Thuốc có chứa Biphosphonate và sức khoẻ răng miệng

(3.56) - 33 đánh giá

Nếu bác sĩ kê toa cho bạn thuốc có chứa biệt dược Biphosphonate để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương hay nằm trong kế hoạch điều trị ung thư, bạn nên xin lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa.

Thuốc có chứa Biphosphonate là những loại thuốc nào?

Biphosphonate là tên của một nhánh biệt dược gồm các dạng khác nhau như pamidronate (AREDIA®), zoledronic acid (ZOMETA®), alendronate sodium (FOSAMAX®), risedronate (ACTONEL®), etidronate (DIDRONEL®), clodronate (BONEFOS®, OSTAC®) và ibandronate (BONAVIA®). Trong đó alendronate sodium (FOSAMAX, Merck & Co., Whitehouse station, N.J) là thuốc uống để phòng ngừađiều trị loãng xươngbệnh Paget. Các dạng còn lại thường được tiêm vào tĩnh mạch theo chỉ định để điều trị những ung thư lan vào xương, giảm đau tại xương và tránh tăng canxi trong máu ở những trường hợp ác tính, thường có liên quan trong ung thư di căn ở vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư xương di căn.

Biphosphonate làm giảm sự tái tạo xương và giảm nguồn cung cấp máu đến xương. Bằng hoạt tính đó mà nó làm giảm các vấn đề xương liên quan với ung thư, nhưng nó lại làm xương khó lành hơn. Và những thay đổi ở xương do thuốc này mang tính vĩnh viễn.

Ảnh hưởng của thuốc Biphosphonate

Trong một số trường hợp, bệnh nhân ung thư được điều trị với thuốc biphosphonate dạng tiêm có thể dẫn tới hoại tử xương hàm, khá hiếm gặp nhưng một khi nghiêm trọng thì có thể làm tiêu xương nhanh, phá huỷ cấu trúc của xương hàm. Một số triệu chứng có thể có, nhưng chưa phải là tất cả:

  • Đau, sưng hoặc nhiễm trùng nướu hay xương hàm;
  • Nướu không tự lành;
  • Răng lung lay không có nguyên nhân;
  • Hàm có cảm giác tê cứng hoặc nặng hàm;
  • Chảy mủ, dịch.

.

Hình 1: Các hình ảnh xương lộ khỏi nướu trong miệng của một số trường hợp hoại tử xương hàm.

Nếu bạn đang được điều trị với biphosphonate đường tiêm và cảm giác hay nghi ngờ mình có một trong các triệu chứng trên, hãy liên lạc ngay với bác sĩ ung bướu và bác sĩ nha khoa.

Hiếm gặp hơn là hoại tử xương hàm trên những bệnh nhân sử dụng thuốc Biphosphonate để ngăn ngừa và điều trị loãng xương hay bệnh Paget. Tỉ lệ trường hợp bị hoại tử xương hàm do sử dụng Biphosphonate đường tiêm cao hơn so với dùng đường uống do Biphosphonate trong thuốc tiêm có nồng độ cao hơn, nhất là ở những bệnh nhân đã dùng thuốc trong thời gian rất dài.

Hầu hết các trường hợp hoại tử xương được phát hiện khi thấy xương ổ răng lộ sau khi nhổ răng hay tiểu phẫu và không lành lại. Hoặc là các thủ thuật xâm lấn xương như nhổ răng tiến hành trên bệnh nhân đang dùng thuốc biphosphonate có thể thúc đẩy hoại tử xương và làm tình trạng trầm trọng hơn. Và để tránh nguy cơ này, phải kiểm soát tốt và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong miệng, tránh hoàn toàn các điều trị xâm lấn như nhổ, tiểu phẫu thuật răng một khi bệnh nhân đã dùng thuốc biphosphonate. Do đó, các bệnh nhân đã hoặc đang điều trị ung thư phải đến khám bác sĩ nha khoa thường xuyên hơn, đặc biệt nếu đã dùng thuốc biphosphonate.

Xem thêm bài viết Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng của Ths.BS. Ngô Thị Thanh Tâm

Bạn đang có nguy cơ bị hoại tử xương hàm ?

Bởi vì hoại tử xương hàm khá hiếm gặp, nên các nhà nghiên cứu cũng chưa dự đoán chính xác nguyên nhân gây ra nó. Để chẩn đoán bệnh này, các bác sĩ sẽ cho chụp X quang hoặc làm các xét nghiệm cấy vi sinh để kiểm tra có nhiễm trùng không. Điều trị bao gồm kháng sinh, nước súc miệng và khí cụ tháo lắp trong miệng. Một số thủ thuật nha khoa có thể phải làm như lấy đi các mô răng tổn thương và làm tròn lại các cạnh xương sắc nhọn. Tuy nhiên, phẫu thuật không được tiến hành để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh. Và các bác sĩ cũng thống nhất rằng, giữ vệ sinh răng miệng tốt và đến khám nha khoa định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ bị hoại tử xương hàm.

Hình 2: Hoại tử xương hàm do dùng thuốc Biphosphonate phát hiện trên phim X Quang

Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho bệnh nhân ung thư

Chăm sóc răng miệng là một công việc quan trọng trong tiến trình điều trị ung thư. Những bệnh nhân ung thư nên cần làm những việc sau đây:

  • Đặt hẹn kiểm tra và làm sạch răng miệng trước khi điều trị ung thư và định kỳ trong suốt thời gian điều trị.
  • Thông báo cho bác sĩ nha khoa biết là bạn sẽ hoặc đang được điều trị ung thư.
  • Tham vấn với bác sĩ ung bướu nếu phải nhổ răng hay cắm Implant trước khi điều trị ung thư.
  • Nhờ bác sĩ nha khoa kiểm tra và điều chỉnh lại hàm giả nếu cần.
  • Báo cho bác sĩ nha khoa biết nếu cảm thấy đau, sưng, chảy máu trong răng hoặc ở nướu hoặc có nhiễm trùng trong miệng.
  • Luôn cập nhật cho bác sĩ nha khoa của bạn biết về tiến trình điều trị ung thư của bạn (đang ở giai đoạn nào, đã xạ trị/phẫu trị/hoá trị chưa).
  • Cho bác sĩ nha khoa biết tên và số điện thoại của bác sĩ ung bướu của bạn và ngược lại để hai bên có thể trao đổi trực tiếp.
  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Xem thêm bài viết Chăm sóc răng miệng trong điều trị ung thư của BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang

Tài liệu tham khảo

  • http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_64.pdf
  • http://www.bccancer.bc.ca/NR/rdonlyres/041F34BF-E05B-4459-A3A72428903C6678/27174/ForthepatientBisphosphonatesandOralHealthinMultipl.pdf
  • http://www.learningradiology.com/archives2011/COW%20446-Biphosphonate%20AVN%20mandible/avncorrect.htm
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Nguyễn Quang Tâm - TS.BS. Lâm Đại Phong
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Quà tặng ý nghĩa cho người thân yêu

    (60)
    Các sản phẩm chăm sóc răng miệng giúp mang lại nụ cười tươi, tại sao không? Khi những ngày lễ, ngày kỉ niệm cận kề, mọi người lại phải vắt óc suy ... [xem thêm]

    Cách giữ hàm răng trắng sạch

    (33)
    Sử dụng kem đánh răng có chứa flo (fluoride), đánh hai lần một ngày và mỗi lần ít nhất là 2 phút sẽ giúp giữ cho răng miệng của bạn luôn khỏe. Nếu bạn ... [xem thêm]

    Các bài tập phục hồi chức năng vùng hàm mặt ở người lớn tuổi

    (52)
    Sơ lược về tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dân số thế giới có xu hướng ngày càng già đi. Theo dự đoán, nhóm người trên ... [xem thêm]

    Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

    (76)
    Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan ... [xem thêm]

    Dụng cụ bảo vệ hàm

    (80)
    Để chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ thể thao trong quá trình luyện tập và thi đấu, đừng quên trang bị dụng cụ bảo vệ hàm. Bất cứ khi ... [xem thêm]

    Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

    (68)
    Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ... [xem thêm]

    Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

    (10)
    Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

    Mười vấn đề răng miệng hay gặp nhất

    (82)
    Đau răng Khi bạn bị đau ở răng hay đau ở xương hàm, có thể nghĩ đến việc là bị sâu răng. Đau răng thường có nguyên do là sâu răng hay có thể là biểu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN