Thận ứ nước ở trẻ nhỏ: căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý

(4.33) - 11 đánh giá

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ là một bệnh lý cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn suy thận. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về bệnh này là một trong những điều cần thiết mà bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Đối với trẻ nhỏ, việc chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của trẻ là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường như cảm thấy khó chịu hoặc khóc khi đi tiểu thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám bởi nếu không chú ý, các triệu chứng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà đọng lại gây tắc nghẽn các mạch trong thận, khiến thận bị tổn thương hoặc sưng phù. Sự tắc nghẽn này thường xuất hiện ở niệu quản (các ống nối thận với bàng quang). Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh bẩm sinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai quả thận. Ngoài nguyên nhân bẩm sinh, cũng còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thận ứ nước ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều lý do dẫn đến thận ứ nước:

  • Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là sự hiện diện của sỏi thận. Nếu sỏi quá lớn, nó có thể chặn niệu quản, gây sưng thận.
  • Thận ứ nước cũng có thể là do khối u hoặc u nang ép vào niệu quản, gây tắc nghẽn.
  • Một nguyên nhân khác gây thận ứ nước có thể là do sự hiện diện của cục máu đông hoặc sẹo. Tình trạng này thường rất khó phát hiện.
  • Một số bé sinh ra với niệu quản hẹp, do đó thường dễ bị tắc nghẽn hơn.

Triệu chứng thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Một số triệu chứng của bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ:

  • Khóc khi đi tiểu và có biểu hiện đau
  • Đau ở vùng bụng dưới. Bé có thể khóc khi bạn nhẹ nhàng sờ nắn hoặc ấn vào vùng bụng dưới của bé
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Thường thấy buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt.

Nếu tình trạng bệnh không được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý quan sát trẻ để phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp.

Một trong số những tác dụng phụ thường gặp nhất của bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ là nó có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh này:

  • Đau lưng
  • Sốt
  • Nước tiểu đục
  • Đau khi đi tiểu, thể hiện qua việc bé khóc hoặc khó chịu

Chẩn đoán thận ứ nước ở trẻ nhỏ

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, việc chẩn đoán cần được thực hiện qua 2 bước. Bước đầu tiên là xác định tình trạng bệnh, sau đó là xác định nguyên nhân gây ra. Việc chẩn đoán có thể được thực hiện khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Chẩn đoán trước khi sinh

Trong thời gian mang thai, thận ứ nước thường được chẩn đoán thông qua việc siêu âm thai định kỳ. Nếu kích thước thận của bé hoặc nước ối có điều gì đó không đúng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn để theo dõi.

Chẩn đoán sau khi sinh

Bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm tiên tiến để đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng thận ứ nước ở trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể đề xuất một số xét nghiệm dưới đây:

  • Siêu âm thận (RUS): Xét nghiệm này tập trung vào hệ thống thận của bé để giúp bác sĩ có cái nhìn hoàn chỉnh nhất.
  • Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo khi tiểu (VCUG): Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào bàng quang của bé rồi truyền chất lỏng qua ống vào bàng quang. Chất lỏng này sẽ xuất hiện trên X-quang khi bàng quang được làm đầy và khi bé tiểu.
  • Chụp cắt lớp hạt nhân thận (MAG 3): Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ vào máu của bé. Từ đó, bác sĩ sẽ so sánh chức năng của cả hai quả thận cũng như xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Biến chứng của bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ

Nếu tình trạng thận ứ nước không được điều trị kịp thời hoặc không được chăm sóc đúng cách thì thận của bé có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài việc ngừng chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố, bài tiết chất thải, điều hòa lượng hồng cầu, bệnh này còn có thể dẫn đến nhiễm trùng và suy thận vĩnh viễn.

Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị được sử dụng cho bé sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và nguyên nhân gây ra bệnh. Một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định:

  • Theo dõi: Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ theo dõi hệ thống thận của bé thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bé dùng thuốc kháng sinh liều thấp để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị thận ứ nước đối với những trường hợp nặng. Nếu thận ứ nước là do sỏi thận, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi. Ngoài ra, một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị thận ứ nước phổ biến nhất hiện nay là phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận – niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi thấy bé có các dấu hiệu bất thường. Phần lớn các trường hợp bé bị thận ứ nước sẽ tự khỏi và bé chỉ làm phẫu thuật khi có sự chỉ định của bác sĩ. Quan trọng là bạn nên cho bé thực hiện đầy đủ các xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu và đưa bé đi khám sức khỏe thường xuyên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 cách giúp bạn khỏe hơn khi bị huyết áp thấp

(64)
Huyết áp thấp là một tình trạng bệnh có thể cải thiện được nếu như bạn nhận biết và điều trị bệnh từ sớm. Khi bị huyết áp thấp, bạn nên kết ... [xem thêm]

Tác dụng tuyệt vời của quả kiwi cho mẹ và bé

(83)
Ngoài hương vị thơm ngon tự nhiên, quả kiwi còn có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.Phụ nữ thường thèm ăn trong thời kỳ mang thai và phần lớn các mẹ ... [xem thêm]

Thai nhi 23 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(48)
Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổiThai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi 23 tuần tuổi, bé lúc này có kích thước cỡ một quả xoài lớn và ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kích thước của tử cung trong thai kỳ?

(70)
Kích thước của tử cung sẽ thay đổi ra sao trong quá trình mang thai? Tử cung sau khi sinh có trở lại được kích thước bình thường hay không?Bạn có biết rằng ... [xem thêm]

Bỏng

(90)
Tìm hiểu chungBỏng là bệnh gì?Bỏng có thể do nhiều tác nhân gây ra và là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là ... [xem thêm]

8 thói quen bạn tưởng xấu thật ra lại tốt cho sức khỏe

(14)
Chúng tôi đã thu thập được 13 kỹ năng sơ cứu và sinh tồn cực kỳ hiệu quả và cần thiết cho bạn. Dù không mong bạn gặp phải trường hợp cần dùng đến ... [xem thêm]

9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau

(54)
“Thành tích” của con là hay đánh bạn? Mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Trong tình huống này, bạn cần biết cách xử lý khi trẻ đánh nhau để bạo ... [xem thêm]

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh cho mẹ bầu mang thai tháng đầu

(20)
Chế độ ăn uống của mẹ bầu khi mang thai tháng đầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và sự tăng trưởng, phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN