Những quan niệm sai lầm về hiến tạng

(4.2) - 33 đánh giá

Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực hiện nghĩa cử này, hãy tìm hiểu kỹ mục đích, quá trình xử lý cũng như thủ tục hiến xác nhé.

Angela McArthur, chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Ứng dụng Giải phẫu Minnesota (Mỹ), nói: “Hiến xác là chìa khóa để thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục nhằm giúp xác định bệnh tật, tình trạng sức khỏe, đồng thời là sự phát triển của phương pháp điều trị”.

Dưới đây là những điều bạn nên biết trước khi đăng ký hiến xác.

Tại sao bạn nên hiến xác?

Nếu được hỏi về mục đích hiến xác, nhiều người sẽ ngay lập tức trả lời rằng, việc làm này sẽ đem đến cơ hội cứu sống cho rất nhiều người khác. Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, một người hiến tặng cơ thể gồm các cơ quan nội tạng và mô của mình có thể cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của tới 50 người khác. Những cơ quan nội tạng có thể được lưu trữ bao gồm thận, quả tim, phổi, tuyến tụy, ruột, da, giác mạc…

Nhiều người có các lý do khác nhau để hiến tặng cơ thể của họ cho khoa học y tế. Một số người trả lại một “món quà” mà họ đã nhận được nhiều năm trước đó, họ đã được giúp đỡ và giờ họ cho đi để giúp đỡ. Những người khác hiến tặng cho cơ thể của họ cho y học vì họ coi trọng việc chăm sóc y tế mà cá nhân họ nhận được, họ muốn nền y học nước nhà phát triển hơn.

Những cơ thể được hiến tặng có thể giúp ích cho các mục đích sau đây:

  • Đào tạo sinh viên y khoa và bác sĩ phẫu thuật
  • Kiểm tra và đảm bảo liệu ô tô có đủ cơ sở vật chất an toàn để hạn chế sự tổn thương lên cơ thể con người khi xảy ra tai nạn hay không
  • Kiểm tra thiết bị bảo hộ (ví dụ như giày cho lính, hoặc áo giáp chống đạn cho nhân viên cảnh sát, hoặc mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp và trượt tuyết)
  • Khám phá các loại thuốc mới và khám phá tương tác thuốc nguy hiểm
  • Phát triển và cải thiện các thiết bị y tế
  • Nghiên cứu và điều trị chấn thương và bệnh tật
  • Phát triển các kỹ thuật phẫu thuật mới

Tại Việt Nam, hiện vẫn còn trên 16.000 người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc. Những bệnh nhân này đang hàng ngày, hàng giờ phải đấu tranh với bệnh tật, nhưng rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến xác quá khan hiếm.

Cách xử lý xác được hiến tặng

Để hiến xác tại Việt Nam (nội tạng phục vụ cho y học và nghiên cứu sau khi mất), bạn chỉ cần đăng ký với trường Đại học Y gần nhất với nơi bạn ở.

Bạn cần trải qua một cuộc kiểm tra y khoa toàn diện, bao gồm các câu hỏi về bệnh tật và phẫu thuật trong quá khứ, sử dụng ma túy đường tĩnh mạch và các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về các tình trạng bệnh tật như HIV và viêm gan, cơ thể có quá cân hay không…

Thủ tục hiến xác và nội tạng khá đơn giản. Bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến xác, rồi cùng 2 người làm chứng ký tên ở bên dưới. Văn bản này sẽ được lấy dấu xác thực của địa phương. Một điểm lưu ý quan trọng đó là cả người hiến tặng và người làm chứng đều phải ở độ tuổi trưởng thành.

Không giống như hiến tạng, tuổi tác khi hiến xác không quan trọng vì trái tim khi 96 tuổi cũng có giá trị như khi 6 tuổi.

Thủ tục hiến xác tại Việt Nam

Khi quyết định hiến xác, bạn sẽ phải trải qua các thủ tục sau:

  • Người tự nguyện hiến xác là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm đăng ký thủ tục hiến thi hài.
  • Người tự nguyện hiến xác có thể đến tham quan cơ sở vật chất tiếp nhận và bảo quản thi hài của cơ quan tiếp nhận. Nếu cá nhân có ý nguyện hiến thi hài có thể đăng ký trực tiếp hoặc qua điện thoại, cơ quan tiếp nhận sẽ cử cán bộ tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại đến người đăng ký để tư vấn các thông tin liên quan đến việc hiến xác.
  • Sau khi đã được tư vấn, cá nhân sẽ viết đơn tự nguyện hiến xác có xác nhận của địa phương kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, hai ảnh 3×4 mới nhất của người tự nguyện hiến thi hài, và gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về địa chỉ tiếp nhận.
  • Cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của người tự nguyện hiến xác theo quy định. Nếu người hiến xác có đủ điều kiện hiến xác thì cơ quan tiếp nhận sẽ cấp Thẻ đăng ký hiến xác cho người đăng ký. Việc đăng ký hiến thi hài có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký.
  • Khi người đã làm hồ sơ hiến xác qua đời, thân nhân cần gọi điện sớm nhất có thể (trong vòng 12 giờ) đến cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận sẽ có xe và cử đại diện đến nhận thi hài. Cơ quan tiếp nhận sẽ từ chối nhận các thi hài qua đời vì bệnh truyền nhiễm nặng theo danh mục do Bộ Y tế ban hành. Đối với các trường hợp qua đời do tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác thì thi hài vẫn được tiếp nhận nếu còn tương đối nguyên vẹn.Gia đình có thể tiến hành các nghi thức vĩnh biệt nhưng không khâm liệm vào quan tài mà được đặt trong hòm inox chuyển đến cơ quan tiếp nhận. Việc tiếp nhận thi thể sẽ được tiến hành với nghi lễ trang trọng theo phong tục và tập quán Việt Nam. Thi hài đưa về cơ quan tiếp nhận sẽ được ướp hóa chất và bảo quản đúng quy định để phục vụ cho công tác trong khoảng thời gian 1 – 2 năm. Trong khoảng thời gian này, thân nhân và bạn bè có thể đến viếng và thắp hương tại phòng tưởng niệm.
  • Sau thời gian phục vụ công tác giảng dạy, nếu gia đình có yêu cầu hoặc theo di nguyện của người hiến xác, thi hài sẽ được hỏa thiêu hoặc thổ táng (có sự hiện diện của gia đình).
  • Hằng năm, cơ quan tiếp nhận tổ chức các lễ tri ân trang trọng và thiêng liêng nhằm tôn vinh những người đã hiến thi hài cho khoa học như lễ tri ân trong chương trình Lễ Tuyên thệ, Lễ Macchabée… Đồng thời, phòng tưởng niệm được trang trí trang trọng có bàn thờ đặt chính giữa phòng để di ảnh, có sổ lưu niệm (ghi tên, tuổi, địa chỉ, ngày sinh, ngày mất, quê quán), thắp hương và làm các thủ tục cần thiết khác để tưởng niệm người chết phù hợp theo phong tục và tập quán của người Việt Nam.

    Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Hoàng Trí | HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tương tác thuốc và những điều bạn nên biết

    (57)
    Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngày nay, bạn có nhiều cơ hội để tìm kiếm thông tin về sức khỏe và chăm sóc bản thân tốt hơn bao ... [xem thêm]

    Da mẹ bầu thay đổi rất nhiều khi mang thai, bạn biết chưa?

    (26)
    Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu trở nên suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Không những vậy, làn da của ... [xem thêm]

    Quan hệ đồng giới nữ: Hiểu đúng để bạn bảo vệ sức khỏe

    (41)
    Nếu bạn không hiểu rõ về quan hệ đồng giới nữ thì bạn sẽ có rủi ro cao bị lạm dụng tình dục hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Bạn hãy ... [xem thêm]

    Ham muốn tình dục thay đổi thế nào khi bạn 20, 30 và 40?

    (82)
    Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

    Vai trò của vitamin đối với sức khỏe gan

    (10)
    Vai trò của vitamin cùng các chất dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo gan luôn trong trạng thái khỏe mạnh.Có thể bạn không để ý đến, nhưng gan chính ... [xem thêm]

    Đau khớp gối ở trẻ em, massage đúng cách sẽ giúp bé thoát khỏi tình trạng này

    (76)
    Đau khớp gối ở trẻ em là một trong những nguyên nhân khiến bé mất ngủ về đêm. Bạn đã biết cách giúp con yêu vượt qua tình trạng này?Đau khớp gối là ... [xem thêm]

    Lưu ý nhỏ khi cho con sử dụng ống hút

    (38)
    Trẻ còn nhỏ chưa biết cách điều khiển ly nước nên dễ dàng làm đổ nước vào người mình. Lúc này, bạn có thể tập cho con sử dụng ống hút. Điều này ... [xem thêm]

    Nhận diện những ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp cao

    (91)
    Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hơn 1/3 số người trên 65 tuổi có các triệu chứng đau xương khớp. Điều này cho thấy đau xương khớp ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN