Bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

(4.41) - 94 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bởi do vi khuẩn gọi chlamydia trachomatis gây ra. Bạn không thể biết mình có nhiễm chlamydia hay không vì nhiều người thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu có triệu chứng, các dấu hiệu thường gặp là đau bộ phận sinh dục và dịch tiết ra từ âm đạo hoặc dương vật. Bệnh chlamydia có thể gây viêm cổ tử cung, hậu môn, niệu đạo, mắt và cổ họng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh chlamydia là gì?

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, hiếm khi có các dấu hiệu và triệu chứng. Khoảng 90% phụ nữ và 70% nam giới nhiễm Chlamydia không có triệu chứng. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Sưng xung quanh âm đạo hoặc tinh hoàn
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Tiết dịch từ dương vật màu xanh hoặc màu vàng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục
  • Đau tinh hoàn.

Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong 1-3 tuần sau khi bạn nhiễm bệnh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên đến khám bác sĩ nếu phát hiện bạn tình của mình có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh chlamydia. Thậm chí, nếu không có triệu chứng, bạn cần phải điều trị để ngăn ngừa lây nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh chlamydia?

Vi khuẩn chlamydia trachomatis chính là nguyên nhân gây bệnh thông qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn. Nếu bạn nhiễm chlamydia khi đang mang thai, con bạn cũng sẽ nhiễm bệnh gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Bạn có thể điều trị bệnh chlamydia dễ dàng, nhưng quan trọng nhất là không được để sót hay bỏ qua. Nếu không chữa trị, chlamydia sẽ làm bạn khó có thai. Nếu nghi ngờ bạn hoặc bạn tình của mình nhiễm chlamydia, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài vô sinh, bệnh chlamydia có thể gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): PID xảy ra khi vi khuẩn lan truyền, làm lây nhiễm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mãn tính;
  • Viêm bàng quang: tình trạng này xảy ra khi bàng quang bị nhiễm chlamydia
  • Viêm tuyến tiền liệt: tình trạng này xảy ra khi tuyến tiền liệt bị nhiễm chlamydia
  • Hội chứng Reiter: hội chứng này gồm các triệu chứng viêm khớp, mắt đỏ và các bất thường đường tiết niệu.
  • Bệnh nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác: bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc niệu đạo ở nam giới, niêm mạc trực tràng hoặc mắt.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh chlamydia?

Chlamydia là bệnh rất phổ biến và có khoảng 131 triệu người trên thế giới mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dưới 25. Tỷ lệ người mắc bệnh chlamydia nhiều hơn 3 lần so với bệnh lậu và 50 lần so với giang mai, mặc dù đây là hai bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến.

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, bạn phải đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh chlamydia?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chlamydia gồm có:

  • Dưới 24 tuổi;
  • Quan hệ tình dục với nhiều người;
  • Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, đường miệng hoặc đường hậu môn), đôi khi đụng chạm vào cơ quan sinh dục cũng có thể lây nhiễm bệnh.
  • Từng mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.

Để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh, bạn nên quan hệ tình dục an toàn và khám sức khỏe thường xuyên.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh: Xét nghiệm Chlamydia là gì?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chlamydia thông qua các xét nghiệm. Bạn cần kiểm tra bệnh hàng năm nếu bạn dưới 25 tuổi và đang quan hệ tình dục. Nếu trên 25 tuổi, bạn nên kiểm tra mỗi năm khi bạn quan hệ với nhiều người mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ hoặc có tiền sử bệnh chlamydia trong quá khứ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chlamydia?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng kháng sinh. Bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng. Sau đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn và bạn tình của mình trong 5-10 ngày. Trong một số trường hợp, mất 2 tuần để điều trị hoàn toàn bệnh chlamydia. Bạn không nên quan hệ tình dục trong thời gian này để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bạn cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Điều quan trọng là phải uống hết kháng sinh đúng như yêu cầu của bác sĩ để ngăn ngừa kháng thuốc và nhiễm trùng tái phát. Sau khi điều trị, bạn sẽ không có kháng thể chống lại các bệnh nhiễm chlamydia, do đó tái nhiễm vẫn có thể xảy ra.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế nhiễm chlamydia?

Bạn sẽ có thể hạn chế nhiễm chlamydia nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không quan hệ tình dục. Bạn không nên tham gia vào bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào bao gồm cả âm đạo, hậu môn và miệng. Đây là cách tốt nhất để tránh các bệnh lây qua đường tình dục
  • Chung thủy. Nếu bạn và bạn tình của mình chỉ quan hệ với nhau và không có quan hệ với người khác thì khả năng lây bệnh sẽ giảm xuống
  • Quan hệ tình dục an toàn. Bạn cần phải sử dụng bao cao su cho tất cả các loại quan hệ tình dục. Bao cao su sẽ giữ cho máu, dịch âm đạo và tinh dịch không truyền vi khuẩn cho người khác
  • Hiểu rằng các phương pháp ngừa thai khác sẽ không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục. Thuốc tránh thai, tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung (DCTC), màng ngăn và chất diệt tinh trùng sẽ không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả chlamydia
  • Có một buổi nói chuyện chân thành với bạn tình của mình. Bạn cần giao tiếp cởi mở với bạn tình của mình về đời sống tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và sử dụng bao cao su trước khi quan hệ
  • Hãy đi khám thường xuyên. Nếu có quan hệ tình dục, đặc biệt là với nhiều người, bạn nên kiểm tra thường xuyên tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhờ đó, các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh Hodgkin

(38)
Tìm hiểu chungBệnh Hodgkin là gì?Bệnh Hodgkin là một loại ung thư hạch, bệnh ung thư máu bắt đầu trong hệ bạch huyết. Hệ thống bạch huyết giúp cho hệ ... [xem thêm]

Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp

(17)
Định nghĩaHội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (hay còn gọi là bệnh SIADH) là hội chứng ảnh ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn

(98)
Tìm hiểu chungUng thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là bệnh gì?Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là một loại ung thư vú bắt đầu trong các tuyến sản xuất ... [xem thêm]

Sán máng

(49)
Tìm hiểu về bệnh sán mángBệnh sán máng là gì?Bệnh sán máng (sốt ốc), là bệnh do ký sinh trùng sống trong nước ngọt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt ... [xem thêm]

Nốt ruồi

(80)
Nốt ruồi là một đám tăng sắc tố ở da. Đa phần nốt ruồi là tự nhiên nhưng cũng có trường hợp nốt ruồi xuất hiện sau này, tại những vùng da phơi sáng ... [xem thêm]

Cơ tim hạn chế

(14)
Tìm hiểu chungCơ tim hạn chế là bệnh gì?Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ ở tim khiến tim không thể co bóp và giãn ra như bình thường.Khi mắc bệnh này, tim sẽ ... [xem thêm]

Suy tĩnh mạch ngoại biên

(38)
Suy tĩnh mạch ngoại biên là bệnh lý ảnh hưởng bởi tĩnh mạch chi dưới, có thể do giãn tĩnh mạch, huyết khối hay tăng áp lực tĩnh mạch… Bệnh thường gặp ... [xem thêm]

Ung thư phổi tế bào nhỏ

(43)
Tìm hiểu về ung thư phổi tế bào nhỏBệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?Ung thư phổi là tình trạng khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh chóng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN