Không có phôi thai (trứng trống) và những điều bạn cần biết

(4.15) - 87 đánh giá

Trứng trống là một dạng sẩy thai sớm, khi trứng được thụ tinh nhưng không không có phôi thai.

Bạn không nên quá bất ngờ hay đau buồn mà cần tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng đến các lần thụ thai tiếp theo. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Hiện tượng không có phôi thai (trứng trống) là gì?

Trứng trống là tình trạng trứng sau khi thụ tinh đã cấy vào tử cung nhưng không phát triển thành một phôi thai. Tình trạng này thường xảy ở khoảng tuần thứ 8 – 13 của thai kỳ.

Mặc dù không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG. Do đó, xét nghiệm máu hoặc sử dụng que thử thai vẫn sẽ cho thấy bạn đã mang thai dù thật ra phôi thai không hề tồn tại. Ban cũng sẽ gặp phải các dấu hiệu mang thai thông thường.

Trứng trống được xem là một trong các hình thức sẩy thai.

Nguyên nhân không có phôi thai

Bác sĩ khó có thể kết luận nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, việc không có phôi thai thường là kết quả của các vấn đề về nhiễm sắc thể. Ngoài ra, chất lượng trứng và tinh trùng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Nghiên cứu cho thấy, trứng trống có thể liên quan đến những bất thường trong nhiễm sắc thể số 9. Nếu bạn gặp phải vấn đề này nhiều lần, hãy thông báo với bác sĩ để thực hiện các phân tích nhiễm sắc thể của phôi.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng trứng trống

dấu hiệu nhận biết hiện tượng trứng trống

Dạng sẩy thai này thường diễn ra rất sớm và bạn có thể không hề hay biết mình đã mang thai. Khi không có phôi thai, việc sẩy thai rất dễ bị bỏ qua vì biểu hiện không khác gì chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hoặc đôi khi chỉ tăng lượng máu ở kỳ kinh nhiều hơn một chút.

Tình trạng không có phôi thai vẫn có thể dẫn đến các dấu hiệu mang thai như:

  • Buồn nôn
  • Đau ngực
  • Trễ chu kỳ kinh nguyệt

Khi quá trình sẩy thai bắt đầu, các dấu hiệu thường gặp là:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Đau bụng
  • Không còn đau nhức vùng ngực

Thực tế, các dấu hiệu trên không thể xác định cụ thể được tình trạng không có phôi thai. Việc chẩn đoán chính xác thường được thực hiện thông qua hình ảnh siêu âm thai cho thấy tử cung trống hoặc túi thai rỗng.

Không có phôi thai điều trị ra sao?

Khi phát hiện phôi thai không phát triển, bác sĩ có thể đưa ra những hướng điều trị như:

  • Chờ đơi quá trình sẩy thai tự nhiên;
  • Sử dụng thuốc, chẳng hạn như misoprostol (Cytotec) để thúc đẩy quá trình sẩy thai;
  • Thực hiện thủ thuật nong và nạo tử cung (D&C) để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung.

Hầu hết các bác sĩ không khuyên dùng thủ thuật D&C nếu bạn đang ở những tuần đầu tiên của thai kỳ vì cơ thể bạn có khả năng tự loại bỏ các mô này ra ngoài mà không cần sự can thiệp y tế.

Tuy nhiên, thủ thuật D&C sẽ có lợi nếu bạn dự định nhờ bác sĩ kiểm tra các mô để xác định nguyên nhân sẩy thai.

Có thể ngăn được hiện tượng trứng trống hay không?

Thật không may, trong hầu hết các trường hợp, không có cách này để ngăn ngừa tình trạng không có phôi thai.

Trứng trống thường chỉ xảy ra một lần. Nếu vợ chồng bạn đã gặp phải vấn đề này nhiều lần, hãy cân nhắc thực hiện:

  • Xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền sản (PGS);
  • Tinh dịch đồ để xác định chất lượng tinh trùng;
  • Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) hoặc hormone chống mullerian (AMH) để giúp cải thiện chất lượng trứng.

Bên cạnh đó, nếu môi trường sống khiến bạn tiếp xúc với nhiều hóa chất và các chất độc hại, hãy trao đổi điều này với bác sĩ. Nghiên cứu cho rằng điều kiện sống có thể liên quan đến hiện tượng trứng trống và sẩy thai.

Ngoài ra, bạn nên đợi ít nhất 1-3 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trước khi cố gắng mang thai trở lai sau khi sẩy thai. Trong thời gian này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để cơ thể nhanh chóng hồi phục và sẵn sàng cho lần mang thai tới. Một số điều bạn cần lưu ý là:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng
  • Tập luyện thể thao
  • Bổ sung axit folic để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Hi vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin quan trong về tình trạng trứng trống và chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe manh trong tương lai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cột mốc phát triển khi bé bắt đầu tập đi

(93)
Giai đoạn tập đi không những mang lại niềm vui cho chính bé mà còn là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Việc tập đi cho con vô cùng quan trọng để hình thành dáng ... [xem thêm]

8 thực phẩm có hại này thực chất lại rất tốt cho sức khỏe

(60)
Dưới đây là những loại thực phẩm từng được công bố rằng sẽ có hại cho sức khỏe nhưng bây giờ đã được chứng minh hoàn toàn ngược lại. Hãy cùng ... [xem thêm]

Các loại hạt tốt cho sức khỏe bạn nên ăn thường xuyên

(89)
Đôi khi các món ăn thường ngày vẫn chưa cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất đâu. Bạn hãy bổ sung các loại hạt rất tốt cho sức khỏe sau để khỏe ... [xem thêm]

Vì sao phụ nữ mắc ung thư phổi ngày càng nhiều hơn?

(85)
Ung thư phổi được xem là một trong những căn bệnh “chết chóc” nhất mọi thời đại. Mỗi năm, ung thư phổi giết chết hàng trăm ngàn người và con số này ... [xem thêm]

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

(63)
Thức uống có ga là một trong những loại nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu ở hầu hết các quốc gia. Liệu thức uống có ga có mang lại lợi ích hay ... [xem thêm]

Lưu ý với 5 nguyên nhân gây protein niệu khi mang thai

(21)
Xét nghiệm nước tiểu là một phần không thể thiếu trong các lần khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Trong số các kết ... [xem thêm]

Ăn trái cây cũng phải biết cách mới tốt!

(23)
Thói quen ăn trái cây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da và duy trì vóc dáng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách ăn trái cây sao cho khỏe ... [xem thêm]

Chứng ám ảnh sợ xã hội

(26)
TỔNG QUAN Ảnh minh họa Chứng ám ảnh sợ xã hội Ám ảnh sợ xã hội là gì? Ám ảnh sợ xã hội là hiện tượng quá lo sợ bị người khác đánh giá về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN