9 cách đơn giản giúp bạn từ bỏ thói quen bẻ tay

(3.97) - 62 đánh giá

Có rất nhiều người hiện nay đang nghiện bẻ khớp tay và không nhận ra tác hại của thói quen này. Một số người tin rằng bẻ khớp tay có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, vì vậy bạn nên dừng thói quen này lại ngay.

Bài viết này của Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ mối nguy hại của thói quen bẻ khớp tay cũng như 10 bước đơn giản để có thể “chấm dứt” thói quen này.

Bẻ khớp tay là gì và tại sao mọi người lại nghiện đến như vậy?

Bẻ khớp tay là hành động làm tăng khoảng cách giữa các khớp ngón tay hoặc khớp bàn tay. Bạn có thể nghe thấy âm thanh bẻ khớp tay khi các khớp tay được kéo căng. Sở dĩ có tình trạng này là vì trong các bao hoạt dịch của khớp có chứa nitơ dạng khí (tồn tại dưới dạng bong bóng) hòa tan, khi bẻ tay, bong bóng khí sẽ vỡ và tạo nên tiếng kêu.

Khớp tay không thể kêu 2 lần liên tiếp gần nhau mà cần phải có thời gian để các bong bóng khí này tích tụ trở lại trong khớp.

Nhiều người cho rằng, bẻ khớp tay đem lại cảm giác như xương được sắp xếp lại, và điều đó làm họ cảm thấy thỏa mãn. Việc bẻ khớp tay đôi khi mang lại cảm giác khá thoải mái nên nhiều người nghiện và biến nó thành thói quen.

Bẻ khớp tay tiềm ẩn những nguy hiểm gì?

Bẻ khớp tay được thực hiện một cách có chủ ý và thường tác động nhiều đến các khớp ở tay. Hành động bẻ khớp tay có liên quan rất chặt chẽ đến bệnh viêm khớp tay. Sau đây là những nguy cơ tiềm ẩn mà bẻ khớp tay có thể gây ra:

  • Bẻ khớp tay có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng về khớp hoặc bệnh viêm khớp ngón tay.
  • Gặp các cơn đau kéo dài và lặp lại thường xuyên ở khớp.
  • Có thể xảy ra những bất thường trong cấu trúc của khớp như tổn thương dây chằng hoặc đĩa đệm bị lỏng.
  • Việc bẻ khớp ngón tay theo thói quen có thể dẫn đến trật khớp ngón tay, khiến dây chằng căng quá mức, ngón tay bị sưng hoặc giảm độ bám của tay.
  • Việc bẻ khớp ngón tay liên tục có thể làm tăng nguy cơ bị sưng khớp do viêm bao hoạt dịch.

Những cách đơn giản giúp bạn từ bỏ thói quen bẻ khớp tay

Nhiều người nhận ra rằng bẻ khớp tay là một thói quen mà họ cần từ bỏ càng sớm càng tốt. Dưới đây mà một số cách đơn giản có thể giúp bạn từ bỏ thói quen không tốt này.

1. Tìm cho bạn những thói quen mới

Vẽ tranh, làm đồ thủ công hoặc viết lách là những việc có thể giúp cho đầu óc cũng như đôi tay của bạn bận rộn, từ đó sẽ giúp bạn không có thời gian rảnh để nghĩ đến việc bẻ khớp tay nữa.

2. Sử dụng các kỹ thuật trị liệu hành vi

Nếu thật sự quyết tâm muốn từ bỏ thói quen bẻ khớp tay, bạn có thể áp dụng các biện pháp để kiểm soát hành vi của mình. Bạn có thể làm theo hai cách là tự khen thưởng hoặc tự phạt. Hãy tự khen thưởng khi bản thân kiềm chế được mong muốn bẻ khớp tay và tự phạt khi không thể làm được điều đó. Phương pháp này có thể giúp bạn từ bỏ được thói quen không tốt này.

3. Học thêm các kỹ năng mới

Bẻ khớp tay chắc chắn là một thói quen có hại và bạn cần làm gì đó để từ bỏ thói quen này ngay. Một cách tốt để giúp bạn bỏ dần thói quen bẻ khớp tay là tập một kỹ năng mới. Bạn có thể học cách xoay bút hoặc đồng xu để giúp tăng độ linh hoạt của ngón tay cũng như giúp duỗi tay khi bị đau. Việc rèn luyện thành thạo kỹ năng mới bắt buộc bạn phải tập trung và dành nhiều thời gian cho nó, từ đó giúp bạn quên đi thói quen bẻ khớp tay hằng ngày.

4. Sử dụng các phương pháp phòng ngừa

Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa thói quen bẻ tay của mình. Phương án đầu tiên là bôi kem dưỡng lên da tay. Mỗi khi cảm thấy muốn bẻ khớp tay, bạn có thể nghĩ đến việc bôi kem dưỡng da tay. Việc này không những giúp bạn ngăn ngừa thói quen bẻ khớp tay mà còn giúp da bạn trở nên mềm mại hơn.

Phương án thứ hai bạn có thể áp dụng là dùng bao tay hoặc vớ bọc tay lại khi bạn xem phim hoặc nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể một món đồ gì đó trong tay, điều này giúp ngăn bạn khỏi việc bẻ tay.

5. Cảnh giác với thói quen của mình

Nhiều người thường bẻ khớp tay như một thói quen hằng ngày và rất khó để họ nhận ra rằng mình đang bẻ khớp các ngón tay cho đến khi đã bẻ xong. Vì vậy một phương pháp tốt có thể giúp bạn hạn chế thói quen bẻ khớp tay chính là nhờ những người xung quanh bạn nhắc nhở mỗi khi thấy bạn chuẩn bị bẻ khớp tay hoặc vừa bẻ khớp được vài ngón tay.

6. Đừng chỉ trích người khác

Việc chỉ trích hoặc phàn nàn không phải là cách hay để giúp một người từ bỏ thói quen bẻ khớp tay. Những việc này đôi khi còn gây nên căng thẳng không đáng có và làm mọi thứ tệ hơn. Vì vậy, nếu có người thân hoặc bạn bè thích bẻ khớp tay, hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ và nhắc nhở họ.

7. Cần người ủng hộ

Sự thấu hiểu và thông cảm từ những người xung quanh sẽ giúp cho việc từ bỏ thói quen bẻ khớp tay trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, gia đình và bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn từ bỏ thói quen này đấy.

8. Tìm ra nguyên nhân khiến bạn lo lắng

Thông thường, chúng ta hay bẻ khớp tay khi cảm thấy hồi hộp hoặc lo lắng. Chính vì vậy, việc tìm ra được nguyên nhân gây lo lắng là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn có thể từ bỏ được thói quen bẻ khớp tay. Căng thẳng có thể đến từ nhiều nguyên nhân như gặp trục trặc trong mối quan hệ với gia đình và bạn bè, học tập hoặc công việc. Hãy lưu ý những lúc cảm thấy muốn bẻ khớp ngón tay hoặc bẻ khớp tay nhiều lần, bạn có thể đang gặp căng thẳng đấy.

9. Cần thời gian để từ bỏ hoàn toàn thói quen này

Sự nhẫn nại là một liều thuốc rất có ích cho những người đang muốn từ bỏ thói quen bẻ khớp tay. Đây là một thói quen có hại, một khi bạn nhận ra rằng mình cần từ bỏ thói quen này, bạn nên cho mình chút thời gian để làm quen.

Nếu đang nghiện việc bẻ khớp tay, bạn nên nhận ra những tác hại của thói quen này càng sớm càng tốt. Việc bẻ khớp tay quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng liên quan đến khớp và có thể khiến bạn bị đau. Hãy áp dụng 9 bước đơn giản mà Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn để “đẩy lùi” thói quen này nhé.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?

(52)
Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều bước tiến mới, tác dụng kỳ diệu lá Xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ... [xem thêm]

Cách chọn nệm tốt cho sức khỏe giúp bạn ngủ ngon hơn

(51)
Nếu không được ngủ ngon giấc, bạn sẽ khởi đầu ngày mới ở trạng thái đau mỏi và vật vờ. Hãy cùng tìm hiểu cách chọn nệm tốt cho sức khỏe giúp bạn ... [xem thêm]

Kinh nghiệm đi du lịch cùng bé

(45)
Chìa khóa để thành công trong hầu hết các vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ chính là sự chuẩn bị kĩ lưỡng, du lịch cùng bé cũng không ngoại lệ. Sau đây là ... [xem thêm]

Vì sao bạn bị cơn đau đầu buổi sáng?

(38)
Cơn đau đầu buổi sáng có thể xảy ra vì nhiều lý do. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị nhức đầu sau một giấc ngủ kém, khi gặp căng thẳng hoặc bạn cũng có ... [xem thêm]

Bạn có nên cho trẻ dùng chung kem đánh răng với người lớn?

(48)
Các bậc cha mẹ thường cho con sử dụng kem đánh răng chung với mình và nghĩ đó là chuyện bình thường giúp trẻ bảo vệ răng miệng. Vậy, nên hay không nên ... [xem thêm]

Xét nghiệm HIV

(31)
Tìm hiểu về xét nghiệm HIVXét nghiệm HIV là gì?Xét nghiệm HIV bao gồm một số xét nghiệm về máu hoặc dịch trong cơ thể để xác định xem bạn có bị nhiễm ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì khi cho trẻ 2 tuổi ăn?

(74)
Khi được hai tuổi, bé nên ăn ba bữa chính và 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Lý tưởng nhất, bạn hãy bảo đảm rằng bé ăn đầy đủ mỗi nhóm thức ăn cơ bản sau ... [xem thêm]

Có thể giúp con phát triển ngôn ngữ bằng cách nào?

(50)
Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN