6 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu axit folic

(4.48) - 19 đánh giá

Axit folic là một vitamin tan trong nước, điều này khiến cho cơ thể của bạn không thể lưu trữ nó trong thời gian dài. Folate dự trữ trong cơ thể thường đủ để cho cơ thể sử dụng trong vòng bốn tháng. Vì vậy, bạn cần bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cơ thể bạn có đủ các vitamin dự trữ.

Giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu axit folic có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Chế độ ăn uống

Nguồn cung cấp axit folic bao gồm bông cải xanh, măng tây, đậu Hà Lan, đậu xanh và gạo lứt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm này, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu axit folic.

Thiếu axit folic thường xuất hiện ở những người có chế độ ăn uống không cân bằng và không lành mạnh, những người thường xuyên lạm dụng rượu và người ăn chế độ ăn thiếu khoa học thường bị thiếu axit folic trong bữa ăn hằng ngày của họ.

2. Cơ thể kém hấp thu

Đôi khi cơ thể của bạn có thể không thể hấp thụ axit folic hiệu quả như bình thường. Điều này thường là do bạn đã mắc một bệnh nào đó làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Celiac.

3. Tình trạng đi tiểu quá nhiều

Bạn có thể mất axit folic từ cơ thể nếu bạn đi tiểu thường xuyên. Tình trạng đi tiểu thường xuyên này có thể xuất hiện bởi một số bệnh như:

  • Suy tim sung huyết (tim không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể)
  • Tổn thương gan cấp tính (thường do uống quá nhiều rượu)
  • Lọc máu dài hạn (dùng máy thay thế thận để lọc các chất thải từ máu).

4. Các loại thuốc

Một số loại thuốc làm giảm lượng axit folic trong cơ thể của bạn hoặc làm cơ thể bạn khó hấp thụ các axit folic, bao gồm một số thuốc chống co giật (thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh), colestyramine, sulfasalazine và methotrexate.

Ban nên nhờ các bác sĩ kiểm tra các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit folic trong cơ thể bạn, và theo dõi quá trình sử dụng thuốc của bạn nếu cần thiết.

5. Chú ý với chị em đang mang thai

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang dự tính có thai, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên dùng viên nén 400 microgram axit folic mỗi ngày cho đến khi bạn mang thai tuần thứ 12. Điều này sẽ đảm bảo rằng cả bạn và em bé của bạn có đủ axit folic, đồng thời giúp bé lớn lên và phát triển khỏe mạnh.

Viên nén axit folic sẽ được bác sĩ kê toa cho bạn hoặc bạn cũng có thể tự mua ở các hiệu thuốc.

Nếu bạn đang mang thai và có một tình trạng có thể làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với axit folic, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu axit folic cho bạn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần axit folic với liều lượng cao. Ví dụ như nếu bị tiểu đường, bạn nên dùng 5 mg (5mg) bổ sung axit folic thay vì 400 microgram chuẩn.

6. Một số nguyên nhân khác

Cơ thể của bạn đôi khi đòi hỏi axit folic nhiều hơn bình thường. Điều này có thể gây ra thiếu hụt axit folic nếu bạn không tăng lượng axit folic cung cấp cho cơ thể hằng ngày lên. Cơ thể của bạn có thể cần axit folic nhiều hơn bình thường nếu bạn:

  • Đang mang thai
  • Mắc bệnh ung thư
  • Có một bệnh về máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm (rối loạn di truyền về máu gây ra các tế bào hồng cầu phát triển bất thường)
  • Cơ thể đang bị nhiễm trùng
  • Trẻ sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ) cũng có nhiều khả năng sẽ bị thiếu hụt axit folic, vì cơ thể đang phát triển của chúng đòi hỏi một lượng axit folic cao hơn bình thường.

Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bạn thiếu axit folic để được hướng dẫn bổ sung kịp thời và phòng tránh được bệnh thiếu máu do thiếu axit folic nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao người bị cơ xương khớp cần theo dõi bệnh thường xuyên?

(89)
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh cơ xương khớp không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác, từ ... [xem thêm]

4 khám phá mới về “cậu nhỏ” có thể khiến các anh giật mình

(40)
Bạn nghĩ mình đã biết tất tần tật về “cậu nhỏ” của mình, về cách giữ nó luôn khỏe mạnh và tràn trề sinh lực? Điều đó có thể đúng, nhưng chưa ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại

(69)
Nỗi ám ảnh sợ thất bại có thể khiến bạn khước từ hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội đến với mình. Cơ hội sẽ không đến với bạn quá nhiều lần, bạn có ... [xem thêm]

Giải mã điều kì bí của những giấc mơ

(50)
Mơ là một hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi chúng ta ngủ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giấc mơ của mình chưa?Giấc mơ là những ảo giác xảy ra trong ... [xem thêm]

Biện pháp phòng tránh tai nạn mùa hè cho con của bạn

(61)
Trẻ em có thể gặp tai nạn ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ gặp tai nạn trong mùa hè sẽ tăng cao hơn các thời điểm khác vì ... [xem thêm]

12 vấn đề da liễu tiết lộ về sức khỏe của bạn

(33)
Các vấn đề da liễu có thể tiết lộ về sức khỏe của bạn. Chúng có thể là nguy cơ tiềm ẩn của một căn bệnh nào đó. Vì thế, nếu bạn nhận thấy bất ... [xem thêm]

Son dưỡng môi cho trẻ em có thật sự an toàn?

(67)
Một số trẻ gặp tình trạng môi khô, nứt, thậm chí là chảy máu. Điều này khiến môi của trẻ bị đau và khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, nhiều bà ... [xem thêm]

14 loại thực phẩm sau đây có thể làm bạn mau già!

(52)
Con thông minh và học giỏi là mơ ước, mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng đừng quên việc bổ sung những thực phẩm giúp bé thông minh là một trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN