Bạn biết gì về mổ ruột thừa?

(3.96) - 64 đánh giá

Mổ ruột thừa thường được thực hiện khi ruột thừa bị viêm. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giảm đau để bạn bớt đau đớn.

Mổ ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, một túi nhỏ hình ống gắn liền với ruột già và nằm ở phía dưới bên phải của bụng. Ruột thừa gần như không quan trọng đối với cơ thể vì chúng ta vẫn có thể hoạt động bình thường mà không có nó.

Khi nào bạn cần mổ ruột thừa?

Có hai lý do để cắt bỏ ruột thừa bao gồm:

  • Điều trị viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một tình trạng khi ruột thừa bị nhiễm trùng và viêm. Các triệu chứng gồm đau xung quanh rốn có thể lan sang vùng dưới bên phải của bụng kèm theo chướng bụng, buồn nôn và nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn và sốt. Khi bị viêm ruột thừa, bạn cần kịp thời cắt bỏ ruột thừa. Nếu ruột thừa bị viêm không được xử lý, nó có thể vỡ ra và vi khuẩn cũng như các chất độc hại sẽ đi vào khoang bụng gây đe dọa đến tính mạng.
  • Phòng ngừa viêm ruột thừa. Một số người muốn bỏ ruột thừa để tránh bị viêm ruột thừa, nên quyết định thực hiện mổ ruột thừa.

Các biến chứng sau mổ ruột thừa

Mặc dù mổ ruột thừa là một phẫu thuật thông thường và khá đơn giản, nhưng nó cũng có những rủi ro nhất định như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương cho các cơ quan lân cận
  • Tắc nghẽn ruột

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng hoặc bệnh án nào. Bạn cũng nên nói cho bác sĩ về việc hút thuốc, thói quen uống rượu, các chất bổ sung, thảo dược và các loại thuốc bạn đang dùng. Bạn cũng cần nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi phẫu thuật.

Quá trình mổ ruột thừa

Dựa vào một số yếu tố nhất định như tình trạng viêm ruột thừa hoặc tiền sử bệnh và sức khỏe tổng thể, bác sĩ phẫu thuật có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa mở hoặc phẫu thuật nội soi.

  • Mổ ruột thừa mở. Một vết cắt lớn được thực hiện ở phía dưới bên phải của bụng để lộ ruột thừa. Sau khi ruột thừa được lấy ra, bác sĩ sẽ khâu kín vết rạch. Bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện mổ ruột thừa mở khi ruột thừa đã vỡ hoặc nhiễm trùng lan sang các cơ quan khác vì bác sĩ có thể làm sạch khoang bụng. Đây cũng là lựa chọn cho những người đã có phẫu thuật bụng trước đây.
  • Mổ ruột thừa nội soi. Bác sĩ phẫu thuật cắt các vết nhỏ hơn ở bụng và đưa một ống nhỏ hẹp để làm phồng bụng bằng khí cacbonic giúp nhìn rõ ruột thừa hơn. Sau đó, một ống soi (có gắn máy ảnh chuyên dụng) được đưa vào qua vết rạch. Máy ảnh sẽ hiển thị hình ảnh trên màn hình cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy bên trong bụng và điều khiển các dụng cụ để loại bỏ ruột thừa. Thông thường, phẫu thuật nội soi lý tưởng cho người lớn tuổi và người thừa cân vì nó có ít rủi ro và thời gian phục hồi ngắn hơn.

Phục hồi sau phẫu thuật

Bạn có thể về nhà sau 1 hoặc 2 ngày nằm viện. Bác sĩ có thể sẽ kê toa một số thuốc giảm đau để giúp bạn giảm đau như morphine, oxycodone hoặc hydromorphone.

Bạn có thể áp dụng các mẹo bên dưới trong quá trình hồi phục để có kết quả tốt hơn:

  • Ngủ đủ giấc
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào nơi phẫu thuật
  • Khi ho, cười, hắt hơi hoặc thực hiện bất kỳ chuyển động bụng nào khác, hãy sử dụng gối hoặc một vật mềm để hỗ trợ bụng
  • Tránh nâng vật nặng và tập thể dục cường độ cao trong quá trình hồi phục
  • Tránh tắm cho đến khi các mũi khâu hoặc băng được tháo ra
  • Tránh mặc quần áo bó sát hoặc thô ráp
  • Thực hiện các sở thích để quên cơn đau
  • Trở lại làm việc hoặc đi học khi bạn sẵn sàng. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ trước.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xử trí vết thương do côn trùng đốt đúng cách

(21)
Bên cạnh sử dụng các sản phẩm chống côn trùng như thuốc xịt hoặc nhang thì tinh dầu đuổi muỗi sẽ là một gợi ý thân thiện đối với sức khỏe.Nếu ... [xem thêm]

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm cột sống và những cách điều trị hiệu quả

(84)
Thoát vị đĩa đệm cột sống khiến bệnh nhân gặp phải nhiều bất tiện và đau đớn trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ... [xem thêm]

6 mẹo để bé luôn hào hứng với bữa ăn sáng mẹ nấu

(87)
Bữa ăn sáng là yếu tố quan trọng chúng ta cần quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy ăn sáng có thể không cần thiết để giảm cân hoặc duy trì trọng lượng ... [xem thêm]

12 vấn đề sức khỏe hay bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác

(20)
Không phải trường hợp nào các bác sĩ cũng đưa ra chẩn đoán chính xác. Thực tế, có hơn 40% trường hợp các chuyên gia đưa ra các kết luận sai về tình trạng ... [xem thêm]

Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

(80)
Bạn có biết khoảng 9/10 sản phụ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh em bé hay không? Tuy mức độ tổn thương sẽ khác nhau, nhưng có thể tệ nhất là bạn bị ... [xem thêm]

Mẹ có nên cho bé ăn nhiều mì ăn liền không?

(86)
Mì gói (mì ăn liền) rất đỗi quen thuộc với mỗi gia đình người Việt vì sự tiện dụng cũng như mùi vị hấp dẫn của chúng. Đối với trẻ em, mì tôm lại ... [xem thêm]

Bệnh về đường tiêu hóa: 9 nguy hại không thể lường trước được (Phần 2)

(37)
Các bệnh về đường tiêu hóa là vấn đề phổ biến ở hầu hết mọi người với nhiều cấp độ nặng, nhẹ khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN