Trà assam: Loại thảo mộc quý ở Ấn Độ

(3.5) - 83 đánh giá

Một cốc trà assam thơm đậm đà có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới hứng khởi và tỉnh táo hơn. Ngoài ra, loại thảo mộc quý này còn có thể giúp bạn chống ung thư, cải thiện sức khỏe não bộ, tăng sức đề kháng…

Trà assam là một loại trà đen được làm từ lá của cây Camellia sinensis var. assamica. Loại thảo mộc này thường được trồng ở vùng Assam phía Đông Bắc Ấn Độ, một trong những vùng sản xuất trà lớn nhất thế giới. Lá trà assam tươi được thu hoạch và phơi khô rồi trải qua quá trình oxy hóa hay còn được gọi là lên men. Quá trình này kích thích sự thay đổi hóa học trong lá cây mang đến hương vị, màu sắc và các thành phần đặc trưng của trà assam.

Trà assam thường có vị mạch nha, hương thơm đậm đà với một lượng caffeine khá cao. Một số nghiên cứu cho thấy trà assam cung cấp các hợp chất thực vật phong phú có thể giúp tăng cường sức khỏe.

1. Trà assam cung cấp chất chống oxy hóa

Các loại trà đen như trà assam có chứa một số hợp chất thực vật độc đáo như theaflavin, thearubigins và catechin. Những chất này có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể và có thể giúp phòng chống bệnh tật. Cơ thể sản xuất gốc tự do có thể làm tổn thương các tế bào, khiến bạn dễ mắc bệnh và lão hóa nhanh. Các chất chống oxy hóa trong trà đen có thể ngừa những tác động tiêu cực của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương và giảm viêm.

2. Trà assam giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy các hợp chất polyphenolic trong trà đen có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Bên cạnh đó, việc uống 710 – 1.420ml trà đen hàng ngày cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim ở một số người.

3. Trà assam có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch

Nghiên cứu ban đầu cho thấy các hợp chất polyphenolic trong trà đen có thể hoạt động như prebiotic trong đường tiêu hóa. Prebiotic là các hợp chất hỗ trợ sự phát triển và duy trì lợi khuẩn trong ruột. Lợi khuẩn trong đường ruột phát triển sẽ giúp chức năng miễn dịch tốt hơn.

4. Trà assam có thể chống ung thư

Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chỉ ra rằng một số hợp chất trong trà đen có thể ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ ở người cho thấy mối liên quan giữa thói quen uống trà đen và sự giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư da và phổi.

5. Trà assam giúp tăng cường sức khỏe não bộ

Nghiên cứu cho thấy rằng một số hợp chất trong trà đen như theaflavin có thể điều trị hoặc phòng ngừa các bệnh thoái hóa não. Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây đã cũng tiết lộ rằng các hợp chất trà đen đã ức chế chức năng của một số enzyme khiến bệnh Alzheimer tiến triển.

Mặc dù trà assam là một đồ uống rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể không thích hợp cho một số người vì các lý do sau:

• Trà assam có nhiều caffeine: Trà assam có chứa nhiều caffeine nên có thể không thích hợp cho những ai muốn tránh chất kích thích này. Nếu bạn cần tránh caffeine, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà assam.

Lượng caffeine trong 240ml trà assam thường dao động trong khoảng 60 – 112mg tùy thời gian ngâm trà. Trong khi đó, 240ml cà phê chứa khoảng 100 – 150mg caffeine.

Đối với hầu hết mọi người, việc tiêu thụ dưới 400mg caffeine mỗi ngày không tác động xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều caffeine có thể dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như nhịp tim nhanh, lo lắng và mất ngủ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày.

• Trà assam gây giảm hấp thu sắt: Trà assam có thể làm giảm sự hấp thụ chất sắt do có hàm lượng tannin khá cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tannin liên kết với sắt trong thức ăn nên có thể khiến bạn khó hấp thu chất này. Vậy nên, nếu bạn đang muốn bổ sung sắt cho cơ thể thì hãy tránh trà assam nhé.

Trà assam chứa kim loại nặng: Trà có thể chứa các kim loại nặng như nhôm nên bạn cần uống loại trà này thật điều độ. Việc hấp thụ quá nhiều nhôm có thể góp phần làm mất xương và tổn thương thần kinh, đặc biệt đối với những người mắc bệnh thận.

Trà assam mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, não bộ và sức khỏe nói chung. Thế nhưng, bạn cần cân nhắc trước khi uống loại trà này để hạn chế tiêu thụ caffeine quá nhiều nhé.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những liệu pháp đối phó với sẹo mụn

(71)
Mụn là tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và cả người lớn. Mụn không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động lên tâm ... [xem thêm]

Mách bạn cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi mang thai

(38)
Thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thiếu vệ sinh trong cách chế biến là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai. Việc chủ ... [xem thêm]

Áp xe răng có nguy hiểm không?

(62)
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng bị gây ra bởi sâu răng, mắc các bệnh về nướu hoặc răng bị nứt. Những bệnh này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào ... [xem thêm]

Nấm đầu khỉ: Vị thuốc quý cho nhiều tình trạng sức khỏe

(86)
Nấm đầu khỉ là một vị thuốc quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe chẳng hạn như hỗ trợ cân bằng mức đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh ... [xem thêm]

11 loại rau tốt cho bà bầu mà bạn nên đưa vào thực đơn

(38)
Việc cẩn trọng hơn trong chế độ ăn uống là một trong những điều mà phụ nữ thường phải cân nhắc khi biết mình có thai. Những loại thực phẩm nào tốt ... [xem thêm]

Bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm khiến chị em tuổi trung niên không còn lo khô âm đạo mỗi khi quan hệ

(45)
Khô âm đạo khi quan hệ là vấn đề khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ tuổi trung niên. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn không ... [xem thêm]

Bạn có biết kết hôn và ly hôn có thể dẫn đến đột quỵ?

(84)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bạn thích ăn bánh mì mỗi ngày? Coi chừng tác hại khôn lường!

(91)
Bánh mì là món ăn truyền thống và ưa thích của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng bạn có nghĩ ăn bánh mì hằng ngày sẽ tốt cho cơ thể không?Có câu nói ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN