thêm]

6 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu axit folic

(19)
Axit folic là một vitamin tan trong nước, điều này khiến cho cơ thể của bạn không thể lưu trữ nó trong thời gian dài. Folate dự trữ trong cơ thể thường đủ ... [xem thêm]

Bạn đã hít thở đúng cách khi tập thể dục?

(14)
Từ những bài tập hô hấp hữu ích trong việc tập luyện thể thao trong phần 1. chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những phương pháp hít thở “chuẩn” cho ... [xem thêm]

Lăn kim siêu vi điểm: Giải pháp trị sẹo và làm đẹp da

(99)
Bạn đã từng nghe nói về lăn kim siêu vi điểm với những mũi kim chọc qua da gây tổn thương? Mặc dù trông có vẻ đáng sợ thật, nhưng đây là giải pháp làm ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ

(28)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

4 cách đơn giản trị nứt nẻ gót chân

(52)
Nứt nẻ gót chân không chỉ gây đau đớn mà còn khiến bạn kém tự tin. Vậy làm sao để trị nứt nẻ gót chân tại nhà mà không cần tốn thời gian đến khám ... [xem thêm]

Có nguy hiểm hay không khi cơ thể mất nước?

(48)
Cơ thể xảy ra tình trạng mất nước khi bạn không cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Cơ thể sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, khô miệng, chuột ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim mà bạn nên biết

(26)
Các cơn đau tim luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu cảnh báo sau để tránh khỏi những trường hợp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN