Thuốc điều trị HIV gồm những loại nào?

(3.78) - 18 đánh giá

HIV là căn bệnh của thế kỷ và hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có thuốc điều trị HIV giúp kiểm soát virus trong người, làm chúng không có khả năng tấn công các hệ miễn dịch cũng như không có cơ hội sinh sôi nảy nở.

Người nhiễm HIV cần uống thuốc đều đặn và đúng giờ, đồng thời tuân thủ tuyệt đối các liệu pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Việc làm này sẽ này giúp hệ miễn dịch của họ khỏe mạnh lên và nhanh chóng trở về với trạng thái miễn dịch không khác gì người bình thường.

Dưới đây, Hello Bacsi cung cấp một danh sách gồm các loại thuốc điều trị HIV mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện đã phê duyệt. Bài viết cũng cung cấp một số thông tin để giúp bạn lựa chọn chế độ điều trị HIV phù hợp. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần có toa thuốc từ bác sĩ và tuân thủ theo những gì bác sĩ yêu cầu.

Thuốc điều trị HIV hoạt động như thế nào?

Hầu hết những loại thuốc điều trị HIV đều tập trung vào việc ngăn chặn virus HIV nhân lên.

Virus tấn công hệ thống miễn dịch bằng cách xâm nhập và tiêu diệt các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này.

Sau khi xâm chiếm một tế bào bạch cầu, virus sử dụng nó để tự nhân lên, cho phép HIV lây lan. Hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và mắc phải những bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Đa số thuốc điều trị HIV là thuốc kháng virus có thể ngăn chặn việc virus sao chép và nhân bản. Chính điều này giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch và cho phép người nhiễm bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Có bao nhiêu loại thuốc điều trị HIV?

HIV là sự nhân lên và lây lan virus khắp cơ thể theo đường tuần hoàn máu. Có 8 loại thuốc kháng retrovirus, mỗi loại nhắm đến việc điều trị HIV ở mỗi giai đoạn khác nhau trong vòng đời của bệnh.

Mục đích chính của 8 loại thuốc này là giảm tải lượng virus của người có HIV, hoặc lượng virus trong máu, đến mức không thể phát hiện được. Như vậy có thể kìm hãm sự tấn công của virus và giúp hệ miễn dịch của người nhiễm khỏe mạnh lên. Nếu hệ miễn dịch khỏe lên và virus xuống thấp tới mức dưới ngưỡng phát hiện thì người nhiễm sẽ có một cuộc sống bình thường, và không còn tình trạng lây nhiễm HIV qua đường tình dục.

Nếu một người có ngưỡng virus dưới mức phát hiện hoặc kết quả xét nghiệm máu không còn thấy được virus, thì có nghĩa là người đó đã tuân thủ điều trị và kiểm soát được lượng virus trong người mình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm HIV

Các loại thuốc hiện đang được sử dụng

Thuốc ức chế men sao chép ngược không phải nucleotide (NNRTIs)

NNRTI ngăn chặn virus HIV sinh sôi. Nó làm điều này bằng cách liên kết và thay đổi một enzyme gọi là enzyme sao chép ngược, mà virus HIV sử dụng để sao chép. Các thuốc trong nhóm này gồm: doravirine (Pifeltro), efavirenz (Sustiva), etravirine (Intelence), nevirapine Viramune (Viramune XR), rilpivirine (Edurant).

Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTI)

Những loại thuốc này hoạt động theo cách tương tự như NNRTI ở trên: bằng cách ngăn chặn HIV sinh sôi. Điều này làm giảm tải lượng virus HIV trong cơ thể người. Các thuốc trong nhóm này gồm: abacavir (Ziagen), emtricitabine (Emtriva), lamivudine (Epivir), tenofovir (disoproxil), Viread (fumarate), zidovudine (Retrovir).

Thuốc ức chế men protease (PI)

Các tế bào HIV đang phát triển sử dụng một loại enzyme gọi là protease để trưởng thành và nhân lên. Protease là loại men cho phép virus lây lan sang các tế bào khác trong cơ thể.

Loại thuốc PI liên kết với nhau và ngăn chặn enzyme này phát triển, do đó tăng khả năng ngừa virus HIV phát triển.

Các thuốc trong nhóm này gồm: atazanavir (Reyataz), darunavir (Prezista), fosamprenavir (Lexiva), ritonavir (Norvir), saquinavir (Invirase), aptranus (Tipranavir).

Chất ức chế hợp nhất

Để tái tạo thành công, HIV phải xâm nhập vào một tế bào và hợp nhất với nó, quá trình đó được gọi là hợp hạch. Chất ức chế hợp nhất là thuốc ngăn ngừa HIV xâm nhập vào tế bào.

Enfuvirtide, còn có tên gọi khác là Fuzeon, là thuốc duy nhất thuộc nhóm này.

Thuốc đối kháng thụ thể CCR5

Để xâm nhập vào tế bào, trước tiên HIV phải liên kết với một thụ thể đặc biệt trên bề mặt tế bào. Thụ thể này còn được gọi là thụ thể CCR5.

Thuốc đối kháng CCR5 là thuốc ngăn chặn đồng thụ thể CCR5, ngăn ngừa HIV bám vào và xâm nhập vào tế bào bạch cầu. Vì lý do này, các bác sĩ gọi thuốc đối kháng CCR5 là chất ức chế xâm nhập.

Maraviroc là một ví dụ về chất đối kháng CCR5, với tên biệt dược là Selzentry.

Chất ức chế xâm nhập

Chất ức chế xâm nhập là một loại chất ức chế sự xâm nhập của các virus lạ. Những loại thuốc này ngăn chặn hai loại thụ thể trên bề mặt tế bào bạch cầu là các đồng thụ thể CCR5 và CXCR4.

Cũng như thuốc đối kháng CCR5, các loại thuốc này ngăn ngừa HIV xâm nhập vào tế bào, do đó ngăn chặn virus nhân lên.

Ibalizumab là một chất ức chế xâm nhập và có tên biệt dược là Trogarzo.

Các chất ức chế chuyển chuỗi tích hợp (INSTIs)

Sau khi vào tế bào bạch cầu, HIV có thể sao chép bằng cách chèn hoặc tích hợp DNA của nó vào tế bào. Quá trình này dựa vào một enzyme gọi là integrase.

INSTIs vô hiệu hóa các hiệu ứng của integrase, do đó ngăn HIV chèn DNA của nó vào tế bào chủ. Kết quả là, HIV không thể tạo ra các bản sao của chính nó và điều đó có nghĩa chúng sẽ không thể nhân lên được nữa.

Nhóm này có các loại thuốc như: dolutegravir (Tivicay), Raltegravir (Isentress hoặc Isentress HD).

Thuốc tăng cường dược động học

Thuốc tăng cường dược động học không phải là thuốc kháng retrovirus, nhưng chúng có thể bổ sung tăng cường cho liệu pháp kháng retrovirus.

Những loại thuốc này giúp làm tăng tác dụng của một số loại thuốc điều trị HIV.

Cobicistat là tên chung của một chất tăng cường dược động học có sẵn dưới tên biệt dược Tybost.

Sử dụng kết hợp các thuốc HIV

Hiện nay, những người nhiễm HIV thường bắt đầu trị liệu bằng cách sử dụng nhiều loại thuốc điều trị HIV cùng một lúc.

Các bác sĩ sẽ gộp ba loại thuốc từ hai nhóm thuốc khác nhau trở lên, chúng được nén lại vào cùng một viên thuốc. Do đó, người điều trị HIV không cần phải uống nhiều viên thuốc cùng một lúc.

Nhưng nếu người nhiễm HIV muốn điều trị bệnh một cách tốt nhất, họ nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc nào là hợp lý và quá trình điều trị sẽ bắt đầu như thế nào.

Chọn chế độ điều trị HIV phù hợp

Người nhiễm HIV không thể tự chọn chế độ cũng như phương pháp điều trị cho riêng họ. Thay vì vậy, họ cần đến gặp bác sĩ để lựa chọn chế độ điều trị hợp với mình.

Bác sĩ có thể đề nghị thử nghiệm mức độ kháng thuốc ở bệnh nhân. Điều này giúp xác định các loại thuốc không hiệu quả trong điều trị HIV của người bệnh.

Bác sĩ cũng tính đến những điều sau đây khi đề xuất chế độ điều trị HIV:

  • Bệnh nhân có thai hay đang có kế hoạch mang thai hay không
  • Bệnh nhân có mắc phải bệnh nào khác không, chẳng hạn như bệnh tim
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV
  • Tương tác của thuốc đối với các loại thuốc khác
  • Những vấn đề gây khó khăn khi dùng thuốc điều trị HIV, chẳng hạn như lịch trình bận rộn, thiếu bảo hiểm y tế hoặc sử dụng rượu, ma túy…

Thuốc điều trị HIV không thể giúp bạn hết bệnh, song chúng giúp ức chế virus và bảo vệ hệ miễn dịch của bạn. Do đó, bạn phải tuân thủ điều trị theo cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 lý do vì sao không nên cho con xem phim Heo Peppa

(26)
Không ít gia đình cho con xem Heo Peppa để giải trí vì hình ảnh của các nhân vật trong phim dễ thương và ngộ nghĩnh. Thế nhưng, một nghiên cứu tại Đại học ... [xem thêm]

Các trò chơi hữu ích cho trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

(55)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

Trà assam: Loại thảo mộc quý ở Ấn Độ

(83)
Một cốc trà assam thơm đậm đà có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới hứng khởi và tỉnh táo hơn. Ngoài ra, loại thảo mộc quý này còn có thể giúp bạn chống ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bệnh Paget vú

(26)
Nếu bạn nhận thấy vú có những triệu chứng như đau, nóng rát, tiết dịch và có khối u trên vú thì có thể bạn đã bị bệnh Paget vú. Lúc này, bạn nên đến ... [xem thêm]

5 thói quen buổi sáng khiến bạn dễ tăng cân

(82)
Tập thể dục buổi sáng, đọc sách hay dùng một tách cà phê là những thói quen tốt giúp bạn có một ngày mới đầy năng động và tràn đầy tự tin. Vậy ... [xem thêm]

Những quan niệm sai lầm về hiến tạng

(33)
Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

Quầng thâm dưới mắt: Thủ phạm biến bạn thành gấu trúc!

(39)
Những quầng thâm dưới mắt chẳng những khiến bạn trông mệt mỏi hơn mà còn phải tốn thêm thời gian che khuyết điểm mà vẫn dễ lộ vẻ hốc hác. Làm sao ... [xem thêm]

Chất béo có thực sự gây hại cho bé?

(59)
Không phải chất béo nào cũng có hại cho sức khỏe. Axit béo omega-3 (một loại chất béo không no) được khuyên dùng đặc biệt cho phụ nữ có thai. Chất béo là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN