Dấu hiệu suy tuyến giáp: 8 biểu hiện giúp bạn sớm phát hiện bệnh

(3.8) - 100 đánh giá

Dấu hiệu suy tuyến giáp thường biểu hiện qua những triệu chứng quen thuộc. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để có thêm thời gian chữa bệnh.

Suy tuyến giáp hay suy giáp là một trong những trường hợp phổ biến ở những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Trên thực tế, có khoảng 12% số người sẽ mắc bệnh suy tuyến giáp hoặc bất kỳ một vấn đề bất thường nào đó ở tuyến giáp vào một số thời điểm trong cuộc đời của họ.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp cao gấp 8 lần so với nam giới. Ngoài ra, người càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về tuyến giáp.

Ở cấp độ cơ bản nhất, tuyến giáp có chức năng sản xuất hormone giáp lưu hành khắp các bộ phận cơ thể. Bệnh suy tuyến giáp khiến cơ thể sản xuất ít hormone giáp hơn mức cần thiết. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất và làm giảm khả năng tăng trưởng hoặc chức năng hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể.

Tổng quan về suy tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm nằm trước khí quản của bạn. Tuyến giáp được hormone TSH của tuyến yên (nằm ở giữa đầu) kích thích hoạt động để giải phóng hormone giáp.

Theo cơ chế tự nhiên, mức độ TSH có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hormone giáp. Bệnh suy tuyến giáp nguyên phát và suy tuyến giáp thứ phát có thể xảy ra khi tuyến yên và tuyến giáp mất đi sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất hormone.

8 dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp

Suy tuyến giáp có thể gây ra nhiều dấu hiệu sức khỏe tiêu cực. Dưới đây là 8 dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp giúp bạn sớm phát hiện bệnh.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Đây là một trong những dấu hiệu suy tuyến giáp phổ biến nhất ở các bệnh nhân.

Hormone tuyến giáp có nhiệm vụ kiểm soát sự cân bằng năng lượng. Khi số lượng hormone này bị thiếu hụt, cơ thể bạn bị mất cân bằng và luôn trong trạng thái uể oải, chỉ muốn ngủ mà không muốn làm việc gì khác.

Mặt khác, hormone tuyến giáp nhận tín hiệu từ não và điều phối các tế bào thay đổi chức năng của chúng dựa vào những gì diễn ra trong cơ thể bạn.

Người có quá nhiều hormone giáp thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng nhưng người bị suy giáp lại luôn thấy kiệt sức, mệt mỏi. Dù họ ngủ nhiều hơn nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn không được cải thiện. Thậm chí, sự uể oải còn có thể xảy ra ở tinh thần chứ không riêng gì thể chất.

Vì thế, khi bạn cảm thấy buồn ngủ và muốn đi ngủ nhiều hơn bình thường mà không xác định được nguyên nhân, có thể bạn đang có dấu hiệu suy tuyến giáp.

Tăng cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu suy tuyến giáp

Tăng cân bất ngờ là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh suy giáp. Khi cơ thể mỏi mệt, bệnh nhân thường không muốn vận động mà chỉ muốn nằm một chỗ.

Hơn nữa, khi số lượng hormone giáp bị thiếu hụt, quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn. Thay vì đốt cháy calo để tăng trưởng và hoạt động thì lượng calo bị đốt cháy khi vận động lại giảm đi. Điều này khiến cơ thể có xu hướng tích tụ năng lượng ở gan, cơ bắp và một số bộ phận khác, đặc biệt là khi bạn có chế độ ăn nhiều chất béo.

Vì thế, bệnh suy tuyến giáp có thể khiến bạn tăng cân, ngay cả khi hàm lượng calo trong khẩu phần ăn của bạn không thay đổi.

Nếu bạn bị tăng cân bất ngờ, trước tiên hãy xem xét mình có sự thay đổi nào đó trong lối sống để giải thích cho điều này hay không. Trường hợp bạn đang đi theo chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt nhưng cân nặng vẫn có chiều hướng đi lên thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán những tình trạng sức khỏe khác, trong đó có tình trạng suy tuyến giáp.

Thân nhiệt thấp, nhạy cảm quá mức với thời tiết lạnh

Nhiệt độ cơ thể là sản phẩm của việc đốt cháy calo. Bạn có thể hiểu điều này rõ hơn khi xem xét độ nóng của cơ thể sau khi chơi thể thao. Cơ thể nóng hơn hoặc thân nhiệt cao hơn là kết quả của quá trình đốt cháy calo trong khi tập luyện. Lượng calo bị đốt cháy càng nhiều, thân nhiệt càng tăng.

Ngay cả khi bạn đang ngồi, cơ thể vẫn đang đốt cháy một lượng calo nhỏ. Trong trường hợp suy giáp, tốc độ trao đổi chất của bạn giảm đi, lượng nhiệt sản sinh ra cũng giảm theo.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp có nhiệm vụ tăng nhiệt lượng cho loại chất béo màu nâu (mỡ nâu). Đây là loại chất béo có tác động trực tiếp đến việc tạo nhiệt cho cơ thể. Mỡ nâu là thành phần quan trọng trong việc duy trì thân nhiệt khi bạn di chuyển vào vùng khí hậu lạnh. Nếu bạn bị suy giáp, chức năng này bị mất đi khiến thân nhiệt của bạn không thể tự cân bằng.

Đó cũng là lý do tại sao người có nồng độ hormone giáp thấp luôn cảm thấy lạnh hơn những người xung quanh dù ở trong một điều kiện thời tiết giống nhau.

Xương khớp và cơ bắp trở nên yếu ớt

Hormone giáp bị thiếu hụt làm thay đổi quá trình trao đổi chất theo hướng dị hóa. Khi đó, cơ thể sẽ phá vỡ các mô ở xương, khớp hoặc cơ bắp để lấy năng lượng hoạt động.

Trong quá trình dị hóa, sức mạnh cơ bắp bị giảm đi, các mô cơ xương cũng yếu đi đáng kể khiến bạn bị đau, nhức. Bệnh nhân suy giáp cũng thường bị chuột rút dù không vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều.

Rụng tóc nhiều bất thường

Giống như hầu hết các tế bào, nang lông và tóc được hormone giáp điều chỉnh.

Hormone giáp thấp khiến nang tóc ngừng tái tạo dẫn đến rụng tóc. Mặt khác, chứng suy giáp còn gây ra triệu chứng tóc khô xơ. Điều nãy sẽ được cải thiện khi bạn điều trị khỏi bệnh suy tuyến giáp.

Tuy nhiên, dấu hiệu rụng tóc nhiều bất thường cũng có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, bạn cần phải gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Da ngứa và khô

Giống như tóc, các tế bào da cũng rất nhạy cảm với tín hiệu suy yếu của tuyến giáp.

Khi chu kỳ tái tạo da bình thường bị phá vỡ, da cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Điều này có nghĩa là lớp da chết bên ngoài sẽ tồn tại lâu hơn, tích lũy những vấn đề tiêu cực khiến nó khô sần, ngứa ngáy.

Ngoài ra, suy giáp đôi khi là do bệnh tự miễn. Điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng đến da khiến nó bị sưng, đỏ. Hội chứng này gọi là myxedema. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da bị khô và ngứa.

Khó tập trung và giảm khả năng ghi nhớ

Nhiều bệnh nhân suy tuyến giáp gặp rắc rối trong việc tập trung và ghi nhớ. Mức độ của triệu chứng này khác nhau ở từng người.

Trong một cuộc nghiên cứu với 14 người đàn ông và phụ nữ bị suy giáp, kết quả cho thấy những người này khó ghi nhớ các tín hiệu bằng lời nói. Ở một nghiên cứu khác, 22% cá nhân có nồng độ hormone giáp thấp cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi giải các đề toán có mức độ khó trung bình, 36% người có khả năng suy nghĩ chậm hơn và 39% người có bộ nhớ kém hơn người không mắc bệnh.

Khó tập trung và suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, điều đó có thể là dấu hiệu suy tuyến giáp.

Táo bón

Mức hormone giáp thấp cũng khiến đại tràng hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến bạn đi ngoài khó khăn hơn.

Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc nhuận tràng để cải thiện tình hình táo bón trước khi bắt đầu liệu trình điều trị bệnh suy tuyến giáp.

Nếu đã dùng nhiều cách để thoát khỏi táo bón nhưng không đạt hiệu qủa như mong đợi, bạn hãy nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp y tế. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn, khiến bạn bị đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực phẩm giúp dễ ngủ và thực phẩm gây mất ngủ

(24)
Mất ngủ không những khiến bạn khó chịu mà còn cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi trong những ngày sau. Nên ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ và tránh thực phẩm ... [xem thêm]

Lấy lại trí nhớ sau cơn đột quỵ

(52)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

8 cách sống chung với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

(80)
Bên cạnh áp dụng những phương pháp điều trị y tế, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để sống chung với căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế.Rối ... [xem thêm]

Bất ngờ với những lợi ích của tinh dầu bưởi

(40)
Ngày nay có nhiều loại tinh dầu được nhiều người ưa chuộng sử dụng vì những lợi ích mà nó mang lại. Tinh dầu bưởi cũng là một trong số đó. Vậy những ... [xem thêm]

10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

(43)
Ngày nay, nhiều bố mẹ bận rộn nên sẵn sàng cho con xem tivi để tránh bị làm phiền. Giờ đây, bố mẹ hãy suy nghĩ lại khi biết tác hại của xem tivi với trẻ ... [xem thêm]

9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui

(90)
Trong một vài trường hợp, bạn muốn tìm cách có kinh sớm để có thể thoải mái tham dự một sự kiện quan trọng hoặc đi chơi cùng gia đình vào đúng kỳ đèn ... [xem thêm]

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Tăng huyết áp

(86)
Tăng huyết áp, hay huyết áp cao, rất thường gặp ở những người bị đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2. Dù chưa biết lý do vì sao có sự tương quan đáng ... [xem thêm]

Dưỡng tóc bằng dầu ô liu có thật sự mang lại hiệu quả không?

(45)
Từ hàng nghìn năm nay, dầu ô liu đã được sử dụng trong ẩm thực và trong các phương pháp trị liệu tại nhà. Một số người cho rằng dưỡng tóc bằng dầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN