Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

(3.82) - 68 đánh giá

Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình, nội tiết tố, lối sống, một số tình trạng khác và thuốc sử dụng.

Loãng xương hay xốp xương là một bệnh lý làm xương yếu đi và dễ gãy, đặc biệt xương hông, cột sống, cổ tay. Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người Mỹ, trong đó 8 triệu là nữ giới. Căn bệnh này ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ kèm theo. Khoảng 34 triệu người Mỹ bị “thiếu xương” (osteopenia), hay mật độ xương thấp và có nguy cơ phát triển thành loãng xương.

Loãng xương thường xảy ra ở nữ giới và thường gây gãy xương hông, cột sống, cổ tay

Loãng xương và sự gãy xương

Gãy xương hông và cột sống làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Theo hiệp hội quốc gia về loãng xương (National Osteoporosis Foundation) khoảng ½ nữ giới, ¼ nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương là hậu quả của loãng xương. Căn bệnh này là nguyên nhân gây hơn 2 triệu vết gãy mỗi năm và gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người không có thể hồi phục lại hoàn toàn.

Ngăn ngừa gãy xương

Để ngăn ngừa tình trạng gãy xương, nhiều người với mật độ xương thấp hay loãng xương đã sử dụng một trong những loại thuốc của nhóm thuốc Bisphosphonates như alendronate (Fosamax, Merck&Co, Whitehouse Station, NJ) (có tác dụng như như một loại thuốc generic), ibandronate (Boniva, Genentech, South San Francisco, Calif), risedronate (Actonel và Atelvia, Warner Chilcott, Dublin) và zoledronic acid (Reclast, Novartis Pharmaceuticals, East Hanover, N.J.). Một loại thuốc mới hoạt động như Bisphosphonates là Denosumab (Prolia, Amgen, Thousand Oaks, California).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc điều trị loãng xương làm giảm nguy cơ gãy xương bằng cách giảm quá trình hủy xươngtăng mật độ xương. Một số báo cáo ước tính rằng các loại thuốc điều trị loãng xương làm giảm 40% – 50% nguy cơ gãy xương hông ở những người bị loãng xương, ngăn chặn gần 100.000 vết gãy xương hông và nhiều trường hợp tử vong liên quan đến gãy xương mỗi năm.

Xem thêm bài viết Điều trị loãng xương của TS.BS. Huỳnh Kim Hiệu

Hoại tử xương hàm

Một số báo cáo ghi nhận có tình trạng hoại tử xương hàm (osteonecrosis of the jaw – ONJ) ở một số bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị loãng xương.

Hoại tử xương hàm tuy hiếm nhưng nghiêm trọng vì gây ra sự tổn thương trầm trọng cho xương hàm. Khoảng 94% bệnh nhân ung thư đã từng được điều trị hoặc đang điều trị liều cao và lặp lại bằng đường tĩnh mạch với thuốc điều trị loãng xương có tình trạng hoại tử xương hàm. Khoảng 6% bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị loãng xương liều thấp trong điều trị loãng xương có hoại tử xương hàm.

Nguy cơ phát triển hoại tử xương hàm có liên quan đến việc sử dụng Bisphosphonates và Denosumab. Nếu bạn sử dụng một trong các loại thuốc này để điều trị loãng xương, bạn có khả năng phát triển hoại tử xương hàm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng này dường như là rất nhỏ.

Hãy nói với nha sĩ của bạn nếu bạn đang sử dụng thuốc Bisphosphonate hoặc Denosumab. Nha sĩ sẽ hướng dẫn cách thực hành vệ sinh răng miệng tốt, cũng như theo dõi sức khỏe răng miệng của bạn trong khi bạn đang được điều trị bằng thuốc này.

Hãy nói chuyện với bác sĩ

Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ tin rằng bác sĩ của bạn và/hoặc nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe là nguồn thông tin tốt nhất về nhu cầu sử dụng thuốc điều trị loãng xương của bạn. Bạn không nên ngừng sử dụng các loại thuốc này mà không nói chuyện với bác sĩ. Nếu bạn bị loãng xương hoặc có nguy cơ cao gãy xương tái phát, lợi ích của những loại thuốc này lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro thấp của sự phát triển hoại tử xương hàm. Không có biện pháp ngăn ngừa hoại tử xương hàm. Tuy nhiên, thường xuyên khám răng và thực hành vệ sinh răng miệng tốt có thể là cách tốt nhất để giảm nguy cơ.

Tài liệu tham khảo

http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/forthedentalpatient_nov2011.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Ngô Thị Thanh Tâm - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật chỉnh hình răng

(28)
Khái niệm phẫu thuật chỉnh hình răng Phẫu thuật chỉnh hình hay chỉnh hàm (Orthognathic surgery) là phương pháp phẫu thuật trên một hàm hoặc cả hai hàm do bác ... [xem thêm]

Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

(76)
Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan ... [xem thêm]

Implant nha khoa cho người mất răng toàn bộ

(48)
Nếu bị mất răng toàn bộ, bạn có thể được thay thế bằng phục hình toàn hàm nâng đỡ trên Implant. Implant nha khoa thay thế cả những răng đã mất và một ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng

(71)
Nhiều loại dược phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cho nha sĩ biết ... [xem thêm]

Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng

(73)
Sealant nha khoa là lớp nhựa mỏng phủ trên mặt nhai các răng sau (răng hàm) để bảo vệ răng không bị sâu. Các bề mặt gồ ghề trên mặt nhai được sealant ... [xem thêm]

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

(24)
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng cao hơn những người khác. Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ ... [xem thêm]

Chăm sóc răng miệng khi đi du lịch xa

(95)
Cuộc sống ngày càng phát triển với guồng quay công việc hối hả thì nhu cầu hưởng thụ của con người cũng cần được đáp ứng. Du lịch là một trong ... [xem thêm]

Fluor – Chất chống sâu răng tự nhiên

(50)
Sâu răng đã từng là một thực tế của cuộc sống nhưng trong vài thập niên gần đây, sâu răng đã giảm đáng kể. Lý do chính: fluor. Fluor là một khoáng chất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN